Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Sơ đồ tư duy bài người con gái nam xương hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Để nắm được các kiến thức cơ bản về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, mời các em tham khảo hệ thống kiến thức và sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ do Đọc Tài Liệu biên soạn. Hy vọng rằng tài liệu này giúp các em nắm nội dung bài học một cách khoa học và đầy đủ nhất.
*******
Sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
– Luận điểm 1: Phân tích nhân vật Vũ Nương
+ Những phẩm chất cao đẹp của nhân vật Vũ Nương
+ Nỗi oan và cái chết của Vũ Nương
– Luận điểm 2: Phân tích nhân vật Trương Sinh
– Luận điểm 3: Ý nghĩa chi tiết cái bóng.
“Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc họa thành công vẻ đẹp truyền thống và số phận oan nghiệt của người phụ nữ đương thời. Điều này được thể hiện qua nghệ thuật dựng truyện và xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Vũ Nương là một người con gái đẹp người, đẹp nết, đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời kì phong kiến: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Trương Sinh vì cảm mến cái dung hạnh ấy nên đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới về làm vợ. Sau đó, nhà văn tập trung làm nổi bật vẻ đẹp đức hạnh của nàng, bằng việc đặt Vũ Nương vào rất nhiều hoàn cảnh, tình huống và các mối quan hệ xung quanh như với chồng, với mẹ chồng và với đứa con trai tên là Đản, từ đó góp phần bộc lộ trọn vẹn tính cách, phẩm hạnh của nàng.
Xem chi tiết: Phân tích Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
Tóm tắt dựa trên mạch chính:
– Cuộc sống của Vũ Nương khi được gả về nhà Trương Sinh cho đến trước khi Trương Sinh trở về (từ đầu… như đối với cha mẹ đẻ mình)
– Số phận oan khuất của Vũ Nương (tiếp… nhưng việc trót đã qua rồi)
– Vũ Nương được giải oan (còn lại)
Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lang vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian, Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Biết vợ bị oan Trương Sinh đã lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đạ tạ chàng rồi biến mất.
Xem thêm nhiều bài mẫu: Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
Tình tiết truyện theo tình huống:
– Trước khi đi lính:
+ Vừa xây dựng gia đình, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc.
+ Đất nước có chiến tranh, triều đình bắt đi lính đánh giặc. Tuy là con nhà hào phú, nhưng không có học nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu.
+ Xa gia đình trong cảnh mẹ già, xa vợ đang bụng mang dạ chửa.
– Khi trở về:
+ Mẹ đã mất, con trai đang tuổi học nói.
+ Tin vào câu nói của con nên đã hiểu lầm.
+ Ghen tuông mù quáng, không tin tưởng vợ mình nên đã đẩy người vợ đến cái chết oan ức.
+ Sau đó, biết là mình đã nghi oan cho vợ nhưng việc đã qua rồi.
Bày tỏ niềm ân hận:
– Ân hận vì mình đã mù quáng nghi oan cho vợ khiến gia đình tan nát
– Mong mọi người nhìn vào tấm bi kịch gia đình để rút ra bài học.
Xem thêm: 17/7 là ngày gì? Mệnh gì? Cung hoàng đạo gì? Có sự kiện nổi bật
Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi, Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, chẳng lẽ hơn một năm xa cách, nàng lại trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Ghen tuông mù quáng khiến tôi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : “Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp…”.
Xem thêm bài văn mẫu Đóng vai Trương Sinh kể lại Chuyện người con gái Nam Xương hoặc một dạng bài khác tương tự là đóng vai Vũ Nương kể lại Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
Chuyện người con gái Nam Xương mang đậm giá trị hiện thực sâu sắc. Một tác phẩm văn học có giá trị hiện thực khi nó phản ánh một cách chân thực những nét bản chất nhất của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Vì thế, từ “Chuyện nguời con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã phản ánh chân thực một xã hội phong kiến bất công, gây nhiều khổ đau cho người phụ nữ. Điều này được thể hiện qua hình tượng nhân vật Trương Sinh. Có thể nói, Trương Sinh là con đẻ của xã hội Nam quyền phong kiến. Trong truyện, Trương Sinh được giới thiệu là con nhà hào phú “xin trăm lạng vàng cưới vợ” nhưng lại ít học, luôn có tính đa nghi, ghen tuông, bảo thủ, độc đoán thiếu bao dung với cả người vợ của mình…
Và đây chính là những bản chất của xã hội phong kiến nam quyền “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, đề cao người đàn ông trong gia đình và xã hội, đã dồn đẩy thân phận người đàn bà vào số phận oan nghiệt. Đồng thời, trong xã hội ấy, chiến tranh loạn lạc phi nghĩa, liên miên xảy ra đã phá tan đi biết bao nhiêu là hạnh phúc gia đình, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiên, đẩy họ hoàn cảnh “cùng đường tuyệt lộ”. Trương Sinh phải đi lính, xa cách mẹ già và người vợ mới cưới.
Xem thêm: Phân tích nỗi oan khuất của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Sơ đồ tư duy nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
– Luận điểm 1: Vũ Nương – người con gái với những phẩm chất tốt đẹp
+ Thủy chung, son sắt với chồng
+ Hiếu thảo với mẹ chồng
+ Yêu thương con hết mực
– Luận điểm 2: Số phận oan nghiệt và bất hạnh của Vũ Nương.
Xem thêm tài liệu văn mẫu phân tích nhân vật Vũ Nương hoặc đoạn văn ngắn sau:
Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương mang một số phận bất hạnh. Ngay khi mở đầu, nàng đã mang số phận cô đơn, buồn tủi khi chồng đi lính. Vừa mới lấy nhau chưa được bao lâu thì Trương Sinh đi lính. Người phụ nữ ấy phải xa chồng một quãng thời gian dài ba năm. Trong khoảng thời gian ấy, Vũ Nương đã chu toàn hết mọi việc trong gia đình. Nhưng trong nàng vẫn mang sự cô đơn, thiếu bóng hình chồng. Chi tiết cái bóng trong truyện không chỉ để nói về sự quan tâm của Vũ Nương với bé Đản để mong con có một người cha. Mà chi tiết này nói đến nỗi nhớ chồng của nàng. Vũ Nương còn mang số phận bất hạnh khi nàng bị chồng nghi oan có người khác. Khi Trương Sinh trở về, nghe lời con thơ, chàng ta đã nghi ngờ vợ thất tiết. Vũ Nương mặc dù đã giải thích bằng tình nghĩa vợ chồng nhưng Trương Sinh không nghe. Nàng đã chọn cái chết đã chứng minh sự trong sạch của bản thân. Nhưng chính sự trong sạch của nàng, mà nàng đã không chết mà ở dưới thủy cung. Và chi tiết cuối, nàng đã được trở về gặp lại chồng con lần cuối và được minh oan cho chính bản thân mình.
Xem thêm: Cảm nhận về bi kịch của nhân vật Vũ Nương
Sơ đồ tư duy cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương
Luận điểm 1: Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương
Luận điểm 2: Nỗi đau, oan khuất của Vũ Nương
Luận điểm 3: Liên hệ Vũ Nương với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay
Người con gái tên Vũ Nương đó đã phải chết trong oan khuất, tủi hờn như vậy. Nhưng do phẩm giá cao quý và đức hạnh của nàng đã làm trời đất cảm động. Cuối cùng thì nàng cũng được giải oan, khi mà Trương Sinh trong một đêm không ngủ ngồi soi bóng mình trên tường thì con trai anh nhìn thấy nó vui mừng nói lớn “Cha con đó”. Trương Sinh biết mình đã nghi oan cho vợ nhưng hối hận thì đã muộn màng. Còn Vũ Nương sau khi chết được cứu giúp rồi được lập đàn siêu thoát bay về trời làm tiên nữa, thoát kiếp con người khổ đau bất hạnh.
Tham khảo thêm: Dàn ý cảm nhận về nhân vật Vũ Nương
Sơ đồ tư duy nguyên nhân cái chết của Vũ Nươngtrong Chuyện người con gái Nam Xương
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lời nói ngây thơ của bé Đản đã vô tình gây nên mối hiểu lầm của Trương Sinh.
+ Nguyên nhân đáng trách nhất để dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương đó là tính cách đa nghi, ít học của Trương Sinh. Khi nghe lời nói ngây thơ của con trẻ, chàng chẳng thèm suy xét đúng sai hay lắng nghe những lời phân trần mà vội vàng kết tội vợ mình. Chính sự hồ đồ, độc đoán, tệ bạc này của Trương Sinh là nguyên nhân quan trọng nhất đẩy Vũ Nương đến đường cùng không lối thoát. Nếu Trương Sinh là một người tỉnh táo và biết lắng nghe, suy xét, có lẽ bi kịch này sẽ không xảy ra.
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
+ Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương ta càng thấy rõ lời tố cáo xã hội phong kiến khi đã dung túng cho cái ác xấu xa, tàn bạo. Đồng thời, qua hình tượng nhân vật, nhà văn bày tỏ niềm thông cảm sâu sắc đối với số phận người phụ nữ. Những con người nhỏ bé, yếu đuối trong xã hội phong kiến đương thời. Số phận của Vũ Nương đâu của chỉ riêng Vũ Nương. Nỗi đau số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
Kiến thức về tác giả Nguyễn Dữ và Chuyện người con gái Nam Xương
A. Tác giả Nguyễn Dữ
– Nguyễn Dữ – có sách phiên âm là Nguyễn Tự (chưa rõ năm sinh năm mất)
– Quê quán: Ông là người huyện Trường Tân, nay là Thanh Miện – Hải Dương
– Nguyễn Dữ sống vào nửa đầu thế kỉ XVI, là thời kì Triều đình nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền lực, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài
– Sự nghiệp sáng tác: Ông học rộng tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo về, sống ẩn dật ở vùng núi Thanh Hóa. Đó là cách phản kháng của nhiều tri thức tâm huyết đương thời
B. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
Xem thêm: Đóng vai cô kĩ sư kể lại cuộc gặp gỡ với anh thanh niên lớp 9
I. Tìm hiểu chung
1. Hoàn cảnh sáng tác
“Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương” thuộc Truyền kì mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền), được viết ở thế kỉ XVI. Chuyện người con gái Nam Xương có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”, là thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục
2. Tóm tắt
Vũ Nương tên thật là Vũ Thị Thiết, là cô gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, lấy Trương Sinh con nhà khá giả nhưng vô học, vũ phu. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính. Mẹ chồng nàng vì nhớ thương con mà bệnh nặng qua đời, một mình Vũ Nương gánh vác mọi thứ, tự sinh con một mình đặt tên là Đản. Để bù đắp cho con sự thiếu thốn tình cha, đêm đến Vũ Nương chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha Đản. Khi Trương Sinh trở về nhất quyết bé Đản không chịu nhận cha và nói cha đản thường đến vào buổi tối. Lúc này Trương Sinh nghi ngờ vợ bèn mắng nhiết đánh đuổi nàng, Vũ Nương hết lời giải thích minh oan nhưng chành đều không tin, rồi nàng gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Ít lâu sau bé Đản chỉ bóng Trương Sinh trên tường và bảo đó là cha Đản thì Trương Sinh mới thấu nỗi oan của vợ. Cùng làng Trương Sinh có Phan Lang vì đã cứu thần rùa Linh Phi nên được trả ơn. Trong một bữa tiệc dưới thủy cung, Phan Lang nhận ra Vũ Nương. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương nhớ chồng con da diết và xin nói với Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ trở về. Khi Trương Sinh lập đàn giải oan thì Vũ Nương có hiện lên nhưng chỉ nói vài câu rồi biến mất.
3. Giá trị nội dung
– Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
– Niềm cảm thương cho số phận bi kịch của họ đòng thời lên án tố cáo các lễ giáo phong kiến vô nhân đạo, các hủ tục hà khắc trong chế độ phong kiến đương thời.
4. Giá trị nghệ thuật
– Truyện viết bằng chữ Hán
– Kết hợp những yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo, hoang đường với cách kể chuyện , xây dựng nhân vật thành công
II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm
1. Nhân vật Vũ Nương
a. Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương
– Vẻ đẹp trước khi lấy chồng: là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp” ⇒ một vẻ đẹp chuẩn mực
– Trong cuộc sống vợ chồng:
+ Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng thất hòa ⇒ Tạo dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình
– Khi tiển chồng đi lính:
+ Dặn dò cẩn thận, đầy tình nghĩa, thủy chung
+ Nàng không mong chồng khi trở về mang “ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ” mà chỉ mong chồng bình yên → ko màng danh lợi
– Khi xa chồng:
+ Đảm đang: Là người mẹ hiền, dâu thảo.
+ Là người vợ thuỷ chung yêu chồng tha thiết: hằng đêm vẫn chỉ vào bóng mình và bảo với con đó là cha nó để vơi đi nỗi nhớ chồng
+ Tận tình, chu đáo rất mực yêu thương con
+ Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay chu tất
⇒ Là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu người phụ nữ
– Khi bị chồng vu oan:
+ Phân trần để chồng hiểu tấm lòng thủy chung của mình.
+ Nói lên nỗi đau đớn, thất vọng vì không hiểu.
Xem thêm: 99+ Những câu nói hay về tình bạn ngắn gọn, hài hước, chất
+ Thất vọng tột cùng, nàng chọn cái chết để bày tỏ tấm lòng mình.
⇒ Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, hiếu thảo, chung thủy, hết lòng vun đắp hạnh phúc gia đình
b. Số phận bi kịch của Vũ Nương
– Nguyên nhân của nỗi oan khuất và cái chết bi thảm của Vũ Nương
+ Cuộc hôn nhân không bình đẳng, chiến tranh phi nghĩa
+ Tính Đa nghi của Trương Sinh
+ Lời nói ngây ngô của đứa trẻ con
– Ý nghĩa:
+ Tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến trọng quyền uy người đàn ông và kẻ giàu
+ Bày tỏ niềm cảm thương của tác giả với người phụ nữ
2. Nhân vật Trương Sinh
– Là người không có học thức
– Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng
– Có tính đa nghi, trở về rất buồn vì mẹ mất.
– Cách xử sự của Trương Sinh khi nghe lời bé Đản nói thể hiện sự hồ đồ, độc đoán ⇒ chính sự ghen tuông mù quáng của Trương Sinh là một nguyên nhân dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
⇒ Tác giả phê phán sự ghen tuông mù quáng, bày tỏ sự cảm thông và ngợi ca người phụ nữ đức hạnh mà phải chịu nhiều đau khổ, bất hạnh.
3. Những yếu tố kì ảo
– Những yếu tố kì ảo trong tác phẩm:
+ Chuyện Phan Lang nằm mộng thả rùa
+ Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương dưới thủy cung
+ Vũ Nương hiện về giữa uy nghi
⇒ Là những yếu tố hoang đường nhưng vẫn rất thực và gần gũi
– Ý nghĩa:
+ Hoàn chỉnh nét đẹp của Vũ Nương
+ Kết thúc có hậu
+ Không giảm tính bi kịch của tác phẩm, mà tăng giá trị tố cáo và niềm thương cảm của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ.
Tham khảo thêm một số tài liệu học tập về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:
- Đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Vũ Nương, Trương Sinh
- Các đề văn về Chuyện người con gái Nam Xương
- Dàn ý phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Chuyện người con gái Nam Xương
*******
Trên đây là sơ đồ tư duy Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ do Đọc tài liệu biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 12 được cập nhật đầy đủ tại doctailieu.com em nhé. Chúc các em luôn học tốt.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan