Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
“ Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 9. Kiến Guru chia sẻ đến bạn đọc sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương nhằm hỗ trợ việc ôn tập các nội dung kiến thức của câu chuyện này một cách có hệ thống, cô đọng và ngắn gọn nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo:
Thông tin “Chuyện người con gái Nam Xương” – sơ đồ tư duy
Trước khi đi vào phần vẽ sơ đồ Chuyện người con gái Nam Xương, bạn đọc cùng Kiến tìm hiểu nội dung sơ lược về cuộc đời của tác giả và cũng như tác phẩm này nhé!
1 – Tác giả
- Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (đến nay vẫn chưa rõ năm sinh năm mất). Nguyễn Dữ là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện – Hải Dương.
- Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài, đời sống nhân dân nghèo khổ, lầm than.
- Cuộc đời: Là một tri thức tâm huyết, học rộng tài cao, nhưng do bất bình với thời cuộc nên Nguyễn Dữ chỉ làm quan trong một thời gian ngắn rồi lui về ở ẩn tại 1 vùng núi Thanh Hóa.
- Sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Truyền kì mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng lối văn tản mạn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả.
2 – Tác phẩm
- Khái quát về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
“ Chuyện người con gái Nam Xương” được trích từ chương thứ 16 trong 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục (giải thích tên tiếng Hán: ghi chép tản mạn những câu chuyện kỳ lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Câu chuyện này được lấy cảm hứng từ một câu chuyện cổ dân gian là “ Vợ chàng Trương” và được Nguyễn Dữ “ nhào nặn lại” dưới bàn tay nghệ thuật của mình.
- Tóm tắt:
Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, đảm đang thùy mị. Chồng là Trương Sinh, phải đi lính sau khi lấy nàng về không được bao lâu. Nàng một mình quán xuyến cơ nghiệp vừa chăm sóc mẹ già và con nhỏ. Để dỗ con, Vũ Nương vẫn thường xuyên chỉ vào bóng mình trên tường nhà và bảo đó là cha nó. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người cha này. Vì nghi ngờ, chồng của nàng mắng nhiếc và đuổi nàng đi. Phẫn uất, Vũ Thị Thiết tắm gội chay sạch rồi chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.
- Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”): bị chồng nghi oan. Vũ Nương tự vẫn.
- Đoạn 2 ( phần còn lại): nỗi oan được giải, Vũ Nương được cứu sống nhưng vẫn không trở về đoàn tụ cùng gia đình.
Phần 2 – Gợi ý vẽ sơ đồ “Chuyện người con gái Nam Xương”
Xem thêm: Sử dụng Format Painter để copy định dạng trong word
Sau khi đã tìm hiểu chung, mời bạn đọc tham khảo phần sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương để có cái nhìn tổng quan, đầy đủ và chi tiết nhất về tác phẩm này:
1 – Sơ đồ “ Chuyện người con gái Nam Xương”
Thông qua chuyện người con gái nam xương sơ đồ tư duy, toàn cảnh bức tranh cốt truyện hiện lên rõ nét trước mắt người đọc. Chuyện kể về cuộc đời và số phận của nàng Vũ Nương. Thông qua bi kịch của nàng, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự chua xót cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền với những chiến tranh liên miên. Mang trong mình những vẻ đẹp đáng trân trọng là thế nhưng người phụ nữ ấy lại bị rẻ rúng, chà đạp và bị dồn đến bước đường cùng. Bên cạnh đó, tác phẩm còn tái hiện rõ nét hình tượng nhân vật Trương Sinh – điển hình cho những thói hư tật xấu của người đàn ông trong xã hội cũ. Để có cái nhìn tổng quan nhất về tác phẩm, bạn đọc hãy tham khảo sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương dưới đây:
2 – Sơ đồ nhân vật Vũ Nương
Nhân vật Vũ Nương, nhân vật chính của tác phẩm được khắc họa rõ nét từ vẻ đẹp đến cuộc đời, số phận bi kịch. Mời bạn đọc tham khảo sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương để hiểu hơn về những bi kịch, bất hạnh mà nhân vật này phải trải qua:
3 – Sơ đồ phân tích nhân vật Vũ Nương
Xem thêm: Tìm hiểu Khối C15 gồm những môn nào, ngành nào, trường nào?
Vũ Nương là nhân vật chính được tác giả tập trung khắc họa trong tác phẩm. Để có thể phân tích được nhân vật này, mời bạn đọc tham khảo phần hướng dẫn vẽ sơ đồ chuyện người con gái nam xương – nhân vật Vũ Nương ngắn gọn và khoa học nhất:
Vũ Nương là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Nàng được khắc họa tiêu biểu cho những kiếp người phụ nữ trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ thời xưa. Qua câu chuyện này, cuộc đời và bi kịch của nàng Vũ Thị Thiết hiện lên khiến người đọc thương cảm. Vẻ đẹp của nàng được Nguyễn Dữ giới thiệu ở phần đầu tác phẩm là “ người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp”. Bên cạnh đó, Vũ Nương còn là người vợ hiền, khuôn phép: biết tính Trương Sinh đa nghi nên hết sức giữ gìn khuôn phép, khi chồng phải đi lính thì không mong công danh sự nghiệp mà chỉ hy vọng chồng trở về bình an, hết lòng chung thủy chăm sóc con và chờ đợi chồng trở về. Trong thời gian chồng xa nhà, nàng đã một mình sinh con, chăm sóc con và yêu thương hết mực. Hằng đêm, nàng chỉ cái bóng của mình trên tường để dỗ dành con nói đấy là cha của nó.
Không những thế, Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo. Khi chồng đi vắng, tận tình chăm sóc mẹ chồng già yếu, ốm đau. Nàng lo chạy chữa thuốc thang cho mẹ qua khỏi, thành tâm lễ bái thần phật. Những tưởng với những vẻ đẹp và tấm lòng ấy, nàng sẽ có một cuộc sống an nhàn hạnh phúc khi người chồng trở về từ chiến trường nhưng nghiệt ngã thay, cuộc đời ấy lại gặp phải những đắng cay, oan khuất. Những bi kịch của Vũ Nương một lần nữa đã tố cáo chiến tranh phi nghĩa và chế độ phong kiến đương thời đã đẩy số phận người phụ nữ đến bước đường cùng.
4 – Sơ đồ Giá trị hiện thực và nhân đạo
Không chỉ gợi mở cuộc đời và số phận bất hạnh của nàng Vũ Nương, tác phẩm này còn giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
- Về giá trị hiện thực: Thân phận của Vũ Nương tiêu biểu cho những kiếp người phụ nữ đang sống trong xã hội phong kiến thế kỉ XVI – một xã hội với tư tưởng trọng nam khinh nữ và chiến tranh phong kiến phi nghĩa gây ra biết bao đau thương, mất mát và làm ly tán hạnh phúc gia đình.
- Về giá trị nhân đạo: Thông qua xây dựng những bi kịch của nàng Vũ Nương trong câu chuyện, Nguyễn Dữ vừa thể hiện sự xót xa, đồng cảm với những mảnh đời éo le đấy, đồng thời ông cũng phát hiện để rồi trân trọng và nâng niu những vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ: đó là sự thủy chung, yêu chồng và thương con, hiếu thảo… Bên cạnh đó, giá trị nhân đạo còn là sự tố cáo lên án những thế lực tàn bạo, tố cáo những cổ tục nghiệt ngã và chiến tranh phong kiến đương thời đã làm hại con người. Từ đó, ông đề cao ước mơ về một cuộc sống hạnh phúc cho những người phụ nữ trong xã hội xưa.
Xem thêm: Đề thi lớp 8 năm 2023 (mới nhất, có đáp án) – VietJack.com
Bạn đọc có thể tham khảo phần sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương phần giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo để nắm được khái quát, tổng quan nhất về những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến với người đọc:
Tổng kết
Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo, đặc biệt là chi tiết chiếc bóng. Chính chi tiết này đã tạo nên tính bất ngờ, đẩy cốt truyện lên đến cao trào đồng thời cũng tăng thêm tính bi kịch cho truyện
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình, nhân vật hiện lên thông qua lời nói, cử chỉ và hành động. Các lời trần thuật và đối thoại của nhân vật sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ, các điển tích, điển cố nhưng vẫn khắc họa đậm nét và chân thật nội tâm nhân vật.
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo làm nổi bật giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Giá trị nội dung:
Nguyễn Dữ đã mượn cuộc đời của nhân vật Vũ Nương để tố cáo hiện thực xã hội phong kiến với chiến tranh phi nghĩa bất công, đồng thời cũng ca ngợi phẩm chất tốt đẹp có ở người phụ nữ bấy giờ. Đây là một tác phẩm quan trọng và xuất hiện nhiều trong các kỳ thi sắp tới mà bạn đọc nên tìm hiểu kỹ về giá trị nội dung, nghệ thuật và vẽ sơ đồ tư duy chuyện người con gái Nam Xương để quá trình ôn tập, hệ thống kiến thức diễn ra dễ dàng nhất.
Kết luận
Vừa rồi, Kiến Guru đã chia sẻ tổng hợp sơ đồ tư duy chuyện người con gái nam xương đầy đủ, ngắn gọn và khái quát nội dung sơ lược nhất. Hy vọng bài viết này có thể hỗ trợ bạn đọc trong quá trình ôn tập và ghi nhớ các kiến thức liên quan đến tác phẩm này.
Ngoài ra, bạn đọc đừng quên theo dõi các chủ đề học tốt môn Ngữ Văn 9 của chúng mình để tiếp nhận thêm nhiều tài liệu hay ho nhé. Kiến Guru chúc bạn học tốt!
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan