Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Quản lý nhà nước là gì hay nhất và đầy đủ nhất
Quản lý nhà nước là một khái niệm được sử dụng tương đối phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được quản lý nhà nước là gì. Trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc vấn đề này.
Quản lý nhà nước là gì?
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể có quyền lực nhà nước bằng pháp luật đến các đối tượng được quản lý nhằm thực hiện các chức năng và chức năng đối ngoại của nhà nước.
Chủ thể của hoạt động quản lý nhà nước gồm: cơ quan nhà nước, cá nhân được ủy quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Hoạt động quản lý hiện nay được thực hiện trên các lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiện các chức năng đối với hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng
Quản lý nhà nước là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Từ khi xuất hiện, Nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội được xem là quan trọng, cần thiết. Quản lý nhà nước được thực hiện bởi toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước. Điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý nhà nước và các hình thức quản lý khác (ví dụ: quản lý của xã hội cộng sản nguyên thủy…) thể hiện:
– Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước;
– Quản lý nhà nước được thực hiện bằng bộ máy quản lý chuyên nghiệp;
– Quản lý nhà nước chủ yếu dựa trên cơ sở pháp luật;
– Quản lý nhà nước thể hiện cả tính giai cấp và tính xã hội;
– Có đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước chuyên trách được hưởng chế độ đãi ngộ riêng.
Như vậy, quản lý nhà nước theo nghĩa rộng là hoạt động điều chỉnh các quá trình xã hội nhằm bảo đảm trật tự xã hội theo ý chí của Nhà nước. Theo nghĩa này, hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước, bao gồm cả ba hệ thống: cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp
Xem thêm: Nói với con – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý – Haylamdo
Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp chính là quá trình quản lý nhà nước chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực hành pháp và được thực hiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền hành chính nhà nước. Có thể nói một cách ngắn gọn, đây là những chủ thể được giao thẩm quyền quản lý nhà nước, tức là thực hiện hoạt động chấp hành, điều hành. Ở Việt Nam, hoạt động quản lý nhà nước trước hết được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính được giao quyền quản lý. Tuy nhiên, căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật, các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp và cá nhân, trong những trường hợp nhất định, cũng được giao quyền quản lý.
Vì vậy, quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp trước hết và chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước như Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, ngoại trừ các tổ chức trực thuộc Nhà nước mà không nằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp nhà nước. Đây cũng là nguyên do tại sao cơ quan hành chính nhà nước còn được gọi là cơ quan quản lý nhà nước, mặc dù trên thực tế, các cơ quan khác của Nhà nước cũng có tham gia quản lý nhà nước theo quy định pháp luật.
Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt được đề cập cụ thể, Giáo trình sử dụng thuật ngữ “quản lý nhà nước” theo nghĩa hẹp, tức là chủ yếu đề cập hoạt động chấp hành, điều hành trong bộ máy hành chính nhà nước.
Đối tượng quản lý nhà nước là gì?
Đối tượng quản lí nhà nước là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong một quốc gia, là sinh hoạt, đời sống của xã hội diễn ra trên từng lĩnh vực.
Đặc điểm của việc quản lý nhà nước
Ở nội dung trên chúng tôi đã nêu khái niệm về quản lý nhà nước là gì, trong nội dung này sẽ đưa ra một số đặc điểm của hoạt động quản lý nhà nước.
– Quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền sẽ thể hiện ý chí nhà nước thông qua việc ban hành các văn bản để thực hiện hoạt động quản lý nhà nước.
Việc quản lý này có thể được thể hiện ở việc cơ quan có thẩm quyền cấp trên ban hành văn bản để chỉ đạo cấp dưới trong việc tổ chức, quản lý nhà nước.
– Quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính tổ chức và điều chỉnh
Tổ chức được hiểu là việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm mục đích thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh ở đây được hiểu là nhà nước sẽ dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý sẽ phải tuân theo các quy định của pháp luật.
