Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Viết đoạn văn ngắn về người phụ nữ việt nam hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Cảm nghĩ về người phụ nữ Việt Nam – Bài 1
Mỗi đất nước trên thế giới đều tươi đẹp nhưng không phải vẻ đẹp của nước nào cũng giống nước nào. Mỗi đất nước có một nét đẹp đặc trưng riêng. Nước VN tôi cũng tự hào vì là một đất nước tươi đẹp. Tươi đẹp vì nhiều yếu tố khác nhau, nhưng quan trọng nhất vẫn là con người VN. Nổi bật trong đó là vẻ đẹp của người phụ nữ VN.
Sống dưới xã hội xưa với bao nhiêu cổ tục lễ giáo khắt khe, người phụ nữ vẫn sáng lên vẻ đẹp bề ngoài lẫn bên trong. Họ là phái đẹp, là phái vốn dĩ phải đc yêu thương. Thế nhưng do chế độ phong kiến mà họ bị đẩy xuống tận cùng của xã hội. Tuy phải chịu đựng những lễ giáo như vậy nhưng người phụ nữ VN vẫn giữ cho mình nhưng phẩm chất cao đẹp.Họ trung hậu, đảm đang, lo toan cho gia đình. Khi ra chiến trường thì lại mạnh mẽ, kiên cường.
Người phụ nữ VN dưới xã hội phong kiến là hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp nhưng lại bị vùi dập trong chế độ thối nát. Điều đó đã đc thể hiện qua bài thơ “Bánh trôi nước” của Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Xem thêm: Soạn bài Luyện tập phân tích và tổng hợp ngắn nhất – Soạn văn lớp 9
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.”
Trước hết,người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu:”Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Bà không dùng “khuôn mặt hình trái xoan”, hay “đôi mày hình lá liễu” để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ, trái lại bà dùng hình tượng “tròn”, “trắng” để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn.Bên cạnh đó, điệp từ “vừa” càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi:”Bảy nổi ba chìm với nước non”.Được cha mẹ sinh ra để làm người, nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình, cuộc đời họ do người khác định đoạt. Nàng Vũ Nương thuỳ mị nết na, đức hạnh thuỷ chung, chồng ra trận nàng ở nhà một thân một mình nuôi mẹ già, con thơ. Nàng đã làm tròn bổn phận của một người con, người vợ, người mẹ trong gia đình. Vậy mà do sự đa nghi ghen tuông quá mức, nàng bị chồng nghi cho là thất tiết. Nàng đã phải lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sạch của mình. Câu chuyện mang đến cho chúng ta một thông điệp: trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc. Cùng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào nặn xô đẩy:”Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.Dù bị xã hội xô đẩy nhưng họ vẫn giữ được phẩm giá, tâm hồn cao đẹp của mình. Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo. Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều. Hai từ thân em được đặt trước chiếc bánh, chiếc bánh được nhân hoá, đó chính là lời tự sự của người phụ nữ. Nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện lên rõ nét hơn. Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang than oán về số phận hẩm hiu. Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành bảy nổi ba chìm đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ. Hơn nữa, Hồ Xuân Hương còn sử dụng quan hệ từ “mặc dầu-mà” để chỉ sự đối lập, tương phản. Sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng trong tâm hồn con người. Từ vẫn thể hiện sự khằng định, quả quyết vượt trên số phận để giữ tấm lòng son. Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình. Dẫu cho cuộc đời cay đắng, nhào nặn, xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Xem thêm: 1001 stt chửi có văn hóa, khéo mà độc, thâm sâu hay nhất
Bài thơ chỉ có bốn câu, đề tài bình dị nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo cho viên bánh trôi nước mang vẻ đẹp sáng ngời của viên ngọc lấp lánh nhiều màu. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng, ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và giá trị nhân phẩm của mình.
Khi xã hội xưa sụp đổ, người phụ nữ đã tìm đc vị trí của mình trong xã hội và tham gia vào chiến trường giải cứu đất nước. “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” – đó là 8 chữ vàng mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến. Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều câu hát về họ: “Cô gái miền quê ra đi cứu nước, mái tóc xanh xanh tuổi trăng tròn…” Trong hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, nhiều cô gái trẻ đã dành trọn những tháng năm đẹp nhất của cuộc đời mình chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Có thể khẳng định, hình tượng người phụ nữ Việt Nam xuyên suốt trong nhiều ca khúc cách mạng. Họ hiện lên trong âm nhạc với vẻ đẹp vốn có và đã trở thành nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Cùng với giai đoạn của lịch sử, chân dung của họ qua âm thanh ngày càng được phong phú và hoàn thiện. Giai điệu âm thanh ngày càng có ý nghĩa hơn, giàu sức thuyết phục hơn khi họ đã và đang luôn luôn là đề tài hấp dẫn cho văn nghệ bởi chính cái đẹp tiềm ẩn. Họ là phái đẹp. Cho tới nay, ấn tượng sâu đậm nhất vẫn là tính anh hùng ca trong các ca khúc Việt Nam hiện đại, viết về người phụ nữ: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn đã nêu bật phẩm giá cao đẹp của người anh hùng Võ Thị Sáu, thà chết chứ không chịu khuất phục trước kẻ thù trong bài “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”(1958). Nhạc sĩ Hoàng Hiệp lại thông qua một việc làm âm thầm, bền bỉ của người phụ nữ qua hàng chục năm dài với hình tượng “Mẹ vẫn đào hầm từ lúc tóc còn xanh, nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc” qua bài hát “Đất quê ta mênh mông” dựa ý thơ của Dương Hương Ly để nói lên phẩm chất anh hùng ấy. Nếu trong tác phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và Hoàng Hiệp, đối tượng miêu tả là những người phụ nữ có thật trong đời sống thì nhiều bài hát khác, hình ảnh người phụ nữ lại được tái tạo một cách điển hình trong nhiều bình diện đa chiều của hiện thực đời sống: Đó là lòng quả cảm vượt qua hiểm nguy của các cô gái giao liên đưa các chiến sĩ ra ngoài mặt trận trong bài: “Qua sông” (1963) của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn. Đó là những niềm vui yêu đời của những cô gái thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn đi cứu nước trong các bài hát “Cô gái mở đường” (1966) của nhạc sĩ Xuân Giao, “Đường Trường Sơn xe anh qua” (1971) của nhạc sĩ Văn Dung,. Đó là những cô gái đối mặt với đạn bom góp phần làm nên chiến thắng trong các bài hát: Cô gái Sài Gòn đi tải đạn của Lư Nhất Vũ (1968), Dân quân Châu yên bắn rơi máy bay (1967) của Trọng Loan…Tất cả đề nói lên tinh thần bất khuất, ý chí vững vàng của người phụ nữ VN trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Qua đó thể hiện một vẻ đẹp tâm hồn toàn diện của người phụ nữ VN.
Vẻ đẹp của người phụ nữ VN in dấu ấn đậm trong thơ ca, nhạc, họa, điêu khắc… và mãi bất tử với thời gian. Họ đã góp phần làm nên vẻ đẹp của văn hoá dân tộc. Chúng ta hãy cùng chia sớt nỗi đau của các mẹ, các chị trong quá khứ, và cùng vui, cùng tự hào với những gì mà các mẹ, các chị đã góp phần làm nên vẻ đẹp của phụ nữ trong cuộc sống hôm nay và mai sau.
Cảm nghĩ về người phụ nữ Việt Nam – Bài 2
Người phụ nữ chính là một hình ảnh đẹp mà mọi người nghĩ đến. Người phụ nữ với tấm lòng nhân hậu, vị tha, với thiên chức làm mẹ, làm vợ là tình thương sưởi ấm gia đình, sưởi ấm tâm hồn mỗi người chúng ta. Từ xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam đã có truyền thống chống giặc ngoại xâm. Trong các công cuộc dựng nước và giữ nước, nước ta đã có rất nhiều vị nữ tướng như: Bà Trưng, Bà Triệu,… đã làm cho quân giặc nhiều phen kinh hồn bạt vía. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã xuất hiện nhiều gương chiến đấu hi sinh anh dũng của các chị: Võ Thị Sáu, Nguyễn Thị Minh Khai, Mạc Thị Bưởi,…. Trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật nhiều phụ nữ là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Bà huyện Thanh Quan, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Xuân Quỳnh,…. Tùy thuộc vào giai đoạn, hoàn cảnh lịch sử mà nét đẹp của người phụ nữ được nhấn mạnh ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Xem thêm: Phân tích Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam – Thủ thuật
Khổng Tử – nhà triết gia nổi tiếng Trung Quốc đã đưa ra thuyết “Tam tòng, tứ đức” với các chuẩn mực: Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Đây là các chuẩn mực cơ bản mà mỗi người phụ nữ cần tu luyện và hoàn thiện bản thân mình.Ứng với mỗi xã hội, mỗi một thời kì lịch sử, những bối cảnh khác nhau thì việc hiểu và vận dụng Công – Dung – Ngôn – Hạnh cũng khác nhau.
Theo quan niệm xưa, chữ “Công” được hiểu là nữ công gia chánh, tề gia nội trợ, may vá thêu thùa, nuôi dạy con cái khỏe mạnh, chăm ngoan. Trong thời kì kháng chiến cống Pháp và chống Mĩ chuẩn mức của người phụ nữ là: Trung hậu, đảm đang, trung với nhà, với chồng con đi xa, với dân với đồng bào. Chữ “Dung” được hiểu là vẻ đẹp hình thức, dáng vẻ bên ngoài. “Dung” có nghĩa là “dung nhan”. Chuẩn mực về vẻ đẹp với người phụ nữ xưa là vẻ đẹp thùy mị, nết na, kín đáo, duyên dáng. “Ngôn” là lời nói nhã nhặn, kín đáo, nhỏ nhẹ, dễ nghe; phải gọi dạ bảo vâng…. Lời nói đẹp còn phải gắn liền với cử chỉ đúng phép tắc, thể hiện sự đoan trang, thùy mị, nết na. “Ngôn” đòi hỏi người phụ nữ phải biết nói đúng lúc, đúng chỗ, đúng phép tắc. Chuẩn mực trong ngôn từ giao tiếp luôn là điều cần thiết đối với tất cả mọi người bởi nó là phương tiện để thể hiện nét đẹp văn hóa của con người. “Hạnh” là chuẩn mực thứ tư của người phụ nữ cũng là chuẩn mực quan trọng nhất của người phụ nữ. “Hạnh” trong “Tứ đức” chỉ đạo đức, lòng nhân hậu, thủy chung, giàu tình yêu thương, giữ trọn nề nếp gia phong. Đức hạnh của người phụ nữ được thể hiện qua các mối quan hệ: vợ – chồng, cha mẹ – con cái…
Trong xã hội hiện nay, người phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong gia đình mà còn có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lí nhà nước, kinh doanh, khoa học kĩ thuật,… nên “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” không còn nguyên nghĩa như thời xưa mà còn được mở rộng thêm, phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Chữ “Công” ngày nay của người phụ nữ đã có phần khác xưa. Những công việc trong gia đình không còn vất vả nhiều như trước vì được chồng con chia sẻ hoặc có thể thuê người giúp việc. Tuy thế nhưng muốn để việc bếp núc trong gia đình hay chăm sóc con cái đạt được kết quả tốt nhất thì vẫn rất cần đến bàn tay của người phụ nữ. Người phụ nữ vẫn có vai trò quan trọng trong vấn đề này. Ngoài ra, họ còn phải tham gia lao động, sản xuất, tham gia các công việc xã hội để mang lại thu nhập cho gia đình và đóng góp cho xã hội. Chữ “Dung” là cái đẹp và vẻ đẹp của người phụ nữ hiện nay, nó trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Làm đẹp luôn là nhu cầu tất yếu của mọi người. Mỗi thời đại có những quan điểm đánh giá vẻ đẹp khác nhau nhưng nhìn chung họ vẫn chú trọng đến vẻ đẹp bên trong tâm hồn của mỗi con người. Xu hướng của xã hội ngày nay đang khuyến khích chị em phụ nữ làm đẹp vì họ cho rằng: “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp”, nhưng có nhiều phụ nữ quá chú trọng về mặt hình thức, thẩm mỹ viện, trang phục này, trang phục kia mà không biết rằng cái đẹp hình thức phải đi đôi và kết hợp với cái đẹp nội dung. Vì thế, chúng ta cần cư xử sao cho đúng mực, không vượt quá giới hạn cho phép. “Ngôn” vẫn là lời ăn tiếng nói của người phụ nữ. Với nhịp độ phát triển của xã hội, công việc của người phụ nữ đòi hỏi họ không thể lúc nào cũng khuôn phép thưa, bẩm, dạ, vâng. Ngôn từ đang dần được trí tuệ hóa, khoa học hóa, nó càng ngắn gọn súc tích, chứa đựng hàm lượng thông tin lớn. Người phụ nữ hiện nay đã có thể nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình. “Hạnh” là cái đẹp từ tâm hồn, cái đẹp này còn quan trọng hơn cả cái đạp hình thức bên ngoài, nhiều phụ nữ ngày nay đẹp lên nhờ những loại mỹ phẩm khác nhau nhưng những thứ đó đều có tiền là mua được song vẻ đẹp tâm hồn thì không thể nao mua được.
Dù ở thời đại nào thì “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” vẫn là “Khuôn vàng, thước ngọc” đối với người phụ nữ Việt Nam ta. Nó đã, đang và sẽ mãi là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam ta.
Thống kê tìm kiếm
- https://kenhhocsinh com/cam-nghi-ve-nguoi-phu-nu-viet-nam
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan