Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Thông tư 22 tiểu học hay nhất và đầy đủ nhất
Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất nhằm giúp giáo viên tiểu học áp dụng đánh giá học sinh sát thực tế hơn và thấy được sự tiến bộ của mỗi học sinh. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
=> Xem thêm: Thông tư 27 đánh giá học sinh tiểu học
Mục đích của việc đánh giá học sinh tiểu học
Mục đích đánh giá học sinh tiểu học được quy định tại Điều 3, Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được hợp nhất từ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 15/10/2014) và văn bản sửa đổi, bổ sung là Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT (Có hiệu lực từ ngày 06/11/2016). Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học có 4 mục đích sau:
1. Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học.
2. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ.
3. Giúp cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.
4. Giúp cán bộ quản lí giáo dục các cấp kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá nhằm đạt hiệu quả giáo dục.
Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất
TẢI VỀ FILE WORD | TẢI VỀ FILE PDF
Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo
TT_22-2016-TT-BGDDT53
Điểm mới trong Thông tư 22 về đánh giá học sinh tiểu học
1. Về yêu cầu, nguyên tắc và cách thức đánh giá
Yêu cầu, nguyên tắc đánh giá và tinh thần chung Thông tư 22 vẫn giữ những điểm cốt lõi, cơ bản của tinh thần Thông tư 30 đó là “đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, đánh giá định kì bằng điểm số kết hợp với nhận xét”; “kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh”; tiếp tục khẳng định “đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất”; và bãi bỏ khoản 3 Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 11; thay đổi cụm từ “đánh giá” thành “nhận xét” tại khoản 2 Điều 3. nhưng để giải quyết một số bất cập, nhằm giảm áp lực, khối lượng công việc cho giáo viên, Bộ GD-ĐT đã đưa ra một số điểm sửa đổi về cách thức đánh giá cho phù hợp với thực tiễn, cụ thể:
– Đối với đánh giá thường xuyên
Giữ quy định đánh giá kết quả học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện về năng lực, phẩm chất của học sinh bằng nhận xét không cho điểm nhưng không quy định giáo viên hàng tháng phải ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục. Giáo viên được quyền chủ động trong việc khi nào nhận xét bằng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; khi nào viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh; căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét và có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời sao cho phù hợp;
Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn; tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng năng lực, phẩm chất để hoàn thiện bản thân (bỏ cụm từ “học sinh tự đánh giá”); đồng thời khuyến khích cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện để góp phần vào việc phát triển năng lực, phẩm chất.
– Đối với đánh giá định kì
Xem thêm: Vì sao ‘cô mèo’ không miệng Hello Kitty lại trở thành biểu tượng của
Đánh giá định kì về kết quả học tập: Thay vì có hai mức đánh giá “Hoàn thành” và “Chưa hoàn thành” như Thông tư 30, thì Thông tư 22 quy định có ba mức đánh giá: “Hoàn thành tốt”, “Hoàn thành” và “Chưa hoàn thành”. Vào cuối học kỳ I và cuối năm học học sinh phải làm bài kiểm tra định kì đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học; riêng đối với lớp 4, lớp 5 thì có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II nhằm giúp các em quen dần với cách thức kiểm tra, đánh giá ở cấp học tiếp theo. Đề kiểm tra định kì thay vì có 3 mức độ như Thông tư 30 thì Thông tư 22 quy định có 4 mức độ về chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực. Với việc đưa ra nhiều mức độ đánh giá như trên, giúp giáo viên nhìn nhận phân hóa rõ ràng hơn về kết quả phấn đấu của học sinh, phụ huynh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con em mình. Việc đánh giá này được giáo viên thực hiện vào giữa kỳ, cuối mỗi học kỳ, nhằm cung cấp những thông tin phản hồi liên quan đến quá trình học tập của học sinh, những lĩnh vực nào có sự tiến bộ, lĩnh vực học tập nào còn khó khăn. Đồng thời, giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu, mục tiêu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.
Đánh giá định kì về năng lực, phẩm chất: Thông tư 22 quy định vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các biểu hiện liên quan đến nhận thức, kĩ năng, thái độ trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng năng lực, phẩm chất của mỗi học sinh, được lượng hóa bằng ba mức: “Tốt”, “Đạt”, “Cần cố gắng”(theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức “Đạt” và “Chưa đạt”). Việc lượng hóa này, giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh nhìn nhận, xác định được rõ ràng hơn về mức độ hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện; cách đánh giá này cũng giúp học sinh nhận ra mình thiếu hụt những gì so với chuẩn kiến thức, kỹ năng hay yêu cầu bài học để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp tiếp cận kiến thức. Căn cứ vào kết quả đánh giá này, giáo viên, nhà trường có cơ sở để đưa ra các giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.
2. Về hồ sơ đánh giá và tổng hợp kết quả đánh giá
Thông tư 22 quy định, hồ sơ đánh giá gồm “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp”. Như vậy, “Sổ theo dõi chất lượng giáo dục” trước đây được thay bằng “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục”; đồng thời không quy định cứng nhắc bất kì loại sổ nào sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh. Giáo viên được trao quyền tự chủ trong việc theo dõi sự tiến bộ của học sinh, ghi chép những lưu ý với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội nhằm tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần. Việc thay đổi này sẽ giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi thực hiện đánh giá học sinh, có nhiều thời gian hơn để quan tâm đến việc hỗ trợ học sinh trong quá trình dạy học và giảm được một số áp lực về sổ sách, sử dụng nhiều lời nhận xét trùng lặp, hình thức, không cần thiết.
Giữa học kì và cuối học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của các lớp được lưu giữ tại nhà trường theo quy định. Cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Học bạ. Học bạ được nhà trường lưu giữ trong suốt thời gian học sinh học tại trường, được giao cho học sinh khi hoàn thành chương trình tiểu học hoặc đi học trường khác.
3. Về khen thưởng
Việc khen thưởng cuối năm học, Thông tư 22 quy định những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập, rèn luyện và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận. Nhà trường cũng có thể khen thưởng đột xuất cho học sinh có thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc có thành tích đột xuất trong năm học. Quy định này giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong vấn đề khen thưởng học sinh, mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh; đồng thời hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.
Phát huy, kế thừa và cụ thể hóa tinh thần nhân văn của Thông tư 30, chúng tôi hy vọng rằng Thông tư 22 sẽ mang lại diện mạo mới cho giáo dục tiểu học và đặc biệt khắc phục được một số tồn tại, hạn chế trong cách đánh giá trước đây, góp phần tăng niềm tin của xã hội vào những chủ trương đổi mới của ngành trong giai đoạn hiện nay. Trong thời gian tới, sau khi tiếp thu sự chỉ đạo Bộ và Sở GD&ĐT, ngành sẽ tiến hành tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền rộng rãi nhằm làm rõ các vấn đề mà cán bộ, giáo viên có thể còn băn khoăn, vướng mắc để triển khai, tổ chức thực hiện kịp thời tại các trường tiểu học một cách có hiệu quả ngay sau khi Thông tư có hiệu lực./.
Hỏi đáp về đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 22
1. Có phải Thông tư 22 ra đời sẽ thay thế Thông tư 30? Thông tư 22 được ban hành có gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy – học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường hiện nay?
Xem thêm: Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay (Lớp 8)
Trả lời:
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Thông tư 30 chứ không thay thế Thông tư 30. Do đó, khi Thông tư 22 có hiệu lực (từ ngày 06/11/2016), việc đánh giá học sinh tiểu học thực hiện theo các quy định của Thông tư 30 và những sửa đổi, bổ sung được quy định trong Thông tư 22, thể hiện trong văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BGDĐT ngày 28/9/2016 Thông tư đánh giá học sinh tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thực tế chỉ có một số điểm được sửa đổi, bổ sung nhằm giúp cho giáo viên, nhà trường dễ dàng thực hiện hơn, khắc phục những khó khăn đã gặp phải khi thực hiện Thông tư 30 trong thời gian qua.
Các tư tưởng nhân văn: đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, không so sánh học sinh này với học sinh khác, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh,… trong Thông tư 30 vẫn được kế thừa và phát triển trong Thông tư 22.
Trong thời gian Thông tư 22 chưa có hiệu lực, giáo viên vẫn đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30.
Thời điểm Thông tư 22 có hiệu lực (ngày 06/11/2016) cũng chính là thời điểm chuẩn bị cho việc đánh giá giữa học kì I theo kế hoạch thời gian năm học 2016-2017. Do đó, việc ban hành Thông tư 22 sẽ không gây xáo trộn gì trong các hoạt động dạy – học và đánh giá học sinh tiểu học ở các nhà trường.
2. Tại sao việc đánh giá định kỳ đối với từng môn học, hoạt động giáo dục và từng năng lực, phẩm chất lại theo ba mức?
Xem thêm: Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay (Lớp 8)
Trả lời:
Thông tư 30 quy định đánh giá học sinh về học tập theo hai mức: Hoàn thành hoặc Chưa hoàn thành. Qua thực tiễn cho thấy việc quy định như vậy phần nào chưa động viên được những học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục ở mức độ tốt, mức cao hơn so với yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mặt khác, tâm lí cha mẹ học sinh vẫn còn băn khoăn con mình đã hoàn thành nhưng muốn biết hoàn thành ở mức nào.
Để khắc phục tình trạng trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá định kì đối với từng môn học, hoạt động giáo dục được lượng hoá thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành, Chưa hoàn thành. Việc quy định như vậy nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng để động viên học sinh phấn đấu trong học tập, để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động, phương pháp dạy và học, đồng thời giúp cha mẹ học sinh nắm bắt rõ hơn mức độ đạt được của con mình và có biện pháp giúp đỡ để các em tiếp tục vươn lên.
Cùng với mục đích trên, Thông tư 22 quy định việc đánh giá từng năng lực, từng phẩm chất học sinh theo ba mức: Tốt, Đạt và Cần cố gắng thay cho hai mức quy định trong Thông tư 30 là Đạt, Chưa đạt.
Cũng tương tự như đánh giá từng môn học, hoạt động giáo dục, việc lượng hóa thành 3 mức như vậy sẽ giúp giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh xác định được mức độ hình thành, phát triển từng năng lực, từng phẩm chất sau một giai đoạn rèn luyện, phấn đấu của học sinh. Từ đó giáo viên, nhà trường, cha mẹ học sinh có những biện pháp kịp thời giúp đỡ học sinh phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế để ngày một tiến bộ hơn.
3. Vì sao phải thêm bài kiểm tra định kì giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán ở lớp 4, lớp 5?
Trả lời:
Ở khối lớp 4, lớp 5 cần có thêm bài kiểm tra giữa học kì đối với môn Tiếng Việt và môn Toán vì:
– Lớp 4, lớp 5 là các lớp cuối cấp tiểu học. Các khối lớp này so với các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3 có yêu cầu kiến thức, kĩ năng cơ bản ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn.
– Môn Tiếng Việt và môn Toán ở các khối lớp này là hai môn học công cụ, chiếm nhiều thời lượng hơn so với các môn học khác.
– Tạo điều kiện cho học sinh quen dần với cách kiểm tra đánh giá ở cấp trung học cơ sở và các cấp học cao hơn.
4. Quy định về hồ sơ đánh giá và việc ghi chép của giáo viên theo Thông tư 22 có gì thay đổi?
Xem thêm: Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh siêu hay (Lớp 8)
Trả lời:
a) Quy định về hồ sơ đánh giá theo Thông tư 22 có sự thay đổi đáng kể
– Thay vì có 5 loại như trước đây, nay gồm có: Học bạ và Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
– Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định mẫu “Học bạ” và “Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp” trước khi Thông tư 22 có hiệu lực.
Xem thêm: Mẫu đơn xin vào học lớp 6 mới nhất 2023 – Luật Hoàng Phi
– Đối với Học bạ học sinh đang dùng được tiếp tục sử dụng và có điều chỉnh cho phù hợp với nội dung theo Thông tư 22 (sẽ được hướng dẫn cụ thể trong khi tập huấn).
b) Việc ghi chép của giáo viên
– Trong đánh giá thường xuyên, để có thời gian nhiều hơn dành cho đổi mới phương pháp dạy học và quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ học sinh trong quá trình học, thay vì “hàng tháng, giáo viên ghi vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục” như trước đây, nay ngoài việc dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa, khi cần thiết giáo viên viết nhận xét hay những lưu ý đối với học sinh có nội dung chưa hoàn thành hoặc có khả năng vượt trội trong học tập và rèn luyện.
– Tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, giáo viên ghi kết quả đánh giá vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
– Tại thời điểm cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm ghi kết quả đánh giá học sinh vào Học bạ.
5. Việc khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 có những điểm mới nào?
Trả lời:
Thông tư 22 có những điều chỉnh trong nội dung khen thưởng cuối năm học. Cụ thể như sau:
– Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên;
– Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận;
Như vậy, tinh thần đổi mới của Thông tư 30 vẫn được tiếp tục kế thừa trong các quy định về khen thưởng trong Thông tư 22 (khen thưởng các học sinh tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá). Song đã quy định rõ ràng hơn về tiêu chí để khen thưởng học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện.
Các quy định như vậy sẽ cụ thể hơn, giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi trong việc khen thưởng học sinh, đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, cha mẹ học sinh và khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục.
*****************
Trên đây là toàn bộ nội dung về Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học và những điểm mới về đánh giá học sinh mới nhất theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hy vọng sẽ giúp ích cho các giáo viên trong việc đánh giá, xếp loại học tập của các em học sinh.
Đăng bởi: Trường THPT Lê Hồng Phong
Chuyên mục: Hướng dẫn giáo viên
Bạn đang xem: Thông tư 22 đánh giá học sinh tiểu học mới nhất (Tải File PDF, Word)
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan