Duới đây là các thông tin và kiến thức về Phương pháp giáo dục montessori cho trẻ sơ sinh hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Trong những năm gần đây, phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh đang dần trở nên phổ biến và được nhiều phụ huynh quan tâm, hưởng ứng. Hãy đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về giáo dục sớm và lợi ích của phương pháp này đối với sự phát triển của trẻ.
Giáo dục sớm và lợi ích của giáo dục sớm
Giáo dục sớm là gì?
Giáo dục sớm là phương pháp giáo dục cho trẻ từ khi còn là bào thai đến khi trẻ 6 tuổi nhằm kích thích sự phát triển tối đa não bộ của trẻ nhỏ, giúp trẻ phát huy được những tố chất tốt đẹp, làm cơ sở cho sự phát triển trí tuệ và cảm xúc sau này. Giáo dục sớm phù hợp nhất với trẻ dưới 6 tuổi, đặc biệt là giai đoạn 0 – 3 tuổi bởi đây là độ tuổi não trẻ phát triển nhanh và tiếp thu được kiến thức tốt nhất trong suốt cuộc đời.
Trọng tâm của giáo dục sớm là làm phong phú đời sống tinh thần của trẻ, xây dựng các môi trường trí tuệ, môi trường thẩm mỹ, môi trường vận động… phù hợp cho con trẻ. Đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của việc nhận biết mặt chữ và tính toán.
Lợi ích của giáo dục sớm
Phương pháp giáo dục nào cũng hướng tới sự phát triển về trí tuệ và cảm xúc, thể chất cho trẻ. Đối với giáo dục sớm, trẻ sẽ nhận được những lợi ích đó từ khi còn nhỏ, cụ thể như sau:
- Trẻ được chuẩn bị hành trang vững chắc cho sự phát triển trong tương lai
- Khuyến khích phát triển toàn diện ở trẻ
- Nâng cao sự nhiệt tình học hỏi
- Trẻ sẽ học được cách biết tôn trọng
- Tạo dựng kỹ năng làm việc nhóm
- Nâng cao khả năng vượt khó của trẻ
- Rèn luyện đức tính nhẫn nại
- Biết tôn trọng sự khác biệt
Giáo dục sớm giúp phát triển 5 giác quan cho trẻ như thế nào?
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi là thời điểm vàng để “não bộ” tiếp thu mọi thứ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Phương pháp giáo dục sớm kích thích khả năng nhận biết và tiếp thu của trẻ trong giai đoạn này qua việc giúp trẻ phát triển 5 giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
1. Thị giác
Ngay từ khi lọt lòng, thị giác của bé đã được kích hoạt và có sự phát triển. Trong giai đoạn sơ sinh, thị lực của trẻ còn kém nên rất cần tới sự quan tâm và giáo dục đúng phương pháp từ cha mẹ để sau này bé có thể phát triển tốt thị giác.
Xem thêm: Phương Pháp Giáo Dục Montessori Là Gì?
Bố mẹ có thể bắt đầu với việc trang trí quanh giường ngủ của bé những bức tranh, hình dán đa màu sắc đa chủ đề như thiên nhiên, động vật, xe cộ… để bé hình thành khả năng nhận thức màu sắc, tiếp xúc với một môi trường phong phú, đa dạng sắc thái ngay trong giai đoạn đầu đời.
Khi bé bắt đầu nhận thức được, hãy để bé tiếp xúc với các bảng chữ cái, số học đầy màu sắc bằng cách dán những hình đó xung quanh không gian vui chơi của con rồi mỗi ngày 1- 2 lần, bế con tới gần những chữ cái và đọc chữ cái đó lên. Việc làm này sẽ giúp trẻ nhận biết được mọi vật xung quanh nhanh chóng và thị giác cũng sẽ phát triển hơn.
2. Thính giác
Khi mới sinh, trẻ tiếp nhận âm thanh bên ngoài một cách bị động và chưa có khả năng phân biệt được các loại âm thanh khác nhau. Khi bé bắt đầu biết quay đầu, di chuyển cơ thể thì bé sẽ bắt đầu có những phản ứng về âm thanh như việc tìm kiếm nguồn phát của âm thanh hay phản ứng vui vẻ khi nghe được âm thanh yêu thích.
Thính giác rất quan trọng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì vậy để phát triển giác quan này, cha mẹ cần thường xuyên nói chuyện với bé một cách chậm rãi, diễn đạt rõ ràng để giúp bé tăng vốn từ và khả năng phát âm. Ngoài ra, cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng 15 phút mỗi ngày giúp kích thích thính giác trẻ phát triển, bổ trợ cho hoạt động của trí óc.
3. Khứu giác
Khứu giác là giác quan phát triển sớm nhất của trẻ. Ngay từ lúc lọt lòng, bé đã được tiếp xúc và cảm nhận được mùi hương của mẹ. Tuy nhiên, khi các giác quan khác dần phát triển thì độ nhạy bén của khứu giác lại giảm dần, do đó ba mẹ nên tận dụng giai đoạn ấu thơ để phát triển khứu giác cho bé.
Ba mẹ có thể cho bé ngửi mùi hương của các loại hoa, trái cây, mùi thức ăn.. để luyện tập khả năng nhận biết và phát hiện mùi vị của bé.
4. Vị giác
Giai đoạn sơ sinh, bé đã có phản ứng với các mùi vị. Với các vị chua, cay, mặn, đắng.., bé sẽ cảm thấy khó chịu, nhăn mặt không muốn ăn. Ngược lại, với các vị ngọt, bé sẽ tỏ vẻ thích thú và muốn ăn thêm nữa. Chính vì vậy, để bé nhận biết được mùi vị và phát triển vị giác, ba mẹ khi cho bé ăn nên mô tả các món đó để bé biết được nhiều mùi vị khác nhau và sẽ nhớ được những vị đó từ khi còn bé.
Hãy cho bé ăn nhiều thức ăn đa dạng từ lỏng, mềm đến cứng hơn, thức ăn làm từ nhiều thành phần khác nhau: rau, trái cây, gia cầm, thủy hải sản, thức ăn có nhiều vị khác nhau và gia vị bổ sung đa dạng
5. Xúc giác
Xem thêm: Montessori & Steiner: sự giống và khác nhau trong phương thức
Xúc giác của trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt ở giai đoạn sơ sinh, mới lọt lòng. Chỉ cần động nhẹ là trẻ sẽ có phản ứng, đặc biệt là ở các bộ phận như môi, bàn tay và bàn chân. Khi bắt đầu tập cử động, bé hay có xu hướng khua tay khua chân sang xung quanh để tìm kiếm, sờ nắm các đồ vật.
Muốn bé phát triển xúc giác, ba mẹ nên cho con tiếp xúc với các loại đồ vật có tính chất khác nhau như nóng – lạnh, cứng – mềm, nặng – nhẹ; đồng thời để trẻ luyện tập các hoạt động cầm, nắm, nắn, bóp của các ngón tay. Từ đó, bé sẽ có cảm nhận tốt hơn về vật thể, tăng khả năng phát triển xúc giác.
4 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh nổi tiếng
1. Shichida
Shichida là phương pháp giáo dục bắt nguồn từ Nhật Bản, ra đời năm 1960, được đặt tên theo chính người đã sáng lập ra phương pháp – giáo sư Makoto Shichida (1929-2009).
Phương pháp này nhấn mạnh 0 – 3 tuổi là giai đoạn vàng của trẻ đối với sự phát triển của bộ não, qua đó giúp kích hoạt khả năng tiếp thu bằng cách kích hoạt cả 5 giác quan của trẻ: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác.
Phương pháp Shichida tập trung vào các yếu tố: Phát triển trí óc, hướng đến sự phát triển cân bằng của hai bán cầu não; Giáo dục tinh thần, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm; Giáo dục thể chất thông qua những bài tập phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ khỏe mạnh hơn; Giáo dục dinh dưỡng vì đây là 1 phần quan trọng cung cấp đầy đủ dưỡng chất, là nền tảng cho cơ thể trẻ phát triển.