– Quản lý nhà nước là một hoạt động mang tính chấp hành-điều hành
Sự kết hợp giữa việc chấp hành và điều hành đã tạo nên một chỉnh thể thống nhất trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Tính chấp hành ở đây thể hiện ở việc bảo đảm cho các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trên thực tế. Điều này được thể hiện ở việc mọi hoạt động quản ý nhà nước đều phải được tiến hành trên cơ sở của pháp luật và để thực hiện pháp luật.
Tính điều hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện ở việc chủ thể có thẩm quyền sẽ tiến hành tổ chức thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội. Trong quá trình này các chủ thể không chỉ tự mình thực hiện pháp luật mà còn đảm nhận chức năng chỉ đạo hoạt động của các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện theo một quy trình thống nhất.
Xem thêm: Đại học Ngoại thương (FTU) tuyển sinh nhóm ngành mới
Các cơ quan hành chính nhà nước thực thi quyền hành pháp, không có quyền lập pháp và tư pháp nhưng góp phần quan trọng vào quy trình lập pháp và tư pháp. Tính chấp hành của hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện ở việc thực hiện trên thực tế các văn bản Hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị quyết của cơ quan lập pháp – cơ quan dân cử. Tính điều hành của hoạt động quản lý nhà nước thể hiện ở chỗ: để bảo đảm cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý nhà nước phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền dựa trên Hiến pháp và pháp luật.
Để bảo đảm sự thống nhất của hai yếu tố này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Trong đó, quản lý nhà nước trước hết phải bảo đảm việc chấp hành văn bản của cơ quan dân cử đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, từ đó mà thực hiện quản lý điều hành. Mọi hoạt động chấp hành và điều hành đều phải xuất phát từ mục đích nhằm phục vụ cho Nhân dân, bảo đảm đời sống xã hội cho Nhân dân về mọi mặt, tương ứng với các lĩnh vực trong quản lý nhà nước.
– Quản lý nhà nước là một hoạt động có tính liên tục
Có thể nói quản lý nhà nước là một hoạt động được liên kết chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương. Hoạt động này được thực hiện dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ.
Theo đó cấp dưới sẽ phải thực hiện theo mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra của cấp trên; đồng thời cấp trên cũng phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới.
Quản lý nhà nước có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Việc tổ chức quản lý nhà nước theo một khối thống nhất như vậy sẽ góp phần bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp.
– Hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo
Điều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính, áp dụng pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản lý nhà nước.
Chính do sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý, các chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật nhà nước. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải tôn trọng triệt để tất cả các nguyên tắc được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật.
– Hoạt động quản lý nhà nước được bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Hoạt động quản lý nhà nước trước hết nhằm bảo đảm về phương diện tổ chức bộ máy của cơ quan hành chính nhà nước. Đây là hệ thống cơ quan nhiều biên chế, có các đơn vị trực thuộc đông đảo; đa dạng về chức năng, nhiệm vụ cũng như phương pháp hoạt động. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có phạm vị hoạt động rộng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; có cơ sở vật chất to lớn, có đối tượng quản lý đông đảo, đa dạng, chủ thể chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước.
Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý. Các cơ quan hành chính trực tiếp xử lý công việc hằng ngày của Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với người dân, giải quyết các yêu cầu của dân, là cầu nối quan trọng của Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Nhân dân đánh giá chế độ, đánh giá toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước trước hết thông qua hoạt động của bộ máy hành chính.
Việc tổ chức bộ máy chặt chẽ còn nhằm bảo đảm tính liên tục về di định trong hoạt động quản lý. Liên tục nhằm bảo đảm hoạt động bình thường của bộ máy hành chính nhà nước. Tính ổn định nhằm để bảo đảm các hoạt động như: lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, góp phần duy trì các thể chế hành chính. Đó có thể nói là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội.
– Quản lý nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có chương trình và có kế hoạch để thực hiện mục tiêu
Công tác quản lý nhà nước là hoạt động có mục đích và định hướng. Vì vậy, phải có chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Mặt khác, cần có các chỉ tiêu mang tính định hướng trên cơ sở hệ thống pháp luật được áp dụng thực thi triệt để cho hoạt động quản lý, đồng thời tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đặt dưới sự quản lý ấy.
– Quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa không có sự cách biệt tuyệt đối về mặt xã hội giữa chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý (chủ thể chịu sự quản lý)
Cán bộ quản lý nhà nước phải là “công bộc” của Nhân dân, biết lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân, bảo đảm công khai, minh bạch theo quy định pháp luật để người dân có điều kiện tiếp cận và phản hồi thông tin; chống mọi biểu hiện của tiêu cực, quan liêu, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp quần chúng.
– Tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao
Xem thêm: KHÁI NIỆM VÀ CÔNG THỨC TÍNH CÔNG, CÔNG CÔNG SUẤT
Đó chính là nghiệp vụ của một nền hành chính văn minh, hiện đại. Khi nói đến một “nền kinh tế tri thức” – nền kinh tế mà ở đó giá trị của tri thức, của sự hiểu biết được đặt lên hàng đầu – thì đội ngũ quản lý nền kinh tế tri thức ấy phải có một tâm vóc tương xứng. Quản lý nhà nước khác với hoạt động chính trị ở chỗ: trình độ kiến thức chuyên môn và kỹ năng quản lý thực tiễn làm tiêu chuẩn hàng đầu.
– Tính không vụ lợi
Quản lý nhà nước lấy việc phục vụ lợi ích công làm động cơ và mục đích của hoạt động. Quản lý nhà nước không phải vì lợi ích thù lao, càng không theo đuổi mục đích kinh doanh lợi nhuận. Cán bộ, công chức hành chính vì vậy phải bảo đảm “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Tất nhiên, vẫn phải có những chế độ lương, thưởng tương thích với công sức của cán bộ, công chức để họ an tâm công tác, tập trung năng lực và trí tuệ vào hoạt động quản lý nhà nước.
Chức năng quản lý nhà nước?
Chức năng của Quản lý nhà nước sẽ bao gồm chức năng đối nội và các chức năng đối ngoại:
– Các chức năng quản lý nhà nước đối nội:
Chức năng đối nội là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Các chức năng quản lý nhà nước đối ngoại:
Chức năng đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Hiệu quả quản lý nhà nước là gì?
Hiệu quả quản lý nhà nước là kết quả thực hiện các hoạt động gắn liền với chức năng chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước và hoạt động của người thực thi công vụ theo quy định của pháp luật. Do nội dung và mục tiêu quản lý nhà nước trong từng giai đoạn khác nhau nên việc xem xét hiệu quả quản lý nhà nước tương ứng với mỗi giai đoạn cũng không giống nhau.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, đồng thời là quá trình xây dựng nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ nhân dân. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xét về thực chất là đổi mới mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa các cơ quan hành chính với nhân dân và quan hệ giữa các cơ quan trong nền hành chính nhà nước.
Có thể đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước theo nhiều tiêu chí. Theo đầu vào, gồm các nguồn lực được sử dụng để tiến hành các hoạt động quản lý; theo đầu ra, là các dịch vụ, sản phẩm mà bộ máy hành chính nhà nước tạo ra; theo kết quả, là mục đích đạt được bằng việc tạo ra dịch vụ; theo quá trình thực thi, gồm: mức độ dân chủ, công khai, minh bạch; thái độ phục vụ của công chức, sự hài lòng của công dân…
Ví dụ về quản lý nhà nước
Ví dụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính như sau:
Ví dụ 1: Việc đăng ký tạm trú tạm vắng cho công dân sinh sống và làm việc tại địa chỉ không phải là thường trú của họ sẽ giúp công an quản lý được tình hình an ninh trật tự tại địa bàn mình quản lý.
Ví dụ 2: Toà án nhân dân các cấp tham gia quản lý hành chính nhà nước bằng việc quản lý nhân sự của ngành toà án: Quyết định bổ nhiệm nhân sự..vv.
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi về vấn đề quản lý nhà nước là gì, khi có thắc mắc cần hỗ trợ quý khách vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số điện thoại 1900 6557.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan