Duới đây là các thông tin và kiến thức về Soạn văn những câu hát về tình yêu quê hương hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Soạn bài Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
Câu 1 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Ý đúng: b và c
– Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, ta nhận ra thông qua hệ thống từ ngữ xưng hô “chàng”, “nàng”
– Lối hát đối đáp thường được sử dụng trong ca dao vì: mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng hát đối đáp trong lao động
Câu 2 (trang 39 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– Hình thức hát đối đáp trong hát đố
+ Trai, gái thử tài nhau- đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử
– Câu hỏi và lời đáp hướng về nhiều địa danh ở nhiều kì của vùng Bắc Bộ: không chỉ có đặc điểm địa lý tự nhiên, mà còn có cả dấu vết lịch sử, văn hóa nổi bật.
+ Người hỏi am hiểu tường tận và chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi
+ Người đáp hiểu rõ nhất và trả lời đúng ý người hỏi
– Sự hỏi đáp thể hiện sự chia sẻ, hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước, là cách để hai người bày tỏ tình cảm
Câu 3 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
– Cụm từ “Rủ nhau” phổ biến trong ca dao Việt Nam.
+ Sự thân thiết tới mức có thể sử dụng quan hệ gần gũi, thân thiết
+ Người rủ và người được rủ có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.
– Cách tả: bài ca gợi nhiều hơn tả- thông qua việc gợi nhắc tới Kiếm Hồ, Thê Húc, Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút
Xem thêm: Viết đoạn văn giới thiệu đất nước mình – Kim Ngan – HOC247
– Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, đền, đài và tháp tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng.
– Địa danh gợi lên những vùng đất âm vang lịch sử, văn hóa
→ Gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long, đất nước
– Câu cuối là dòng thơ xúc động nhất, sâu lắng nhất trực tiếp tác động tới tình cảm người nghe.
+ Câu hỏi nhắc nhở các thế hệ con cháu tiếp tục giữ gìn và xây dựng non nước.
Câu 4 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Cảnh xứ Huế trong bài tả cảnh:
+ Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế đẹp, thơ mộng, tươi mát
+ Cảnh đẹp vào xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, vừa bao la, quây quần
+ Non xanh, nước biếc cứ bao quanh xứ Huế
+ Cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra
– Có nhiều chi tiết gợi hơn tả. Định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét.
– Bài ca có nhiều chi tiết gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con người thiên lí xứ Huế.
– Đại từ phiếm chỉ “ai” trong lời mời, lời nhắn nhủ cùng nhiều bài khác
– Nó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới chưa quen biết
→ Lời mời, lời nhắn gửi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu.
Câu 5 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Xem thêm: Reading – Unit 1 Trang 12 SGK Tiếng Anh 12 – Loigiaihay.com
– Nét đặc biệt trong hai dòng thơ đầu bài 4 : dòng thơ 12 tiếng thay vì lục bát; phép điệp từ, đảo ngữ.
– Tác dụng, ý nghĩa: gợi sự to lớn, rộng rãi, tràn đầy sự sống.
Câu 6 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Hình ảnh cô gái được so sánh:
+ Chẽn lúa đòng đòng
+ Ngọn nắng hồng ban mai
→ Có sự tương đồng trẻ trung phơi phới với sức sống đang xuân
– Hai câu thơ cuối tạo điểm nhấn cho toàn bài khi làm nổi bật lên vẻ đẹp của cô gái.
⇒ Chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm và đầy sức sống.
Câu 7 (trang 40 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Bài ca dao số 4 là lời chàng trai:
+ Chàng trai thấy cánh đồng mênh mông và cô gái với vẻ đẹp mảnh mai, trẻ trung, đầy sức sống
+ Chàng trai ngợi ca cánh đồng và cô gái
→ Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái
– Ý kiến khác cho rằng đây là lời của cô gái:
+ Trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình
+ Cô gái như “chẽn lúa đòng đòng” đẹp vẻ đẹp tự nhiên, tinh khiết, tươi tắn
Xem thêm: 10 Bài văn phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh hay nhất
+ Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và sự đối lập
+ Sự đối lập giữa mênh mông rộng lớn với chẽn lúa nhỏ nhoi
⇒ Sự lo lắng, than vãn về số phận nhỏ bé, bất định của cô gái
Luyện tập
Bài 1 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Thể thơ trong cả 4 bài ca dao trên: lục bát và lục bát biến thể, thể thơ tự do
+ Bài 1: có sự thay đổi số từ ở câu 6 và câu 8
+ Bài 2: thể lục bát
+ Bài 3: kết thúc là dòng lục, không phải dòng bát
+ Bài 4: thể thơ tự do thể hiện ở 2 dòng thơ đầu
Bài 2 (trang 48 sgk ngữ văn 7 tập 1)
Tình cảm được thể hiện trong bốn bài ca: tình yêu quê hương, đất nước, con người:
+ Gợi nhiều hơn tả, nhắc tới tên địa danh với những cảnh sắc, lịch sử, văn hóa của từng địa danh
+ Phía sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn là tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người
Bài giảng: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người – Cô Trương San (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:
- Từ láy
- Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả
- Quá trình tạo lập văn bản
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:
- Soạn Văn 7 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 7 (siêu ngắn)
- Soạn Văn 7 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 7
- Tác giả – Tác phẩm Văn 7
- Lý thuyết, Bài tập Tiếng Việt – Tập làm văn 7
- 1000 câu trắc nghiệm Ngữ văn 7 có đáp án
- Giải vở bài tập Ngữ văn 7
- Top 48 Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- (mới) Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại khoahoc.vietjack.com
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan