Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Tác giả kim lân hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Ông còn được biết đến là nhà văn của làng quê, của những người nông dân bình dị. Hãy tìm hiểu vài nét về tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Kim Lân trong bài viết dưới đây nhé.
Vài nét về tiểu sử tác giả Kim Lân
Nhà văn Kim Lân có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1/8/1920, tại thôn Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Quê hương ông vốn là một làng quê nổi tiếng bởi truyền thống văn hóa, yêu nước, cách mạng và có nhiều người thành danh.
Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên ông chỉ học được hết tiểu học đã phải tự đi làm để phụ giúp gia đình. Nhờ chịu khó quan sát và suy ngẫm, lại có dịp đi đến nhiều làng xã nên từ hồi còn ít tuổi, ông đã có vốn hiểu biết khá dày dặn trong cuộc sống ở vùng Kinh Bắc.
Xem thêm: Ký hiệu yên Nhật là gì? Đồng yên Nhật có những loại mệnh giá nào?
Xem thêm: Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Nhà văn Kim Lân bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Bút danh Kim Lân của ông được lấy từ tên của nhân vật Đổng Kim Lân trong Tuồng Sơn Hậu, một vai ông đã từng diễn. Các tác phẩm của ông được đăng trên các báo Trung Bắc chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Ông viết nhiều về nông thôn Việt Nam, về cuộc sống lam lũ của người nông dân thời kỳ đó. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học như “Vợ nhặt”, “Làng”…
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Kim Lân tiếp tục làm báo và viết văn. Ông vẫn chuyên về truyện ngắn và viết về làng quê Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông được nhiều người biết đến trong giai đoạn này có thể kể đến tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng” (1955) và tập truyện ngắn “Con chó xấu xí” (1962).
Ngoài sáng tác văn học, tác giả Kim Lân còn tham gia đóng phim và kịch. Một số vai tiêu biểu ông tham gia diễn xuất có thể kể đến như vai lão Hạc trong phim Lý Cựu trong phim “Chị Dậu”, “Làng Vũ Đại ngày ấy”, cụ lang Tâm trong phim “Hà Nội 12 ngày đêm”…
Nǎm 2001, nhà văn Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Ông từ trần năm 2007 tại Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội sau một thời gian dài chống chọi với căn bệnh hen suyễn, hưởng thọ 87 tuổi.
Khái quát sự nghiệp sáng tác của Kim Lân
Xem thêm: Sổ Chủ Nhiệm Lớp 6( Theo Mau Mới) – Pgdtaygiang.edu
Sự nghiệp sáng tác của Kim Lân khá khiêm tốn, nhưng hầu hết các tác phẩm của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Điều này có lẽ xuất phát từ sự gần gũi của một nhà văn sinh ra từ đồng ruộng.
Trước năm 1945, tác giả Kim Lân tập trung vào những nếp sống sinh hoạt, những trò chơi dân gian tao nhã của người dân thông qua một loạt tác phẩm: Chó săn, Đôi chim thành, Con mã mái… Những trò chơi dân gian quen thuộc như chọi gà, thả diều, đấu vật, chơi cờ… đã được thể hiện một cách sinh động và hấp dẫn qua ngòi bút của nhà văn.
Sau năm 1945 được xem là giai đoạn thành công nhất của nhà văn Kim Lân với những tác phẩm ghi được dấu ấn lớn trong làng văn học Việt Nam. Ông vẫn trung thành với đề tài nông thôn và nông dân, nhưng cách tiếp cận đi sâu vào tìm hiểu những ngóc ngách trong đời sống đã khiến cho những sáng tác của ông trong giai đoạn này có giá trị rất lớn về nội dung và có tính giáo dục rất cao. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến truyện ngắn “Làng” năm 1948, “Vợ nhặt” in trong tập truyện “Con chó xấu xí” và tập truyện ngắn “Nên vợ nên chồng”.
Xem thêm: Hồ Xuân Hương là ai? Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp
Xem thêm: Tính chất hóa học của axit axetic và phương pháp điều chế – VOH
Có thể thấy, ông là một nhà văn chuyên về chủ đề nông thôn với hình ảnh người nông dân cực khổ, cam chịu cùng vẻ đẹp chân thực, bình dị trong cuộc sống. Chính bởi sự am hiểu và gắn bó với làng quê nên các tác phẩm của ông đều phản ánh rất chân thực cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người dân quê. Lối viết của nhà văn nhẹ nhàng, giàu tính tự sự, miêu tả chân thực về cuộc sống khổ cực của những người nông dân. Bên cạnh đó, nhờ biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật cùng văn phong giản dị và mang đậm màu sắc nông thôn nên hầu hết tác phẩm của ông đều được rất nhiều thế hệ độc giả yêu thích.
Khác với tư tưởng của các cây viết cùng đề tài, làng quê trong văn Kim Lân dẫu với các nhân vật nghèo vẫn không bao giờ bị lam lũ, thô mộc, tuềnh toàng vây bủa. Hình ảnh làng quê và người nông dân trong các tác phẩm của Kim Lân không u tối, bần hàn mà vẫn toát lên những nét yêu đời và sáng ngời lên những phẩm chất đáng trân trọng và ngợi ca. Tiêu biểu như ông Hai trong truyện ngắn “Làng” với lòng yêu nước, nhân vật Tràng trong “Vợ nhặt” với niềm khát khao về cuộc sống tốt đẹp và niềm tin vào ánh sáng của cách mạng.
Chính vì vậy, giá trị lớn nhất trong các tác phẩm của ông không phải giá trị hiện thực là bản cáo trạng mà là giá trị nhân đạo. Từ bóng tối hoàn cảnh, Kim Lân muốn làm tỏa sáng chủ nghĩa nhân văn tha thiết và cảm động.
Tư tưởng này xuyên suốt trong các tác phẩm của Kim Lân và có thể nhận thấy rõ nhất trong “Vợ nhặt”. Đây là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và đã được đưa vào trong sách giáo khoa ở Việt Nam. Truyện Làng được viết về nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một gia đình người tản cư thời đó.
Tổng hợp
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan