50 bài tập Tính giá trị của biểu thức lớp 4 và cách giải – VietJack.com

50 bài tập Tính giá trị của biểu thức lớp 4 và cách giải – VietJack.com

Dưới đây là danh sách Tính giá trị biểu thức lớp 4 có đáp án hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Tính giá trị của biểu thức lớp 4 và cách giải

I/ Lý thuyết

1. Tính chất của phép cộng

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi

a + b = b + a

+ Tính chất kết hợp: Khi cộng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

a + b + c = (a + b)+ c = a + (b + c)

2. Tính chất của phép trừ

+ Trừ một số cho một tổng: Muốn trừ một số cho một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi một số được kết quả trừ tiếp số còn lại

a – (b + c) = (a – b) – c

+ Trừ một tổng cho một số: Muốn trừ một tổng cho một số, ta lấy một số hạng của tổng trừ đi số đó rồi cộng với số hạng còn lại

(a + b)- c = (a – c) + b = (b – c)+ a

3. Tính chất của phép nhân

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.

a × b = b × a

+ Tính chất kết hợp: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba

a × b × c = (a × b) × c = a × (b × c)

+ Nhân với số 1: Số tự nhiên nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. Số 1 nhân với một số tự nhiên nào đó đều bằng chính số đó.

a × 1 = 1 × a = a

+ Nhân một số với một tổng: Muốn nhân một số với một tổng, ta nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại với nhau.

a × (b + c) = a × b + a × c

+ Nhân một số với một hiệu: Muốn nhân một số với một hiệu, ta có thể lần lượt nhân số đó với số bị trừ và số trừ, rồi trừ hai kết quả cho nhau

a × (b – c) = a × b – a × c

4. Tính chất của phép chia

+ Chia một tổng cho một số: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được lại với nhau.

(a + b) : c = a : c + b : c

+ Chia một hiệu cho một số: Muốn chia một hiệu cho một số, ta có thể lần lượt chia số bị trừ và số trừ cho số đó rồi trừ hai kết quả lại với nhau

(a – b) : c = a : c – b : c

+ Chia một số cho một tích: Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.

a : (b × c) = a : b : c = a : c : b

+ Chia một tích cho một số: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.

(a × b) : c = a : c × b = b : c × a

+ Chia cho số 1: Bất kì số tự nhiên nào chia cho 1 cũng bằng chính nó

a : 1 = a

II/ Các dạng bài tập

II.1/ Dạng 1: Nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn,….rồi cộng (trừ) các kết quả lại.

Xem thêm  Vì sao gọi Lương Thế Vinh là Trang Lường? - Nguyễn Thị Lưu

1. Phương pháp giải

Sử dụng tính chất của phép cộng và phép trừ để nhóm các số hạng trong biểu thức thành từng nhóm có tổng (hoặc hiệu) là các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn,….rồi cộng (trừ) các kết quả lại.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính nhanh:

349 + 602 + 651 + 398

Lời giải:

349 + 602 + 651 + 398

= (346 + 651 ) + (602 + 398)

= 1000 + 1000

= 2000

Ví dụ 2: Tính:

3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347

Lời giải:

3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347

= (3145 – 145) + (4246 – 246)

+ (2347 – 347)

Xem thêm: Vẻ đẹp của sông Hương khi ở ngoại vi thành phố – VietJack.com

= 3000 + 4000 + 2000

= 7000 + 2000

= 9000

II.2/ Dạng 2: Vận dụng tính chất: một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

1. Phương pháp giải

Vận dụng tính chất: một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu, một tổng chia cho một số….

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính: 19 × 82 + 18 × 19

Lời giải:

19 × 82 + 18 × 19

= 19 × ( 82 + 18)

= 19 × 100

= 1900

Ví dụ 2: Tính:

35 × 18 – 9 × 70 + 100

Lời giải:

35 × 18 – 9 × 70 + 100

= 35 × 2 × 9 – 9 × 70 + 100

= 70 × 9 – 9 × 70 + 100

= 0 + 100

= 100

Ví dụ 3: Tính:

326 × 78 + 327 × 22

Lời giải:

326 × 78 + 327 × 22

= 326 × 78 + (326 + 1) × 22

= 326 × 78 + 326 × 22 + 1 × 22

= 326 × (78 + 22) + 22

= 326 x 100 + 22

= 32600 + 22

= 32622

II.3/ Dạng 3: Vận dụng một số kiến thức về dãy số để tính giá trị của biểu thức theo cách thuận tiện nhất

1. Phương pháp giải

Số các số hạng = (Số hạng cuối – số hạng đầu) : khoảng cách + 1

Sau khi học sinh tìm được số hạng của một dãy số cách đều, học sinh thực hiện tính nhanh tổng dãy số cách đều theo các bước:

Bước 1: Tìm số số hạng của dãy số đó

Bước 2: Tính số cặp có thể tạo được từ số các số hạng đó (Lấy số các số hạng chia 2)

Bước 3: Nhóm các số hạng thành từng cặp, thông thường nhóm số hạng đầu tiên với số cuối cùng của dãy số, cứ lần lượt làm như vậy đến hết

Bước 4: Tính giá trị của một cặp ( các giá trị của từng cặp là bằng nhau)

Bước 5: Ta tính tổng của dãy số bằng cách lấy số cặp nhân với giá trị của một cặp

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Tính tổng của các số tự nhiên từ 1 đến 100.

Lời giải:

Dãy số tự nhiên từ 1 đến 100 có số các số hạng là:

(100 – 1 ) : 1 + 1 = 100 (số)

100 số tạo thành số cặp là:

100 : 2 = 50 (cặp)

Ta có: 1 + 2 + 3 + 4 + 5 +……….. + 96 + 97 + 98 + 99 + 100

= (1 + 100) + (2 + 99) + (3 + 98)

+ (4 + 97) + (5 + 96) +…..

= 101 + 101 + 101 + 101

+101 +…… 101

Xem thêm: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O – Trường THPT Lê Hồng Phong

Xem thêm  Địa Lí lớp 9 | Giải bài tập SGK Địa Lí 9 ngắn gọn, hay nhất

= 101 × 50 = 5050

Ví dụ 2: Tính nhanh tổng các số chẵn có hai chữ số.

Lời giải:

Các số chẵn có hai chữ số lập thành một dãy số bắt đầu từ 10, kết thúc là 98, cách đều nhau 2 đơn vị

Ta có tổng các số chẵn có hai chữ số là:

10 + 12 + 14 + 16 + …… +92 + 94 + 96 + 98

Dãy số trên có số các số hạng là:

(98 – 10) : 2 + 1 = 45 (số)

45 số tạo thành số cặp là:

45 : 2 = 22 cặp (dư 1 số)

(Trong các số của dãy, ta chọn để riêng 10 và ghép cặp các số còn lại là phù hợp nhất)

Ta có : 10 + 12 + 14 + 16 +……….. +92 + 94 + 96 + 98

= 10 + (12 + 98) + (14 + 96)

+ (16 + 94) + ……..

= 10 + 110 × 22

= 2430

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Tính nhanh:

a, 237 + 357 + 763

b, 2345 + 4257 – 345

c, 4276 + 2357 + 5724 + 7643

d, 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653

e, 2376 + 3425 – 376 – 425

g, 3145 – 246 + 2347 – 145 + 4246 – 347

Bài 2: Tính nhanh:

a, 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5 + 5

b, 25 + 25 +25 +25 + 25 + 25 + 25 + 25

c, 45 + 45 +45 + 45 +15 + 15 +15 + 15

d, 2 + 4 + 6 + 8 +10 + 12 +14 + 16 +18

e, 125 +125+125 +125 – 25 – 25 – 25 -25

Bài 3: Tính nhanh:

a, 425 × 3475 + 425 × 6525

b, 234 × 1257 – 234 × 257

c, 3876 × 375 + 375 × 6124

d, 1327 × 524 – 524 × 327

e, 257 × 432 + 257 × 354 + 257 ×214

f, 325 × 1574 – 325 × 325 – 325 ×249

g, 312 × 425 + 312 × 574 + 312

h, 174 × 1274 – 175 × 273 – 175

Bài 4: Tính nhanh:

a, 4 × 125 × 25 × 8

b, 2 × 8 × 50 × 25 × 125

c, 2 × 3 × 4 × 5 × 50 × 25

d, 25 × 20 × 125 × 8 – 8 × 20 × 5 × 125

Bài 5: Tính nhanh:

a, 8 × 427 × 3 + 6 × 573 × 4

b, 6 × 1235 × 20 – 5 × 235 × 24

c, (145 × 99 + 145) – 143 × 101 – 143

d, 54 × 47 – 47 × 53 – 20 – 27

Bài 6: Tính nhanh:

a, 10000 – 47 × 74 – 47 × 26

b, 3457 – 27 × 48 – 48 × 73 + 6543

Xem thêm: Công thức tính lim – THPT Lê Hồng Phong

Bài 7: Cho A = 2009 × 425 và B = 575 × 2009. Không tính A và B, em hãy tính nhanh kết quả của A + B?

Bài 8: Tính nhanh

(145 × 99 + 145 ) – ( 143 × 102 – 143 × 2 ) + 54 × 47 – 47 × 53 – 20 – 27

Bài 9: Tính nhanh:

399×45+55×3991995×1996−1991×1995

Bài 10: Tính

a, 54 × 113 + 45 × 113 + 113

b, 54 × 47 – 47 × 53 – 20 – 27

c, 10000 – 47 × 72 – 47 × 28

d, (145 × 99 + 145) – (143 × 101 – 143)

e, 1002 × 9 – 18

f, 8 × 427 × 3 + 6 × 573 × 4

g, 2008 × 867 + 2009 × 133

Bài 11: Tính giá trị của biểu thức

a, 234576 + 578957 + 47958b, 41235 + 24756 – 37968c, 324586 – 178395 + 24605d, 254782 – 34569 – 45796

Bài 12: Tính giá trị của biểu thức

Xem thêm  Ông Năm Chèo là ai? Sự tích ông Năm Chèo đầy đủ nhất

a, 967364 + (20625 + 72438)b, 420785 + (420625 – 72438)c, (47028 + 36720) + 43256d, (35290 + 47658) – 57302e, (72058 – 45359) + 26705f, (60320 – 32578) – 17020

Bài 13: Tính giá trị của biểu thức

a, 25178 + 2357 x 36b, 42567 + 12336 : 24c, 100532 – 374 x 38d, 2345 x 27 + 45679e, 12348 : 36 + 2435f, 134415 – 134415 : 45g, 235 x 148 – 148h, 115938 : 57 – 57

Bài 14: Tính giá trị của biểu thức

a, 324 x 49 : 98b, 4674 : 82 x 19c, 156 + 6794 : 79d, 7055 : 83 + 124e, 784 x 23 : 46f, 1005 – 38892 : 42

Bài 15: Tính giá trị của biểu thức

a, 427 x 234 – 325 x 168b,16616 : 67 x 8815 : 43c, 67032 : 72 + 258 x 37d, 324 x 127 : 36 + 873

Bài 16: Tính giá trị của biểu thức

a, 213933 – 213933 : 87 x 68b, 15275 : 47 x 204 – 204c, 13623 – 13623 : 57 – 57d, 93784 : 76 – 76 x 14

Bài 17: Tính giá trị của biểu thức

a, 48048 – 48048 : 24 – 24 x 57b, 10000 – (93120 : 24 – 24 x 57)c, 100798 – 9894 : 34 x 23 – 23d, 425 x 103 – (1274 : 14 – 14)e, (31850 – 730 x 25) : 68 – 68f, 936 x 750 – 750 : 15 -15

Bài 18: Tính giá trị của biểu thức

a, 17464 – 17464 : 74 – 74 x 158b, 32047 – 17835 : 87 x 98 – 98c, (34044 – 324 x 67) : 48 – 48d, 167960 – (167960 : 68 – 68 x 34)

Bài 19: Cho biểu thức P = m + 527 x n. Tính P khi m = 473, n = 138.

Bài 20: Cho biểu thức P = 4752 : (x – 28)

a, Tính P khi x = 52

b, Tìm x để P = 48

Bài 21: Cho biểu thức A = 1496 : (213 – x) + 237

a, Tính A khi x = 145

b, Tìm x để A = 373

Bài 22: Cho biểu thức B = 97 x (x + 396) + 206

a, Tính B khi x = 57

b, Tìm x để B = 40849

Bài 23: Viết mỗi biểu thức sau thành tích các thừa số:

a, 12 + 18 + 24 + 30 + 36 + 42

b, mm + pp + xx + yy

c, 1212 + 2121 + 4242 + 2424

Bài 24: Cho biểu thức A = 3 x 15 + 18 : 6 + 3. Hãy đặt dấu ngoặc vào vị trí thích hợp để biểu thức A có giá trị là (trình bày các bước thực hiện)

a, 47

b, Số bé nhất có thể

c, Số lớn nhất có thể

Xem thêm các dạng Toán lớp 4 hay, chọn lọc khác:

Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó lớp 4 và cách giải

Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó lớp 4 và cách giải

Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó lớp 4 và cách giải

Toán quy luật lớp 4 và cách giải

Toán trung bình cộng lớp 4 và cách giải

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học