[SGK Scan] Lão Hạc – Sách Giáo Khoa

[SGK Scan] Lão Hạc – Sách Giáo Khoa

Dưới đây là danh sách Văn bản lão hạc hay nhất và đầy đủ nhất

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Ngắn Gọn)
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 8 (Cực Ngắn)
  • Giải Vở Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8
  • Tác Giả – Tác Phẩm Văn Lớp 8
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 8
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, đồng thời hiểu được niềm thương cảm, sự trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Hiểu được thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh. Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản.- – ܐVẢN BẢN38LÃO HACLão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm. Tôi đã thông điếu và bỏ thuốc” rồi. Tôi mời lão hút trước. Nhưng lão không nghe.- Ông giáo hút trước đi.Lão đưa đóm cho tôi…= Tôi xin cụ.Và tôi cầm lấy đóm, vo viên một điếu. Tôi rít một hơi xong, thông điếu rồi mới đặt vào lòng lão. Lão bỏ thuốc, nhưng chưa hút vội Lão cầm lấy đóm, gạt tản, và bảo:- Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ!Lão đặt xe điếu°, hút. Tôi vừa thở khói vừa gà gào đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi. Tôi lại biết rằng: lão nói là nói để đó đấy thôi, chẳng bao giờ lão bán đâu. Vả lại, có bán thật nữa thì đã sao ? Làm quái gì một con chó mà lão có vẻ băn khoăn quá thế !.Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc người ta tê dại đi trong một nỗi đê mê nhẹ nhõm. Lão Hạc ngồi lặng lẽ, hưởng chút khoái lạc con con ấy. Tôi cũng ngồi lặng lẽ. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Tôi quý chúng có lẽ còn hơn những ngón tay tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lí“) chỉ vẻn vẹn có một cái va-li đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu ! Tôi đã nguyện giữ chúng suốt đời, để lưu lại cái kỉ niệm một thời chăm chỉ, hăng hái và tin tưởng đầy những say mê đẹp và caovọng”; mỗi lần mở một quyển ra, chưa kịp đọc dòng nào, tôi đã thấy bừng lên trong lòng tôi như một rạng đông, cái hình ảnh tuổi hai mươi trong trẻo, biết yêu và biết ghét. Nhưng đời người ta không chỉ khổ một lần. Mỗi lần cùng đường đất sinh nhai” và bán hết mọi thức rồi, tôi lại phải bán đi một ít sách của tôi. Sau cùng chỉ còn có năm quyển, tôi nhất định dù có phải chết cũng không chịu bán. Ấy thế mà tôi cũng bán ! Mới cách đây có hơn một tháng thôi, đứa con nhỏ của tôi bị chứng lị gần kiệt sức. Không ! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi. Tôi nghĩ thầm trong bụng thế. Còn lão Hạc, lão nghĩ gì ? Đột nhiên” lão bảo tôi: – Này ! Thằng cháu nhà tôi, đến một năm nay, chẳng có giấy má” gì đấy, ông giáo ạ! Ả ! Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão. Nó đi cao su” năm sáu năm rồi Hổi tôi mới về, nó đã hết một hạn công ta”. Lão Hạc đem thư của nó sang, mượn tôi xem. Nhưng nó xin đăng”’} thêm một hạn nữa. Lão vội cắt nghĩa cho tôi hiểu tại sao lão đang nói chuyện con chó lại nhảy vọt sang chuyện thằng con như vậy: – Con chó là của cháu nó mua đấy chứ !. Nó mua về nuôi, định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt. Ấy ! Sự đời lại cứ thường như vậy đấy. Người ta định rồi chẳng bao giờ người ta làm được. Hai đứa mênhau lắm. Bố mẹ đứa con gái biết vậy, nên cũng bằng lòng gả. Nhưng họ thách” nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu… cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc. Lão Hạc không lo được. Ý thằng con lão thì nó muốn bán vườn, cố lo cho bằng được. Nhưng lão không cho bán. Ai lại bán vườn đi mà lấy vợ ? Vả lại bán vườn đi, thì cưới vợ, về ở đâu? Với lại, nói cho cùng nữa, nếu đằng nhà gái họ cứ khăng khăng đòi như vậy, thì dẫu có bán vườn đi cũng không đủ cưới. Lão Hạc biết vậy đấy, nhưng cũng không dám xẵng”. Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng” bỏ đám này để dùi giắng” lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ ?…Lạy trời lạy đất! Nó cũng là thằng khá, nó thấy bố nói thế thì thôi ngay, nó không đả động đến việc cưới xin gì nữa. Nhưng nó có vẻ buồn. Và lão biết nó vẫn theo đuổi con kia mãi. Lão thương con lắm. Nhưng biết làm sao được ?… Tháng mười năm ấy, con kia đi lấy chồng; nó lấy con trai một ông phó lí”, nhà có của Thằng con lão sinh phẫn chí”. Ngay mấy hôm sau, nó ra tỉnh đến sở mộphu(*), đưa thẻ(”, kí giấy xin đi làm đồn điền cao su. Lão rân rấn nước mắt, bảo tôi: – Trước khi đi, nó còn cho tôi ba đồng bạc, ông giáoạ. Chả biết nó gửi thẻ xong, vay trước được mấy đồng, mà đưa về cho tôi ba đồng. Nó đưa cho tôi ba đồng và bảo: “Con biếu thầy ba đồng để thỉnh thoảng thầy ăn quà, xưa nay con ở nhà mãi2940cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo , thầy bòn vườn” đất với làm thuê làm mướn thêm cho người ta thế nào cũng đủ ăn, con đi chuyến này cố chí làm ăn, bao giờ có bạc trăm con mới về, không có tiền, sống khổ sống sở ở cái làng này, nhục lắm !…”. Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?…Lão Hạc ơi! Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão. Lão chỉ còn một mình nó để làm khuây. Vợ lão chết rồi. Con lão đi bằn bặt, Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn ? Những lúc buồn, có con chó làm bạn thì cũng đỡ buồn một chút. Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự”. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắtrận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn. Những buổi tối, khi lão uống rượu, thì nó ngồi ở dưới chân. Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó. Lão bảo nó thế này: – Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy. Hơn ba năm. Có đến ngót bốn năm. Không biết cuối năm nay bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ, thì nó giết cậu. Liệu hồn cậu đấy ! Con chó vẫn hếch mõm lên nhìn, chẳng lộ một vẻ gì, lão lừ mắt nhìn trừng trừng vào mắt nó, to tiếng doại: – Nó giết mày đấy ! Mày có biết không? Ông cho thì bỏ bố ! Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng để lấy lòng chủ. Lão Hạc nạt to hơn nữa: – Mừng à? Vẫy đuôi à? Vẫy đuôi thì cũng giết! Cho cậu chết ! Thấy lão sừng sộ quá, con chó vừa vẫy đuôi vừa chực lảng. Nhưng lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí: – Ả không! Ả không! Không giết cậu Vàng đâu nhỉ!… Cậu Vàng của ông ngoan lắm! Ông không cho giết. Ông để cậu Vàng ông nuôi. Lão buông nó ra để nhấc chén, ghé lên môi uống, Lão ngẩn mặt ra một chút, rồi bỗng nhiên thở dài. Rồi lão lẩm bẩm tính. Đấy là lão tính tiền bòn vườn của con. Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ mao mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng”, dê sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu”. Hồi ấy, mọi thức còn rẻ cả. Của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Lớp°) trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ đểta ăn đâu! Nó không có tiền cưới vợ, phẫn chí bước ra đi, thì đến lúc có tiền để lấy vợ, mới chịu về. Ta bòn vườn của nó, cũng nên để ra cho nó; đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta thêm vào với nó, nếu nó có đủ tiền cưới vợ, thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn…”. Lão tự bảo lão như thế, và lão làm đúng như thế. Lão làm thuê để kiếm ăn. Hoa lợi°) của khu vườn được bao nhiêu, lão để riêng ra. Lão chắc mẩm” thế nào đến lúc con lão về, lão cũng có được một trăm đồng bạc.Lão lắc đầu chán nản, bảo tôi:Ау thế mà bây giờ hết nhẵn, ông giáo ạ! Tôi chỉ ốm có một trận đấy thôi. Một trận đúng hai tháng mười tám ngày, ông giáo ạ! Hai tháng mười tám ngày đã không làm ra được một xu, lại còn thuốc, lại còn ăn. Ông thử tính ra xem bao nhiêu tiền vào đấy ?…Sau trận ốm, lão yếu người đi ghê lắm. Những công việc nặng không làm được nữa. Làng mất vé sợi”, nghề vải đành phải bỏ. Đàn bà rỗi rãi nhiều. Còn ti việc nhẹ nào họ tranh nhau làm mất cả. Lão Hạc không có việc. Rồi lại bão, Hoa màu” bị phá sạch sành sanh. Từ ngày bão đến nay, vườn lão chưa có một tí gì bán. Gạo thì cứ kém” mãi đi. Một lão với một con chó, mỗi ngày ba hào gạo, mà ra su31)به( vẫn còn đóideo đói dắt”.- Tính ra cậu Vàng cậu ấy ăn khoẻ hơn cả tôi, ông giáo ạ. Mỗi ngày cậu ấy ăn thế, bỏ rẻ” cũng mất hào rưỡi, hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được ? Mà cho cậu ấy ăn ít thì cậu ấy gầy đi, bán hụt tiền, có phải hoài không? Bây giờ cậu ấy béo trùng trục, mua đắt, người ta cũng thích.Lão ngắt lại một phút, rồi tặc lưỡi:- Thôi thì bán phắt đi! Đỡ được đồng nào, hay đồng ấy. Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu. Tiêu lắm chỉ chết nó. Tôi bây giờ có làm gì được đâu!ܛHôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!— Cụ bán rồi ?- Bán rồi ! Họ vừa bắt xong.Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:- Thế nó cho bắt à?41Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão huhu khóc…- Khốn nạn. Ông giáo ơi !… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này ! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ưử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A ! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi giả bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó !Tôi an ủi lão:- Cụ cứ tưởng thế đấy chứnó chả hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp” cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.Lão chua chát bảo:- Ông giáo nói phải ! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn !…Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:— Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng ?- Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng ?Lão cười và ho sòng sọc. Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào… Thế là sướng.- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng,Lão nói xong lại cười đưa đào”. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:- Thế là được, chứ gì ? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.- Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác.42- Việc gì còn phải chờ khi khác?… Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây ! Tôi làm nhanh lắm.- Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc.Mặt lão nghiêm trang lại.- Việc gì thế, cụ ?- Ông giáo để tôi nói. Nó hơi dài dòng một tí.- Vâng, cụ nói.- Nó thế này, ông giáo ạ!…Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái°) có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự” nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng” dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó. Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt, lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả.Tôi bật cười bảo lão:- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay ! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại ?- Không, ông giáo ạ! Ản mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu ?()- Đã đành rằng thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao ?… Tôi cắn rơm, cắn cỏ” tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:- Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?(*) Văn bản gốc in sót lời của nhân vật “tôi” (NBS).43Lão cười nhạt bảo: – Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy. Thế nào rồi cũng xong. Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy(” hay bữa trai, bữa ốc. Tôi nói chuyện lão với vợ tôi. Thị gạt phắt đi: – Cho lão chết! Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ ! Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ ! Nhà mình sung sướng gì mà giúp lão ? Chính con mình cũng đói. Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương. Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đầu ? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. Tôi giấu giếm vợ tôi, thỉnh thoảng giúp ngấm ngầm lão Hạc. Nhưng hình như lão cũng biết vợ tôi không ưng giúp lão. Lão từ chối tất cả những cái gì tôi cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch“). Và lão cứ xa tôi dần dần. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rấthay chạnh lòng”. Ta khó mà ở cho vừa ý họ. Một hôm, tôi phàn nàn việc ấy với Binh Tư. Binh Tư là một người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn trộm nên vốn không ưa lão Hạc bởi vì lão lương thiện quá. Hắn bỉu môi và bảo: – Lão làm bộ đấy ! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu:lão vừa xin tôi một ít bảo) chó. Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Hắn thì thầm: – Lão bảo có con chó nhà nào cứ đến vườn nhà lão. Lão định cho nó xơi một bữa. Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết. Một người như thế ấy !… Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!… Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên luy đến hàng xóm, láng giềng. Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư ? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về được một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu. Nhưng nói ra làm gì nữa ! Lão Hạc ơi ! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào…”. 1943(Nam Cao(*) Nam Cao – Tác phẩm, tập 1, NXB Văn học, Hà Nội, 1975)Chú thích(&) Nam Cao (1917{o}- 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Trị, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tuy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hi sinh trên đường công tác ở vùng sau lưng địch. Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các truyện ngắn Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943), Một đám cưới (1944),… tiểu thuyết Sống mòn (1944), truyện ngắn. Đôi mắt (1948), tập nhật kí Ở rừng (1948), kí sự Chuyện biên giới (1951),…Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân của Nam Cao, đăng báo lần đầu năm 1943.(a). Có tài liệu ghi năm sinh của Nam Cao là 1915,45(1) Thông điếu và bỏ thuốc: lấy que nhỏ thông nõ điếu rồi bỏ thuốc lào đã vềthành viên vào đó, chuẩn bị hút. (2). Xe điếu: ống nhỏ và dài, cắm vào điếu bát (loại điếu làm bằng cái bát to)để hút thuốc lào.(3). Gà gà : trạng thái lơ mơ của con người khi buồn ngủ hoặc khi hơi say thuốc, say rượu.(4) Hành lí: đồ dùng mang theo khi đi xa.(5) Cao Vọng: ước vọng cao xa.(6) Sinh nhai: kiếm sống; làm ăn để sinh sống.(7) Đột nhiên: một cách đột ngột.(8). Giấy má: giấy tờ nói chung, ở đây là thư từ.(9). Đi cao su: đi làm ở đồn điền cao su.(10). Công-ta (tiếng Pháp: Contrat, đọc là công-tơ-ra): hợp đồng, giao kèo.(11) Đăng (khẩu ngữ, cũ): đăng kí, ghi tên để nhận một trách nhiệm nào đó (đăng lính, đăng phu).(12). Thách: ở đây được dùng với nghĩa là thách cưới – nhà gái nêu yêu cầu với nhà trai về đồ sính lễ cưới con gái.(13)Xẵng: giọng nói gay gắt, khó chịu.(14). Dằn lòng: nén lòng.(15). Dùi giăng (khẩu ngữ, địa phương): nán đợi.(16). Phó lí: chức phó cho lí trưởng (người đứng đầu bộ máy hành chính trong làng).(17). Phần chí: uất hận vì không đạt được ước muốn, trở nên bi quan, có thể làm liều.(18) Sở mộphu: nơi tuyển mộ, thu nhận người đi làm phu trong các đồn điền, hầm mỏ thời Pháp thuộc.(19). Thẻ: giấy chứng nhận một tư cách nào đó, thường nhỏ, gọn (thẻ đoàn viên, thể đọc sách,…). O đây là thẻ căn cước thời thuộc Pháp cấp cho người dân từ 18 đến 60 tuổi để kiểm tra khi đi lại, lúc sưu thuế, tương tự như chứng minh thư ngày nay.(20). Bòn vườn (khẩu ngữ, địa phương): tìm kiếm, góp nhặt từng ít một từ mảnh vườn.(21) Cầu tự: cầu trời lễ Phật ở các đền chùa để được sinh con, thường là con trai (theo quan niệm cũ).46(22). Mồ ma (khẩu ngữ): thời còn sống của người nào đó đã chết khá lâu. (23), Thắt lưng buộc bụng (thành ngữ):(nghĩa đen: thắt bụng chặt lại để cố chịu đựng cái đói) hạn chế hết sức những nhu cầu tiêu dùng để tiết kiệm trong hoàn cảnh khó khăn. (24). Tậu: mua thứ có giá trị quan trọng đối với đời sống gia đình (tậu ruộng, tậu nhà, tậu trâu,…). (25). Lớp (khẩu ngữ): khoảng thời gian (không xác định) nào đó, lớp trước: dạo trước, hồi trước, ngày trước. (26). Hoa lợi: những thứ thu hoạch được do trồng trọt. (27). Chắc mẩm: tin chắc như vậy. (28). Vé sợi: vé được cấp để mua sợi dệt vải. (29) Hoa màu : cây trồng để làm lương thực, thực phẩm ngoài lúa (như ngô, đỗ,…), nói khái quát. (30), Kém (trong gạo kém, hoặc thóc cao gạo kém):(thóc gạo) đắt đỏ, giá cao so với bình thường do khan hiếm. (31). Ra sự (khẩu ngữ): có vẻ như là, dường như là. (32). Đóideo đói dắt (khẩu ngữ): đói dai dẳng không dứt. (33). Bỏ rẻ (khẩu ngữ): tính (giá tiền) ít nhất, ít ra. (34) Hoá kiếp: chuyển hoá sang kiếp khác (tín ngưỡng dân gian cho rằng một sinh vật chết đi chính là sẽ chuyển hoá sang một kiếp sống khác). (35). Đưa đà (trong cười đưa đầ, nói đưa đầ):(cười, nói) cốt để phụ hoạ, đưa đẩy câu chuyện. (36), Đại khái: nhìn chung trên nét lớn. (37) Văn tự: giấy tờ do hai bên mua bán cùng thoả thuận kí kết. (38). Tơ tưởng (khẩu ngữ): nghĩ ngợi, mơ tưởng, để ý đến. (39) Cắn rơm căn cỏ (tổ hợp từ cũ):(lời) tỏ ý hạ mình hết mức để van xin một cách khẩn thiết. (40) Ráy: loại cây thân cỏ, lá to, củ có bột ăn được nhưng ngứa. (41) Hách dịch: cậy oai, hống hách với người khác. (42). Chạnh lòng: thoáng có cảm xúc nào đó (như buồn, tủi, xấu hổ,…) do bị chạm đến một điều riêng tư. (43). Bả: thức ăn trộn thuốc độc dùng làm mồi để lừa bắt giết thú nhỏ, bả chó: bả dùng để giết chó. 47Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào ? Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc ? Qua những điều lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách của lão ? Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào ? Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật… đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: “Không ! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật “tôi” như thế nào ? 5. Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào ? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào ? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kểbằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì ? 6”. Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn Văn Sau: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương […]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”. 7”. Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ ?Ghi nhớTruyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tầng của họ. Đồng thời, truyện còn cho thấy tấm lòng yêuthương, trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện.

Xem thêm  Các Công Thức Tính Thể Tích Hóa Học Và Khối Lượng ... - Marathon

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học