Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Vật lý 8 bài 20 hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Video Vật lý 8 bài 20

Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? được THPT Lê Hồng Phong biên soạn hy vọng sẽ là là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức bài học và đạt kết quả tốt trong các bài thi, bài kiểm tra trên lớp.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

Chuyển động của các nguyên tử, phân tử

– Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng về mọi phía, chuyển động đó gọi là chuyển động nhiệt hỗn loạn, gọi tắt là chuyển động nhiệt hay còn gọi là chuyển động Brown.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

Hình 1.1. Chuyển động của hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brown

– Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Trong thí nghiệm của Brown nếu ta càng tăng nhiệt độ của nước thì chuyển động của các hạt phấn hoa càng nhanh, chứng tỏ các phân tử nước chuyển động càng nhanh và va đập vào các hạt phấn hoa càng mạnh.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

Hình 1.2. Sự va chạm của các phân tử nước vào hạt phấn hoa

Hiện tượng khuếch tán

Hiện tượng khi các phân tử, nguyên tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

a) Hiện tượng khuếch tán trong chất lỏng

Ví dụ: Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sunfat màu xanh. Do nước nhẹ hơn nên nổi ở trên, tạo thành mặt phân cách giữa nước và đồng sunfat. Sau một thời gian mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt ⇒ Nước và đồng sunfat đã hòa lẫn vào nhau.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

Cơ chế khuếch tán:

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

b) Hiện tượng khuếch tán trong chất khí

Hiện tượng khuếch tán có thể xảy ra cả trong chất khí đó là trường hợp các phân tử khí tự hòa trộn vào nhau.

Ví dụ: Mở nút lọ nước hoa trong phòng, do hiện tượng khuếch tán mà sau một thời gian ngắn, mọi người trong phòng đều ngửi thấy mùi nước hoa.

c) Hiện tượng khuếch tán trong chất rắn

Ví dụ:

– Lấy hai thỏi kim loại là vàng và chì mài thật nhẵn ép sát vào nhau. Sau vài năm, giữa hai thỏi hình thành một lớp hợp kim vàng và chì, có chiều dày khoảng 1mm.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

– Nhổ một cái đinh đã đóng vào gỗ rất lâu, quan sát lỗ đinh ta thấy phần gỗ trong lỗ đinh có màu của gỉ sét. Đó là kết quả của hiện tượng khuếch tán giữa các phân tử của đinh đã gỉ sét và các phân tử gỗ.

Tóm tắt lý thuyết Vật Lí 8 Bài 20

So với chất lỏng và chất khí thì hiện tượng khuếch tán xảy ra trong chất rắn rất chậm, cần phải có một thời gian khá dài mới có thể quan sát được hiện tượng này.

Chú ý: Để so sánh hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hay chậm trong các chất, ta căn cứ vào sự chuyển động nhanh hay chậm của các phân tử cấu tạo nên vật, hay nói cách khác là căn cứ vào nhiệt độ của vật. Nhiệt độ của vật càng cao tức là các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì hiện tượng khuếch tán xảy ra càng nhanh.

Giải bài tập SGK Vật Lí 8 Bài 20

Bài C1 (trang 71 SGK Vật Lý 8)

Quả bóng tương tự với hạt nào trong thí nghiệm của Brao – nơ?

Lời giải:

Quả bóng tương tự với hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao- nơ.

Bài C2 (trang 71 SGK Vật Lý 8)

Các học sinh tương tự với những hạt nào trong thí nghiệm của Brao – nơ?

Lời giải:

Các học sinh tương tự với những phân tử nước trong thí nghiệm của Brao- nơ.

Bài C3 (trang 72 SGK Vật Lý 8)

Tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động?

Lời giải:

Do các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn không ngừng. Trong khi chuyển động, các phân tử nước va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này không cân bằng, làm cho các hạt phấn hoa cũng chuyền động hỗn độn không ngừng.

Bài C4 (trang 72 SGK Vật Lý 8)

Đổ nhẹ nước vào một bình đựng dung dịch đồng sun phát màu xanh (H.20.4). Vì nước nhẹ hơn nên nổi ở trên tạo thành một mặt phân cách giữa hai chất lỏng.

Sau một thời gian, mặt phân cách này mờ dần rồi mất hẳn. Trong bình chỉ còn một chất lỏng đồng nhất màu xanh nhạt. Nước và dung dịch đồng sun phát đã hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán.

Hãy dùng những hiểu biết của mình về nguyên tử, phân tử để giải thích cho hiện tượng trên

Bài C4 (trang 72 SGK Vật Lý 8)

Lời giải:

Chúng dần hòa trộn vào nhau tạo thành chất lỏng màu xanh nhạt vì các phân tử nước và đồng sun phát đều chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía, các phân tử đồng sun phát có thể chuyển động lên trên, xen vào khoảng cách giữa những phân tử nước và ngược lại các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào giữa khoảng cách của các phân tử đồng.

Bài C5 (trang 73 SGK Vật Lý 8):

Tại sao trong nước hồ, ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều?

Lời giải:

Vì các phân tử không khí có thể nằm giữa khoảng cách của các phân tử nước. Đồng thời các phân tử không khí và các phân tử nước luôn chuyển động không ngừng nên dù nhẹ hơn, các phân tử không khí cũng không ‘nổi lên’ và thoát ra khỏi nước.

Bài C6 (trang 73 SGK Vật Lý 8)

Hiện tượng khuyếch tán có xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ không? Tại sao?

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán sẽ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ vì khi tăng nhiệt độ thì các phần tử, nguyên tử chuyển động nhanh hơn, chúng tự hòa trộn với nhau nhanh hơn.

Bài C7 (trang 73 SGK Vật Lý 8)

Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc đựng nước lạnh và một cốc đựng nước nóng. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

Lời giải:

Thuốc tím trong cốc nước nóng sẽ hòa tan nhanh hơn vì trong cốc nước nóng, nhiệt độ cao hơn nên các phân tử nước và các phân tử thuốc tím chuyển động hỗn độn nhanh hơn. Kết quả là hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn.

Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 19 có đáp án

Bài 1: Các chất được cấu tạo từ:

A. Tế bào

B. Các nguyên tử, phân tử

C. Hợp chất

D. Các mô

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các chất được cấu tạo từ tế bào.

B. Các chất được cấu tạo từ tác nguyên tử, phân tử.

C. Các chất được cấu tạo từ hợp chất.

D. Các chất được cấu tạo từ các mô.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm  Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) - Ngữ văn 12

Bài 3: …. được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Chọn câu trả lời đúng:

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Vật.

D. Chất.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 4: Chọn phát biểu sai?

A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất

C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại

D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A, B, C – đúng

D – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Chọn phát biểu đúng:

A. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

B. Phân tử là hạt chất nhỏ nhất.

C. Nguyên tử là một nhóm các phân tử kết hợp lại.

D. Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là phân tử.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.

C – sai vì: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

Xem thêm: Những mẫu chữ ký tên Trung đẹp nhất – TinDep

D – sai vì: Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 6: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A, C, D – đúng

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 7: Nguyên tử, phân tử có tính chất nào sau đây:

A. Chuyển động không ngừng.

B. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên.

C. Giữa các nguyên tử, phân tử có không khoảng cách.

D. Chuyển động càng chậm khi nhiệt độ càng cao.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.

C – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

D – sai vì: Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 8: Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

A. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại

D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A , B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía

C – sai vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

D – đúng

Đáp án cần chọn là: D

Bài 9: Chọn phát biểu sai khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử.

A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định.

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên.

D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A – đúng

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía

C – đúng

D – đúng

Đáp án cần chọn là: B

Bài 10: Hiện tượng khuếch tán là:

A. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau

B. Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc

D. Hiện tượng cầu vồng

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 11: Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau.

B. Hiện tượng khuếch tán là hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất nằm riêng biệt tách rời nhau.

C. Hiện tượng khi đổ nước vào cốc là hiện tượng khuếch tán.

D. Hiện tượng cầu vồng là hiện tượng khuếch tán.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 12: Khi đổ 200cm3 giấm ăn vào 250cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 450cm3

B. > 450cm3

C. 425cm3

D. < 450cm3

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 200cm3 giấm ăn vào 250cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 450cm3

Đáp án cần chọn là: D

Bài 13: Khi đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?

