Các dạng đề bài Câu cá mùa thu chọn lọc – Ngữ văn lớp 11

Các dạng đề bài Câu cá mùa thu chọn lọc – Ngữ văn lớp 11

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Tập làm văn bài câu cá mùa thu hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Các dạng đề bài Câu cá mùa thu chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 11 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, … với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 11.

1. Dạng đề đọc hiểu (3-4 điểm)

Câu 1: Bài thơ “Câu cá mùa thu” thực ra có phải nói chuyện câu cá hay không? Vì sao?

Xem thêm: Dàn ý Viết bài nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình

* Gợi ý trả lời

Bài thơ có nhan đề “Câu cá mùa thu” nhưng không chú ý vào việc câu cá mà chú ý đến cảnh thu: những biến đổi tinh tế của cảnh vật, để rồi từ đó thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong lòng nhà thơ.

Câu 2: Cách gieo vần trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?

Xem thêm: Dàn ý Viết bài nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình

* Gợi ý trả lời

Cách gieo vần “eo” độc đáo, kết hợp với những từ ngữ tăng tiến gợi lên bức tranh thu rất thơ mộng rất đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ: không khí trong lành, thoáng mát yên tĩnh, vắng vẻ, đẹp nhưng buồn. Bên cạnh đó còn thấy được tình thu ẩn hiện: một nỗi đau đời của nhân vật trữ tình.

Câu 3:Điểm nhìn cảnh thu của tác giả trong bài thơ “Câu cá mùa thu” có gì đặc sắc?

Xem thêm: Dàn ý Viết bài nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình

* Gợi ý trả lời

– Điểm nhìn từ gần thấp đến cao xa rồi lại trở về gần thấp.

– Từ điểm nhìn đó nhà thơ có thể quan sát không gian, cảnh sắc thu theo nhiều hướng thật sinh động.

2. Dạng viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu” Nguyễn Khuyến.

* Gợi ý trả lời

I. Mở bài

  • Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh
  • Bài thơ Câu cá mùa thu: Là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn

II. Thân bài

1. Hai câu đề

– Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;

  • Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
  • Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
  • Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện

– Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

⇒ bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường

2. Hai câu thực

– Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:

  • Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
  • Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam

– Sự chuyển động:

  • hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả
  • “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”

3. Hai câu luận

– Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:

  • Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
  • Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
  • Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
  • Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
  • Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

4. Hai câu kết

– Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

  • “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
  • “Lâu chẳng được” : Không câu được cá
Xem thêm  3 Bài văn Tả cảnh mùa hè lớp 5, ngắn gọn, có dàn ý - Thủ thuật

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng , “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

5. Nghệ thuật

  • Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
  • Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
  • Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
  • Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

  • Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
  • Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha

Đề 2: Phân tích bức tranh mùa thu qua bài thơ “Câu cá mùa thu”

Xem thêm: Dàn ý Viết bài nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình

* Gợi ý trả lời

* Dàn bài

a) Mở bài

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

+ Nguyễn Khuyến là nhà thơ Nôm nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam.

+ “Câu cá mùa thu” là bài thơ thu tiêu biểu trong chùm ba bài thơ thu được viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Khuyến.

– Khái quát bức tranh mùa thu trong bài thơ: hiện lên với vẻ đẹp cổ điển vốn có của thi ca muôn đời với cái tĩnh lặng trong cảnh và tâm của người nghệ sĩ.

b) Thân bài

* Khái quát về bài thơ

– Hoàn cảnh sáng tác: Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi về quê ở ẩn với những thú vui tuổi già đó là đi câu cá. Cảnh tượng mùa thu diễn ra lặng lẽ êm đềm cộng hưởng với tâm trạng buồn bế tắc của nhà thơ lo lắng cho số phận người nông dân đã bật lên tứ thơ thu điếu.

– Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước cùng tâm trạng đau xót của tác giả trước thời thế.

* Luận điểm 1: Bức tranh mùa thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

– Bức tranh mùa thu được miêu tả theo điểm nhìn:

+ Từ gần đến cao xa: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng”.

+ Từ cao xa trở lại gần: Từ “trời xanh ngắt” quay trở về với thuyền câu, ao thu.

=> Cách thay đổi điểm nhìn như vậy làm bức tranh mùa thu toàn diện: từ một khoảng ao, cảnh sắc mùa thu mở ra sinh động theo nhiều hướng.

* Luận điểm 2: Bức tranh mùa thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

– Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc Bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

+ Màu sắc:

  • “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
  • Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
  • Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
  • Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng -> đặc trưng của mùa thu.

+ Nét riêng của mùa thu được gợi lên từ sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật:

  • Không khí mùa thu: thanh sơ, dịu nhẹ, nước trong, sóng biếc, đường nét chủ động nhẹ nhàng
  • Cái thú vị nằm ở cái điệu xanh: xanh ao, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo pha chung với một chút vàng của lá thu rơi.

+ Đường nét, chuyển động:

  • “hơi gợn tí” : chuyển động rất nhẹ -> Sự chăm chú quan sát của tác giả.
  • “khẽ đưa vèo” : chuyển động rất nhẹ rất khẽ -> Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế.
  • Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” -> “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

+ Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

  • Màu sắc thanh nhã đặc trưng cho mùa thu không phải chỉ được cảm nhận riêng lẻ, nhìn tổng thể, vẫn nhận thấy sự hòa hợp.
  • Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời
  • Hòa với sắc xanh là “lá vàng”: Sắc thu nổi bật hòa hợp, nổi bật với màu xanh của đất trời tạo vật càng làm tăng thêm sự hài hòa thanh dịu.
Xem thêm  Phân tích hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng giang - Tilado

=> Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”, “đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết thu; rất là đất nước mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở văn chương sách vở” (Xuân Diệu).

* Luận điểm 3: Bức tranh mùa thu được khắc họa đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn

– Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co” : hình ảnh quen thuộc

+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người.

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” -> không đủ sức tạo nên âm thanh.

– Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”

=> Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.

=> Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng.

* Đánh giá đặc sắc nghệ thuật miêu tả

– Bút pháp chấm phá lấy động tả tĩnh tài tình

– Ngôn ngữ giản dị, tinh tế, giàu sức gợi hình biểu cảm

– Cách sử dụng tử vận “eo” thần tình

Xem thêm: Soạn văn lớp 7 Tập 1 – Bài 4: Những câu hát than thân

– Sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng

– Khai thác tối đa vỏ ngữ âm của ngôn ngữ

c) Kết bài

– Khái quát lại vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài thơ.

– Nêu cảm nhận của em về cảnh thiên nhiên ấy.

Đề 3: Phân tích cảnh thu và tình thu trong bài thơ “Câu cá mùa thu”

* Gợi ý trả lời

I. Mở bài

– Đôi nét về Nguyễn Khuyến: được mệnh danh là nhà thơ số một về quê hương, làng cảnh Việt Nam

– Bài thơ Câu cá mùa thu là một trong số những bài thơ chữ Nôm tiêu biểu nhất của Nguyễn Khuyến khi viết về quê hương, làng cảnh đó. Bài thơ đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp cảnh thu và tình thu

II. Thân bài

1. Cảnh thu

a. Cảnh thu được khắc họa từ sự thay đổi điểm nhìn

– Bức tranh mùa thu được thu vào tầm mắt theo điểm nhìn thay đổi từ gần đến cao xa, từ cao xa trở về gần: từ “thuyền câu bé tẻo teo” trong “ao thu” đến “tầng mây lơ lửng” rồi quay trở về với thuyền câu, ao thu

b. Cảnh thu trong bài là bức tranh mùa thu tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất cho “mùa thu của làng cảnh Việt Nam”

Những nét đặc trưng nhất của mùa thu Bắc bộ được phác họa trong bức tranh mùa thu với đầy đủ màu sắc và đường nét:

– Màu sắc:

+ “trong veo” “sóng biếc”, “trời xanh ngắt”: màu sắc thanh dịu

– Đường nét, chuyển động:

+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒sự chăm chú quan sát của tác giả

+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế

+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”⇒ “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”

– Sự hòa hợp trong hòa phối màu sắc:

+ Các sắc thái xanh khác nhau tăng dần về độ đậm: xanh màu “trong veo” của ao, xanh biếc của sóng, “xanh ngắt” của trời hòa với sắc vàng của lá ⇒ tăng thêm sự hài hòa thanh dịu

c. Cảnh thu được khắc họa đẹp nhưng tình lặng và đượm buồn

– Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu nhưng tĩnh vắng:

+ Ngõ trúc “khách vắng teo”: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng, làng quê ngõ xóm không có hoạt động nào của con người

+ Chuyển động nhưng là chuyển động rất khẽ: sóng “hơi gợn tí”, mây “lơ lửng”, lá “khẽ đưa” ⇒ không đủ sức tạo nên âm thanh

+ Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động rất khẽ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng

⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng

2. Tình thu (tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn thi nhân trước cảnh thu)

a. Tâm hồn yêu thiên nhiên, sự hòa hợp với thiên nhiên của con người

– Biểu hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả:

+ Khả năng quan sát và cảm nhận sâu sắc những hình ảnh, đường nét, màu sắc của mùa thu

Xem thêm  Chứng minh Chị Dậu là 1 người yêu thương chồng, con hết mực

+ Sự cảm nhận được thực hiện bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác và thường là sự hòa trộn nhiều cảm giác

– Hình ảnh con người xuất hiện trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:

Xem thêm: Soạn bài Câu trần thuật ngắn nhất – Soạn văn lớp 8

+ “ Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu

+ “Lâu chẳng được” : Không câu được cá

⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên, với mùa thu của làng cảnh Việt Nam của con người

b. Tấm lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha

– Đằng sau sự cảm nhận tinh tế về mùa thu của quê hương là tình yêu thiên nhiên. Sự hòa hợp với thiên nhiên cũng chính là một biểu hiện của lòng yêu nước

– Bức tranh mùa thu mang hồn dân tộc, vượt ngoài những khuôn sáo, ước lệ của thi pháp cũ không phải chỉ bởi tài năng mà còn bởi tình yêu đất nước của tác giả

– Hình ảnh người câu cá hững hờ trước việc câu cá ⇒ sự nặng lòng trước thế sự ⇒ nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương

3. Nghệ thuật khắc họa thành công cảnh thu và tình thu

– Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh

– Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.

– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công

– Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình

III. Kết bài

– Khái quát lại những nét đặc sắc về cảnh thu và tình thu trong tác phẩm

– Liên hệ cảm xúc bản thân trước cảnh thu và tâm hồn tác giả

Đề 4: Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo trong bài thơ “Thu điếu”

* Gợi ý trả lời

a) Mở bài

– Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu)

+ Nguyễn Khuyến (1838 – 1909), là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu nặng.

+ Câu cá mùa thu nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến. Bài thơ ghi lại cảm nhận và gợi tả tinh tế cảnh sắc mùa thu ở làng quê Bắc Bộ đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm sự thời thế kín đáo của Nguyễn Khuyến.

– Dẫn dắt vấn đề: Nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài Vội vàng.

b) Thân bài

– Nêu tóm gọn hoàn cảnh sáng tác và nội dung của chùm thơ thu, bài Thu điếu.

– Những từ ngữ gợi nên phong vị riêng của mùa thu Bắc Bộ:

+ Trong veo, biếc, xanh ngắt => tính từ

+ Gợn, khẽ đưa, lơ lửng => động từ

– Bức tranh mùa thu với những phong vị riêng của vùng quê Bắc Bộ Việt Nam: vẻ thanh sơ, dịu nhẹ

– Gợi nên nét đặc sắc của ao mùa thu

+ Nước trong veo, sóng gợn tí: sự tĩnh lặng, nước không chảy, đứng yên như một một kẻ “buồn thiu”.

+ “Bé” là nhỏ không lớn, chiếc thuyền câu bé tẻo teo lại nằm trên một cái ao nhỏ => gợi nên sự thu nhỏ của một không gian hẹp.

– Khách vắng teo, bé tẻo teo, sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa => các chuyển động trong bài thơ đều rất nhẹ, rất khẽ dường như không đủ để tạo âm thanh.

– Một tiếng động tạo nên âm thanh duy nhất: cá đớp động dưới chân bèo => nhưng nó cũng chỉ có ý nghĩa càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật. Đây là cái động duy nhất để nhận ra tất cả không gian xung quanh đều yên ắng quá.

– Sử dụng độc vận “eo”: Cách gieo vần “eo” là một từ vận rất khó gò vào mạch thơ, ý thơ nhưng tác giả lại sử dụng rất tài tình, độc đáo. Vần “eo” góp phần diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.

c) Kết bài

– Nêu tóm lược lại vấn đề: ngôn từ được sử dụng rất tài tình, độc đáo.

– Gợi mở vấn đề.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tổng hợp văn mẫu tiếng Trung theo nhiều chủ đề hay và ý nghĩa
Tổng hợp văn mẫu tiếng Trung theo nhiều chủ đề hay và ý nghĩa
Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu cuộc sống, top 200 nghị … – CMUS
Viết đoạn văn nghị luận về tình yêu cuộc sống, top 200 nghị … – CMUS
7 Viết đoạn văn tiếng Anh về vấn đề giao thông ở Việt Nam (8 mẫu
7 Viết đoạn văn tiếng Anh về vấn đề giao thông ở Việt Nam (8 mẫu
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Văn mẫu lớp 11: Phân tích bài thơ Tràng giang của Huy Cận
Top 7 mẫu Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết
Top 7 mẫu Viết đoạn văn về trang phục của một dân tộc mà em biết
Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 76) – Download.vn
Soạn bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ (trang 76) – Download.vn
Chuyện về những gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc – Baolongan.vn
Chuyện về những gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc – Baolongan.vn
Bài văn trình bày cảm xúc về ngày khai giảng ngắn gọn – Thủ thuật
Bài văn trình bày cảm xúc về ngày khai giảng ngắn gọn – Thủ thuật