Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Viết đoạn văn về dế mèn hay nhất và đầy đủ nhất
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 bao gồm dàn ý chi tiết cùng 15 bài mẫu hay nhất sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Đồng thời giúp các em có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho bài thi sắp tới.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn
Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn
I. Mở đoạn:
– Giới thiệu về nhân vật Dế Mèn và tác giả Tô Hoài.
– Nêu cảm nhận chung của em về nhân vật.
II. Thân đoạn:
* Cảm nhận về nhân vật:
– Ngoại hình: khỏe mạnh và cường tráng:
- Là một chàng dế “thanh niên cường tráng”.
- Có “đôi càng mẫm bóng”, những chiếc vuốt “cứng” và “nhọn hoắt”, sợi râu “dài và uốn cong” trông rất “hùng dũng”,…
Xem thêm: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của niềm tin
– Tính cách:
- Kiêu căng, tự phụ, ích kỉ và không coi ai ra gì..
- Rất táo “tợn”, luôn “cà khịa” với mọi người..
- Thậm chí còn chê bài, khinh thường Dế Choắt – người hàng xóm ốm yếu của mình.
- Luôn trêu chọc mọi người.
- Kết quả của một lần trêu chọc chị Cốc của Dế Mèn đã khiến cho Dế Choắt phải mất mạng.
- Sau sự việc đó, Dế Mèn vô cùng ân hận, đó là bài học đầu tiên của cuộc đời Dế Mèn.
* Đánh giá
– Tô Hoài đã dựng lên hình ảnh Dế Mèn rất sinh động thông qua các biện pháp như so sánh, nhân hoá, …
– Thông qua Dế Mèn, tác giả muốn nhắn nhủ bài học về tính kiêu căng, tự phụ sẽ gây những hậu quả vô cùng đáng tiếc, làm ta phải ân hận suốt cuộc đời.
III. Kết đoạn:
Nêu cảm nghĩ, cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 1
Xem thêm: Bài Thơ Về Trăng Cho Bé ❤30+ Bài Thơ Về Ông Trăng Hay
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 2
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Dế Mèn gây ấn tượng bởi một ngoại hình khoẻ khoắn, là một chàng “thanh niên cường tráng” sống ở một bãi ven ao hồ. Bởi “ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực” vậy nên Dế Mèn có được một thân hình vô cùng đẹp đẽ với sợi râu “dài và uốn cong” nhìn rất đỗi “hùng dũng” hay những chiếc vuốt sắc “cứng” và “nhọn hoắt” ở khoeo,… Chàng ta lấy làm hãnh diện vô cùng về bề ngoài của mình. Chính vì khoẻ mạnh như thế nên Dế Mèn ta luôn huênh hoang, tự đắc, bắt nát hết thảy “mọi bà con trong xóm”, thậm chí còn lên tiếng khinh thường chàng Dế Choắt ốm yếu, tội nghiệp ở nhà bên. Chàng ta cũng hay bày trò quát nạt “mấy chị Cào Cào” hay “ghẹo anh Gọng Vó”,… và đỉnh điểm là việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc. Trò trêu chọc ấy của Dế Mèn đã khiến cho chàng ta một phen lao đao và tệ hại hơn là khiến cho anh hàng xóm Dế Choắt phải chết. Điều đó khiến Dế Mèn ân hận, day dứt đến vô cùng. Tô Hoài đã dựng nên bức chân dung sinh động của Dế Mèn bằng những biện pháp nhân hoá, so sánh,… hết sức độc đáo cùng một trí tưởng tượng vô cùng phong phú. Hình ảnh của Dế Mèn và bài học đầu đời của chàng ta đem đến cho chúng ta nhiều suy ngẫm.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 3
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Chàng dế có thân hình vô cùng cường tráng với “đôi càng” “mẫm bóng”, “những cái vuốt ở chân, ở khoeo” “nhọn hoắt”, hay “sợi râu” “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”,… Trái ngược với thân hình rất đỗi bóng bẩy ấy là một tính cách ngông cuồng, kiêu căng, tự phụ, “tợn lắm”, “dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm”. Dế Mèn hay xem thường và chọc ghẹo mọi người xung quanh. Và chính vì thói “trịch thượng” ấy, Dế Mèn đã gây nên cái chết đau đớn cho Dế Choắt – người hàng xóm “bẩm sinh yếu đuối” của mình khi bày trò trêu chọc chị Cốc. Bằng trí tưởng tượng phong phú và việc sử dụng linh hoạt các biện pháp nhân hoá, so sánh,… Tô Hoài xây dựng câu chuyện về thế giới loài vật đặc sắc,từ đó mang đến cho chúng ta bài học ý nghĩa. Thông qua hình ảnh của Dế Mèn, tác giả muốn gửi gắm thông điệp về tuổi trẻ, bài học về tác hại của thói kiêu căng, tự phụ, ích kỉ trong cuộc sống.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 4
Xem thêm: Những câu nói hay của các nhà văn nổi tiếng – Thủ Thuật Phần Mềm
Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài đã tái hiện hình ảnh của một chú Dế Mèn trẻ tuổi với tính cách “xốc nổi” cùng bài học “nhớ đời”, đầy ân hận. Dế Mèn vốn là một chàng dế “thanh niên cường tráng”. Không chỉ có “đôi càng mẫm bóng”, những cái vuốt “cứng” và “nhọn hoắt”, chàng ta còn có đôi cánh đẹp, “hai cái răng đen nhánh”, “sợi râu” “dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng”,… Qua những chi tiết miêu tả, ta thấy được vẻ oai nghiêm, khoẻ mạnh vô cùng của Dế Mèn. Thế nhưng đẹp đẽ và khoẻ mạnh là vậy, Dế Mèn lại có một tính cách vô cùng táo tợn, kiêu căng, tự phụ và không coi ai ra gì. Chàng ta “cà khịa với tất cả bà con trong xóm”, không bao giờ giúp đỡ người hàng xóm yếu đuối của mình là Dế Choắt, “quát nạt mấy chị Cào Cào”,… thậm chí còn bày trò trêu chọc chị Cốc vừa ăn xong. Và kết quả của hành động đó là cái chết đầy đau đớn của Dế Choắt. Cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn phải “ân hận”, ăn năn “ghi nhớ suốt đời” đồng thời nó cũng giúp Dế Mèn thức tỉnh về bản thân mình. Bằng trí tưởng tượng phong phú và những biện pháp so sánh, nhân hóa,… nhà văn Tô Hoài đã xây dựng lên hình tượng chú Dế Mèn để lại bao xúc cảm trong lòng người đọc. Với nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, cách xây dựng hệ thống nhân vật độc đáo, tác giả đã đưa tác phẩm đến gần với người đọc hơn. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” đã đem đến cho chúng ta bài học về thói kiêu căng, ngạo mạn trong cuộc sống. Thói kiêu căng, ngang tàng sẽ gây ra những hậu quả khôn lường, khiến ta phải ân hận suốt đời.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 5
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.
Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 6
Dể Mèn phiêu lưu ký là một truyện đồng thoại đặc sắc của nhà văn Tô Hoài.Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.Có điều đáng mừng là bản chất Dế Mèn không phải là độc ác. Các thói hư tật xấu đã nói ở trên chỉ là những biểu hiện non yếu nhất thời của tuồi trẻ. Do đó, cái chết của Dế Choắt đã khiến Dế Mèn tỉnh ngộ, hội hận và đau xót. Có lẽ mọi người đọc truyện cũng giống như em, tuy căm giận Dế Mèn nhưng cũng đồng tình với Dế Choắt mà dung tha cho chú một lần để chú xem đây là một bài học nhớ đời mà quyết tâm thay đổi chính mình.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 7
Dế Mèn trong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đờ nhưng vô cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ , gây tai họa cho kẻ khác. Chính trò nghịch ngợm vô trách nhiệm của Dế Mèn đã khiến Dế Choắt phái trả nợ oan bằng chính tính mạng của mình.Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 8
Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là “hôi như chuột” rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 9
Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho thiếu nhi Việt Nam.Qua đó, tác giả đã thể hiện những khát vọng đẹp đẽ,trong sáng của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên.Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ.Tự cho mình là mạnh nhất thiên hạ. Chú tuổi còn trẻ nên còn ngông cuồng và có tính tự lập cao. Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất ân hận, hối lỗi và từ sự việc đó rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.’
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 10
Dế Mèn là một chú dế trưởng khỏe mạnh, cường tráng “tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ, đôi càng mẫm bóng, đôi cánh chắc khỏe” và để có được một thân hình và sức khỏe như vậy là nhờ chú “ăn uống điều độ và luôn luôn cố gắng rèn luyện thân thể”. Ở dế Mèn có một đức tính đáng được khen ngợi, đó chính là cuộc sống tự lập. Ngay khi được mẹ cho ra ở riêng thì dế Mèn vốn vẫn rất tự tin vào bản thân mình, tin rằng mình có thể tự mình sống tốt. Chú đã đào cái hang vốn rất nông của mình thành một ngôi nhà rộng rãi, có đầy đủ phòng trước, phòng sau, phòng trên, phòng dưới. Đây vừa là nơi nghỉ ngơi, nhưng cũng đồng thời là nơi trú ẩn mỗi khi gặp nguy hiểm. Nhưng cuộc đời vốn rất phức tạp, không hề bằng phẳng như những gì dế mèn suy nghĩ, khi mới bước chân vào đường đời thì Dế Mèn đã có một bài học nhớ đời.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 11
Xem thêm: Bài Thơ Về Trăng Cho Bé ❤30+ Bài Thơ Về Ông Trăng Hay
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 12
Dế mèn trong bài “Bài học đường đời đầu tiên” được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;… nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh… bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu… to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc…, Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu… dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,…). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 13
Đoạn trích ” Bài học đường đời đầu tiên” đã để lại cho người đọc những suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn. Trước hết Dế Mèn là chú dế có ngoại hình đẹp, một chàng Dế thanh niên cường tráng. Điều đó được thể hiện qua các chi tiết ” đôi càng tôi mẫm bóng”, ” Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”, ” Dôi cánh… dài kín xuống tận chấm đuôi”.Vậy nên chú càng ngày càng cho mình là giỏi, là tay ghê gớm, là sắp đứng dầu thiên hạ, càng trở nên hung hăng hống hách, thích bắt nạt những con vật nhỏ bé xung quanh. Đỉnh điểm đó là việc trêu đùa chị Cốc đã dẫn đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Lúc đầu thì huênh hoang trêu chị Cốc nhưng người nhận lấy hậu quả lại là người vô tội, Dế Choắt. Sự việc đau lòng này đã làm cho Dế Mèn tỉnh ngộ và nhận ra cái xấu, cái tai hại của những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình. Dế Mèn cũng biết hối hận, và rút ra bài học sâu sắc, bài học đầu tiên trong đời Dế Mèn: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi củng mang vạ vào mình.Qua nhân vật Dế Mèn, nhà văn Tô Hoài đã đem đến bài học đạo lý vừa nhẹ nhàng, vừa sâu sắc, thấm thía cho người đọc.
Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 – Mẫu 14
Dế Mèn trong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” hiện lên ngây thơ, tự tin, yêu đời nhưng cùng kiêu căng, hung hăng, hống hách với những cử chỉ khờ dại, việc làm thiếu suy nghĩ, gây tai hoạ cho kẻ khác. Những đặc điểm ấy của chú tuy là của một con dê mới lớn nhưng lại mang những nét tâm lý, những nết tốt, những ước mơ, những tật xấu thói hư, những thành công, những vấp ngã (từ ghép) đầu đời quen thuộc của tuổi nhỏ chúng ta hôm nay. Khiến ta lưu luyến (từ láy) mãi không quên. Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà vần Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.
*********
Trên đây là 14 bài mẫu Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Dế mèn lớp 6 hay nhất do thầy cô biên soạn và tổng hợp. Hy vọng, các em học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình và đạt điểm cao trong các bài kiểm tra trên lớp.
Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong
Chuyên mục: Giáo Dục
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan