Giới thiệu về Tuồng – Trường Ca Kịch Viện

Giới thiệu về Tuồng – Trường Ca Kịch Viện

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Tìm hiểu về tuồng hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Như hầu hết các loại hình sân khấu cổ truyền khác, thời điểm ra đời chính xác của Tuồng vẫn luôn là một chủ để gây nhiều tranh cãi và cần thêm những nghiên cứu lâu dài. Tuy nhiên, có 3 nhận định và giả thuyết chính nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu:

1. Tuồng ra đời từ thời Trần thế kỷ XIII trên cơ sở kép hát tù binh Trung Quốc Lý Nguyên Cát truyền dạy cho Việt Nam.

Vào thế kỷ XII, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta. Vào năm 1285, quân ta đại thắng quân địch ở trận Tây Kết và bắt được một kép hát người Tống tên Lý Nguyên Cát đi theo để phục vụ cho đội quân xâm lược. Hắn được giữ lại và lập một ban múa hát để mua vui cho nhà Trần. Lý Nguyên Cát dựa trên các truyện cổ làm ra các Tuồng tích hát theo điệu phương Bắc, rồi sau đó dạy lại cho các diễn viên Việt Nam. Từ đó, nhiều người cho rằng Tuồng của nước ta bắt đầu từ đây, ảnh hưởng từ Hí kịch của nhà Nguyên.

Xem thêm: Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng [Truyện thần thoại Việt Nam]

Sân khấu Hí Kịch Trung Hoa. (Ảnh: Việt Nam hội nhập)

Tuy vậy, nhà nghiên cứu Trần Văn Khải cho rằng: “Khi quân Tàu thua chạy, quân ta bắt sống một số tàu quân trong đó có tên Lý Nguyên Cát biết múa hát. Nhà Trần bèn hậu đãi tên kép hát ấy để dạy cho người mình biết Hát bội. Song dạy về hình thức mà thôi, như múa men, vẽ mặt, mặc xiêm giáp… còn về nội dung, giọng hát, người mình đã có sẵn từ trước, nên không cần ai dạy. Nếu nói một kép hát Tàu qua dạy cho người Việt các giọng hát thật là phi lý”.

Xem thêm  Những bài văn mẫu Tả ông, bà của em lớp 5 (Chọn lọc) - Tailieu.com

2. Tuồng ra đời từ thế kỷ XVII tại Bình Định do Đào Duy Từ dạy cho người dân nơi đây và sau đó được lan truyền khắp cả nước.

Theo lịch sử, Đào Duy Từ (1572 – 1634) là người đầu tiên đặt nền móng cho nghệ thuật Tuồng của nước ta khi ông mang hình thức sân khấu này vào Đàng Trong theo chúa Nguyễn. Xuất thân là người Thanh Hóa, Đào Duy Từ là con trai của Đào Tá Hán, một xướng hát chuyên nghiệp. Tuy học rộng, biết nhiều nhưng do là con nhà phường Chèo, ông đã không được đi thi, trốn vào Đàng Trong phục vụ chúa Nguyễn. Trong thời gian sống tại Bình Định, ông đã dạy cho người dân ở đây cách diễn Tuồng. Tương truyền, ông đã từ Chèo và các hình thức diễn xướng dân gian ở miền Bắc mà đã xây dựng nghệ thuật Tuồng ở Đàng Trong và sáng tác vở “Sơn Hậu”. Điều này tuy đáng chú ý nhưng hiện tại vẫn chưa có tài liệu, dấu tích nào có thể xác minh được tác giả của vở này.

Xem thêm: Google Earth – Tải về

Đền thờ Đào Duy Từ tại Bình Định. (Ảnh: nghiencuulichsu.com)

3. Tuồng ra đời vào khoảng thế kỉ XVI và XVII từ các trò diễn sân khấu phát triển lên.

Trong “Sở khảo lịch sử Tuồng”, giáo sư Hoàng Châu Ký viết: “Nếu chỉ dựa vào những điểm như phong cách tự sự, loại sân khấu có hát và múa, thậm chí dựa vào chi tiết hơn một chút như hát có ngâm thơ, phú, hoặc hát có vãn vỉa, múa sử dụng cả tay, chân như Tuồng hiện nay… mà nói đó là Tuồng thì chưa thực là xác đáng, vì những đặc điểm trên đây không chỉ Tuồng mới có.”

Xem thêm  Học phí trường Đại học FPT Điểm chuẩn FPT 2021

Ông cho rằng những nghệ thuật sân khấu được ghi chép lại thời Lê Sơ chỉ là “bộ phận tiền thân của nghệ thuật Tuồng chứ chưa phải là nghệ thuật Tuồng, cũng có thể nói một cách khác là nó là nguồn gốc chính và gần gũi nhất của nghệ thuật Tuồng và cả Chèo”. Sau đó ông lại tiếp tục xét đến thời thịnh đạt của nghệ thuật Tuồng để tìm ngược lên giai đoạn hình thành của nó với những dẫn chứng về sự phát triển của Tuồng:

– Thời Minh Mạng (1820 – 1840) nghệ thuật Tuồng đã phát triển rầm rộ. Trong bộ máy nhà nước ở trung ương đã có thự Việt Tường là cơ quan phụ trách nghệ thuật Tuồng.

Xem thêm: Tổng hợp 1001+ Hình ảnh mệt mỏi kiệt sức trong cuộc sống – iGenZ

– Sách “Lịch triều tạp ký” của Cao Tẩu chép rằng Vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786) nghiên cứu đồ án phục trang của các hình nhân vật in ở đầu truyện Tam quốc, chế tạo áo mão gươm đao, dạy cho cung nhân đánh nhau trên sân khấu.

– Phạm Đình Hổ viết trong “Vũ Trung tùy bút” như sau: “Các quan chính phủ ghét là hung lễ lại dùng lẫn lộn với cát lễ nên nghiêm cấm đã hơn mười năm. Đến năm canh tuất (1790) niên hiệu Quang Trung năm thứ hai, lại thấy dân gian bày trò “Hát Bội” ấy.”

Vậy có thể thấy rõ rằng tới thế kỷ XVIII nghệ thuật Tuồng đã đạt đến trình độ sân khấu khá cao. Cuối cùng, giáo sư Hoàng Châu Ký đã kết luận lại như sau: “Nhắc lại rằng ở phần trên chúng tôi đã nêu ý kiến, cho rằng nghệ thuật sân khấu thời Lê sơ chưa phải là Tuồng, đến thế kỷ XVIII thì Tuồng đã khá hoàn chỉnh. Vậy thời điểm hình thành của nó chỉ là ở vào khoảng các thế kỷ XVI và XVII.”

Xem thêm  TOP 40 bài Miêu tả cảnh sông nước ở quê hương mình 2023 SIÊU

Nguồn tham khảo

1. Ngô Sĩ Liên – “Đại Việt sử ký toàn thư”

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học