A. 250cm3

B. > 100cm3

C. 100cm3

D. < 200cm3

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 200cm3

Đáp án cần chọn là: D

Bài 14: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường để trong cốc nước, sau một thời gian nước trong cốc ngọt hơn ban đầu.

B. Miếng sắt để trên bề mặt miếng đồng, sau một thời gian, trên bề mặt miếng sắt có phủ một lớp đồng và ngược lại.

C. Cát được trộn lẫn với ngô.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Ở phương án C: Cát được trộn lẫn với ngô đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử => C – không phải là hiện tượng khuếch tán

Xem thêm: C2H2 + H2 → C2H6 – THPT Lê Hồng Phong

Đáp án cần chọn là: C

Bài 15: Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?

A. Đường tan vào nước.

B. Dung dịch đồng sunfat trong nước.

C. Thóc trộn lẫn với gạo.

D. Mở lọ nước hoa ở trong phòng, một thời gian sau cả phòng đều có mùi thơm.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Ta có: Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Xem thêm  Cách đặt tên con trai họ Nguyễn 4 chữ vừa ý nghĩa vừa không

Ở phương án C: Thóc được trộn lẫn với gạo đây là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử => C – không phải là hiện tượng khuếch tán

Xem thêm: C2H2 + H2 → C2H6 – THPT Lê Hồng Phong

Đáp án cần chọn là: C

Bài 16: Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra nhanh hơn.

B. Xảy ra chậm hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Khi nhiệt độ giảm thì hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn

Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Khi nhiệt độ giảm đi, các phân tử chuyển động chậm lại dẫn đến hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 17: Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra như thế nào?

A. Xảy ra nhanh hơn.

B. Xảy ra chậm hơn.

C. Không thay đổi.

D. Có thể xảy ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Khi nhiệt độ tăng thì hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn

Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 18: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:

Chọn câu trả lời đúng:

A. Khi giảm nhiệt độ của khối khí.

B. Khi tăng nhiệt độ của khối khí.

C. Khi cho khối khí dãn nở.

D. Khi tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng.

Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 19: Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh:

A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh, các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn.

C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn.

D. Cả A, B đều đúng.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Ta có: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

=> Ta hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh vì: Nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 20: Vì sao chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa?

A. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu

Đáp án cần chọn là: A

Bài 21: Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định là do trong chất khí:

A. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là rất yếu, các phân tử chuyển động tự do về mọi phía.

B. Các phân tử nhỏ, chúng bám vào nhau rất khó.

C. Lực liên kết giữa các phân tử là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.

D. Lực liên kết giữa các phân tử chất khí là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với chất rắn.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Chất khí không có hình dạng và thể tích xác định vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 22: Chọn câu đúng:

A. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất mạnh.

C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí không tồn tại.

D. Tất cả các ý đều sai.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa vì lực liên kết giữa các phân tử khí rất yếu.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 23: Tại sao chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa?

A. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn

Đáp án cần chọn là: B

Bài 24: Chọn câu đúng:

A. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng yếu.

B. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

C. Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng mạnh, chúng chỉ dao động xung quanh vị trí cân bằng.

D. Tất cả các ý đều sai.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Chất lỏng có thể tích xác định nhưng lại có hình dạng của phần bình chứa vì lực liên kết của các phân tử chất lỏng lớn hơn chất khí nhưng nhỏ hơn chất rắn.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 25: Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến đại lượng nào sau đây?

A. Khối lượng của vật.

B. Nhiệt độ của vật.

C. Thể tích của vật.

D. Trọng lượng riêng của vật.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Đáp án cần chọn là: B

Bài 26: Chọn phát biểu đúng:

A. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến trọng lượng riêng của vật.

B. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật.

C. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến thể tích của vật.

D. Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến khối lượng của vật.

Xem thêm  Cách giải Bài tập So sánh tính bazo của các Amin, Amino Axit hay

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh

Đáp án cần chọn là: B

Bài 27: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không chuyển động.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A – sai vì: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng, khí

B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật luôn chuyển động

C – đúng

D – sai vì: Các vật được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Xem thêm: C2H2 + H2 → C2H6 – THPT Lê Hồng Phong

Đáp án cần chọn là: C

Bài 28: Chọn câu trả lời đúng.

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra đối với chất lỏng và chất khí, không xảy ra đối với chất rắn.

B. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

C. Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động chậm đi.

D. Các vật được cấu tạo liền một khối.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A – sai vì: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng, khí

B – đúng

C – sai vì: Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh.

D – sai vì: Các vật được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử

Đáp án cần chọn là: B

Bài 29: Hiện tượng khuếch tán xảy ra với chất nào sau đây:

A. Chất khí

B. Chất lỏng

C. Chất rắn

D. Cả ba chất rắn, lỏng, khí

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí

Đáp án cần chọn là: D

Bài 30: Nhận định nào đúng:

A. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra với chất khí.

B. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra với chất lỏng.

C. Hiện tượng khuếch tán chỉ xảy ra với chất rắn.

D. Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả rắn, lỏng, khí.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Hiện tượng khuếch tán xảy ra với cả ba chất rắn, lỏng và khí

Đáp án cần chọn là: D

Bài 31: Trộn lẫn một khối lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng nhất?

A. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V = V1 + V2

B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V > V1 + V2

C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là: V < V1 + V2

D. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là: m < m1 + m2

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A, B, D – sai

C – đúng

Vì:

+ Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách nên khi trộn rượu và nước với nhau thể tích của chúng sẽ nhỏ hơn tổng thể tích của rượu và nước: V < V1 + V2

+ Mặt khác, rượu và nước vẫn giữ nguyên được số nguyên tử, phân tử => khối lượng của hỗn hợp chính bằng tổng khối lượng của rượu và nước: m = m1 + m2

Xem thêm: C2H2 + H2 → C2H6 – THPT Lê Hồng Phong

Đáp án cần chọn là: C

Bài 32: Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành

A. Nguyên tử.

B. Phân tử.

C. Vật.

D. Chất.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.

Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.

Đáp án cần chọn là: D

Bài 33: Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng quyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ:

A. các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

B. giữa các phân tử luôn có lực hút.

C. giữa các phân tử luôn có lực đẩy.

D. giữa các phân tử luôn có lực hút và lực đẩy.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Thí nghiệm của Brao-nơ chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 34: Hiện tượng nào sau đây chỉ do chuyển động nhiệt của các phân tử gây ra?

A. Dung dịch đồng sunfat khuếch tán vào nước.

B. Khi ép hai thanh chì mài nhẵn vào nhau thì chúng dính chặt lẫn nhau.

C. Khi có người mở một lọ nước hoa thì từ xa ta vẫn ngửi thấy mùi nước hoa.

D. Cả ba hiện tượng trên.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

A – đúng vì: dung dịch đồng sunfat khuếch tán chỉ hoàn toàn do chuyển động hỗn độn không ngừng của các phân tử.

B – sai vì: do lực hút phân tử.

C – sai vì: ngoài chuyển động nhiệt còn do gió mang phân tử đi nên từ xa có thể ngửi thấy được.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 35: Tại sao 1 kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1kg nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì phân tử nước trong hơi nước có thể tích lớn hơn phân tử nước trong nước.

B. Vì khối lượng riêng của hơi nước nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.

C. Vì phân tử nước trong nước có khối lượng lớn hơn phân tử nước trong hơi nước.

D. Vì khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước.

Xem thêm: Phú Quốc thuộc miền nào? Cẩm nang tư vấn du lịch Phú … – iDiaDiem

Lời giải:

Do khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước nên 1kg hơi nước có thể tích lớn hơn 1kg nước.

Đáp án cần chọn là: D

******************

Trên đây là nội dung bài học Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? do THPT Lê Hồng Phong biên soạn bao gồm phần lý thuyết, giải bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đầy đủ. Hy vọng các em sẽ nắm vững kiến thức về Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra trên lớp.

Biên soạn bởi: Trường THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Vật Lý 8

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
14 dấu hiệu cho thấy bạn là người đặc biệt sáng tạo, có thể chính
14 dấu hiệu cho thấy bạn là người đặc biệt sáng tạo, có thể chính