2. Montessori
Phương pháp Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục Ý Maria Montessori (1870-1952).
Montessori được coi là phương pháp giúp trẻ phát triển cá nhân bởi nó chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Do đó việc tổ chức các lớp học theo mô hình Montessori phải đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và phải bố trí phòng học và bài học phù hợp những nhu cầu và mục đích của mỗi em.
Ngoài tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, phương pháp này cũng giúp trang bị đầy đủ các kiến thức khoa học công nghệ tiến bộ và hiện đại cho học sinh. Phương pháp chủ yếu được áp dụng cho trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi do các bản năng và sự nhạy cảm duy nhất của trẻ nhỏ đối với các điều kiện trong môi trường.
3. Glenn Doman
Xem thêm: Trường mầm non quốc tế Sakura Montessori – Lương Yên, Hai Bà
Glenn Doman là phương pháp giáo dục sớm giúp khơi dậy thông minh trong não bộ của trẻ được sáng lập bởi giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) – nhà vật lý trị liệu và là người có nhiều thành tựu, đóng góp vĩ đại cho sự nghiệp nuôi dưỡng và phát triển trẻ em.
Phương pháp này sử dụng Flashcard (thẻ) và Dot card như một trò chơi vừa giúp các em thư giãn vừa để kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, tư duy logic và trí thông minh của trẻ. Glenn Doman không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay nhận biết được đồ vật mà chỉ nhằm kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ.
Bên cạnh đó, Glenn Doman còn là phương pháp kết nối giữa bố mẹ và con cái. Phụ huynh sẽ là người thầy đầu tiên của trẻ, cũng là người đồng hành cùng con trong việc tiếp nhận các bài học giáo dục trong tương lai.
4. STEM
Đầu tiên định nghĩa STEM là gì? STEM là chương trình giáo dục hiện đại, có sự tích hợp của các lĩnh vực Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Math). Chương trình STEM đề cao tính thực tiễn, để trẻ tự khám phá và phát huy được khả năng sáng tạo, tư duy logic của bản thân qua các bài học.
Giáo dục STEM bên cạnh việc trang bị cho trẻ những kiến thức để giải quyết tình huống thực tế, sáng tạo ra những sản phẩm hữu ích, còn giúp trẻ nâng cao được những kỹ năng mềm như tính kiên trì, tinh thần làm việc nhóm… là mô hình giáo dục để trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Việc định hướng giáo dục STEM cho trẻ ngay từ bậc mẫu giáo giúp trẻ bồi dưỡng năng lực tư duy, trải nghiệm cũng như phát triển toàn bộ các kỹ năng mềm. STEAMe GARTEN là hệ thống mầm non chuyên đào tạo trẻ theo mô hình giáo dục STEAM.
Tại STEAMe GARTEN, các em không chỉ được học các môn STEM mà còn được kết hợp với yếu tố Nghệ thuật (Art) bởi nền kinh tế càng phát triển thì yêu cầu về tiêu chuẩn nhân lực càng cao, chứ không chỉ dừng lại ở Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học. Yếu tố Nghệ thuật đóng vai trò “gia vị” sáng tạo trong học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Sự sáng tạo giúp trẻ nhìn nhận và giải quyết vấn đề sẽ linh hoạt và hữu hiệu hơn.
Để tạo một tiền đề vững chắc cho sự phát triển của trẻ, thì việc giáo dục sớm cho con có thể nói là một bước đệm vô cùng quan trọng. Hiện nay có nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh, tất cả đều hướng tới sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, cảm xúc cho trẻ. Các bậc phụ huynh hãy nghiên cứu thật kỹ và lựa chọn trường mầm non với phương pháp giáo dục phù hợp với bé vì một môi trường học tập tốt sẽ là tiền đề để thuận lợi giúp con phát triển sau này.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan