Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Sinh viên chạy deadline hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
“Nước đến chân mới nhảy” có phải thói quen sinh viên nên duy trì?
Những ngày này, dường như chúng ta có thể nghe thấy những người trẻ, đặc biệt là sinh viên, than thở về “deadline” nhiều hơn bao giờ hết. Trong hoàn cảnh hầu hết các trường đại học vẫn tổ chức cho sinh viên học và thi trực tuyến thì số lượng và hình thức bài tập cần làm cũng nhiều và đa dạng hơn trước, để có thể đánh giá sinh viên khách quan hơn.
Cũng vì vậy mà mạng xã hội xuất hiện không ít những bài đăng “than thở” về việc “chạy deadline bở hơi tai”.
Nhiều sinh viên đang “chạy với deadline” đúng nghĩa
Xem thêm: Cách dùng WHEN, WHILE, BEFORE và AFTER trong tiếng Anh
Bằng một cách nào đó mà giới trẻ ngày nay hay “tự hào” với nhau rằng bản thân có một “siêu năng lực”: Đó là hoàn thành bài tập và công việc ngay trước hạn cuối. Bài tập, tiểu luận hay những kiến thức học trên lớp thường phải “để dành” đến ngày cuối mới “có hứng” và “chịu” làm.
Hoàn thành từ sớm thì lại thấy có gì đó “sai sai”, nên phải để sát deadline rồi chạy mới hừng hực khí thế. Những ngày trước, ông bà ta có câu “nước đến chân mới nhảy” để chỉ những trường hợp như này, rằng đến lúc cần thiết rồi mới cuống cuồng chân tay. Nhưng nhiều bạn trẻ bây giờ thậm chí còn “chêm” thêm vế sau với tính chất “gấp gáp” hơn “ba nghìn lần” như “nước đến cổ mới từ từ bơi”…
“Chạy deadline” vốn mang ý nghĩa là “hoàn thành việc cần làm” nhưng giờ đây nhiều lúc lại bị biến tấu theo kiểu “chạy với deadline” đúng nghĩa: “Deadline đuổi thì em chạy vậy thôi”…
Chạy đua với thời gian – một “môn thể thao” mạo hiểm nhưng lại được nhiều bạn trẻ chấp nhận thử thách. Có thể vì lười, cũng có thể chỉ “vì đam mê” khó nói.
Một con dao hai lưỡi?
Xem thêm: Tập làm văn lớp 5 | Văn mẫu lớp 5 | 300 bài văn hay lớp 5
Giống như bao sự vật, sự việc khác, việc “chạy đua với deadline” cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực rõ ràng.
Về mặt tích cực: Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng áp lực sát giờ luôn có thể khiến chúng ta hoạt động não bộ năng suất nhất có thể. Một sinh viên thậm chí có thể hoàn thành mấy bài tiểu luận dài chỉ trong một, hai ngày.
Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều người không thể bỏ thói quen “nước đến chân mới nhảy” vì ung dung và tự tin rằng bản thân vẫn có thể hoàn thành được bài tập hay việc cần làm trong một thời gian ngắn nên không cần thiết phải làm từ quá sớm.
Xem thêm: BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4 + Na2SO4 + HCl – VietJack.com
Về mặt tiêu cực: Chúng ta thậm chí có thể nhìn thấy nhiều “lỗ hổng” trong thói quen này hơn nữa. Việc cứ đến sát giờ mới vội vàng làm không chỉ tạo cho chúng ta thói quen ỷ lại và lười biếng mà còn khiến chúng ta quen với việc “than vãn deadline” hơn. Trong khi đó, nhiều lúc, chúng ta thậm chí có dư dả thời gian để hoàn thành sớm rồi tận dụng thời gian còn lại để làm những việc có ích khác.
Không chỉ vậy, mà việc làm một cách gấp gáp còn khiến chúng ta không có nhiều thời gian để chỉn chu hay đầu tư vào bài tập, vào công việc. Dẫn đến nhiều khi “hối hận” vì đã không chăm chỉ để đạt được kết quả tốt hơn. Và không chỉ có vậy, căng thẳng và áp lực sát hạn chót có thể thường xuyên ập đến nếu chúng ta cứ liên tục duy trì thói quen này.
Như mọi người đã biết, “stress liên tục” chưa và không bao giờ có lợi cho não, tinh thần hay sức khỏe của chúng ta. Thậm chí, nó còn khiến chúng ta không thể tập trung làm việc. Và việc “thức thâu đêm suốt sáng” thực sự có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta.
Do vậy, thay vì ỷ lại hạn cuối quá nhiều, sinh viên chỉ nên “tận dụng siêu năng lực” với những bài tập hay việc làm gấp, còn những việc và bài tập có thời gian để chuẩn bị thoải mái thì tốt hơn hết vẫn nên “khởi động” chân tay từ sớm để không nuối tiếc về sau. Vì nhỡ đâu, một điểm F đáng sợ có thể xuất hiện sau lần chạy deadline muộn thì sao…?
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan