Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Cùng Đọc tài liệu đi vào phần Kết nối đọc – viết trang 76 thuộc nội dung phần Trả lời câu hỏi: Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia lớp 10 Kết nối tri thức thuộc Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1.
Câu hỏi: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.
Hướng dẫn:
Xem thêm: Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
Đoạn văn tham khảo số 1:
Dù ở bất kì thời điểm nào thì việc trọng dụng người tài vẫn luôn là việc cần thiết của mỗi quốc gia. Hiền tài là những con người có học thức, trí tuệ, giỏi giang hơn người và nhân cách tốt đẹp. Trọng dụng người tài không chỉ có ý nghĩa với bản thân người đó mà còn đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc. Từ xưa đến nay, nhờ có những bậc hiền tài như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh,…. chúng ta mới được sống trong một đất nước hoà bình, thịnh vượng như hiện tại. Nếu không có tri thức và không biết vận dụng tri thức một cách đúng đắn, con người và xã hội sẽ không thể phát triển. Những người tài giỏi luôn biết đưa ra những phương án, cách giải quyết hiệu quả, có được những phương pháp tối ưu, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Không những thế, họ còn có khả năng nắm bắt thời thế, tiếp thu những xu hướng và sáng tạo ra những cái mới. Vì vậy, trọng dụng người tài vừa giúp họ cảm thấy được tôn trọng mà ra sức cống hiến, vừa là tấm gương, động lực để những người khác cùng noi theo.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài số 2:
Xem thêm: Ý nghĩa tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Trần Nhân Trung từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Quốc gia hưng hay thịnh phụ thuộc vào tư tưởng, trí tuệ của hiền tài, bởi vậy mà việc trọng dụng hiền tài là rất cần thiết. Hiền tài là những con người có học thức, có trí tuệ, giỏi giang hơn người khác và quan trọng là có nhân cách tốt đẹp. Người vừa có tài, có khả năng hoàn thành mọi công việc; vừa có đức, có phẩm chất đạo đức biết sống hết mình vì mọi người, biết cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư,… mới là hiền tài chân chính, là người được quốc gia trọng dụng, đưa đất nước phát triển về mọi mặt. Việc trọng dụng hiền tài là không thể thiếu trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ xưa các bậc đế vương đã biết kêu gọi hiền tài, đề ra những chính sách hấp dẫn người tài giỏi, đưa ra những ích lợi, phần thưởng xứng đáng. Trong kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã bao lần kêu gọi hiền tài góp sức cho đất nước. Dưới sự kêu gọi của Người, rất nhiều người đã đứng lên đóng góp tài năng và trí tuệ của mình: các bậc trí thức tân tiến tài giỏi như Vũ Đình Tụng, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Giàu, … Dưới sự đóng góp của họ, đất nước ta đã chiến thắng các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ để bước vào nền độc lập, hòa bình, dân chủ. Nếu hiền tài không được kêu gọi, không được trọng dụng thì đất nước ta sẽ chẳng có sự hưng thịnh như ngày nay. Vì vậy, noi theo tấm gương của các bậc đế vương và Hồ chủ tịch, Đảng và Nhà nước ta hiện nay vấn luôn đề cao vai trò của việc trọng dụng hiền tài, kêu gọi hiền tài đóng góp công sức cho đất nước.
Đoạn văn tham khảo số 3:
Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng : “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Có thể nói tư tưởng ông là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những người vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội, góp phần cải biên xã hội, thúc đẩy xã hội vận động. Để xây dựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì đức độ, nhân cách của họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong số đó không phải ai cũng là hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ về lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng việc trọng dụng hiền tài đúng đắn của một quốc gia có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước.
Xem thêm: Top 40 Phân tích bài thơ Tây Tiến khổ 1 (hay nhất) – VietJack.com
Xem thêm các câu hỏi trong bài học:
- Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?
- Việc dựng bia có phải để vinh danh người đỗ đạt hay không?
- Tìm trong đoạn 2 của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng
- Một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh
- Xác định luận đề của văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
- Xét về nội dung, đoạn 3 có mối quan hệ như thế nào với đoạn 2?
- Bạn hãy khái quát về nội dung đoạn 4 và nó đảm nhận chức năng gì
- Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách
- Dẫn chứng lịch sử làm sáng tỏ: Vì vậy các đấng thánh đế minh vương
- Tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm
Trên đây là gợi ý Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của bạn về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài trong phần Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
– Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới –
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan