Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Hàn Mặc tử là ngôi sao băng ngắn ngủi trong phong trào thơ mới. Đây thôn Vĩ Dạ là một tập thơ xuất sắc làm nên tên tuổi của Hàn Mặc Tử và khổ thơ thứ 3 trong bài đã gợi lên tâm tình của một thi nhân.
Mời các bạn cùng tham khảo bài viết phân tích khổ 3 đây thôn Vĩ Dạ dưới đây để có thể hiểu thêm về khổ thơ tâm đắc này.
1. Tổng hợp kiến thức phân tích khổ 3 Đây thôn Vĩ Dạ
Dưới đây là phần khái quát chung về tác giả tác phẩm của bài Đây thôn Vĩ Dạ.
1.1. Tác giả
Hàn Mặc Tử tên thân sinh là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Nguyên quán ở Quảng Bình.
Cuộc đời của ông gặp nhiều sóng gió và trải qua nhiều bất hạnh: Cha mất sớm, bị căn bệnh phong quái ác dày vò đến cuối đời, tình yêu của ông thì gặp nhiều trắc trở, ông mất ở cái độ tuổi còn nhiều hoài bão, ước mơ năm 28 tuổi. Hàn Mặc Tử là một con người tài hoa nhưng bạc mệnh.
Thơ ông gắn bó với cuộc đời, con người bằng tình yêu tha thiết, nồng nàn nhưng đó là tình yêu nhuốm màu tuyệt vọng.
Diện mạo thơ đầy bí ẩn, phức tạp nhưng lại ẩn chứa trong đấy một tình yêu đến đớn đau về cuộc sống trần thế.
1.2. Tác phẩm
Tác phẩm được viết năm 1938, trong tập “Thơ điên”, thuộc phần phần “Hương thơm”.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn đơn côi của Hàn Mặc Tử trong mối tình đơn phương vô vọng. Đó còn là tấm lòng của nhà thơ đối với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Xem thêm: Phân tích 4 câu thơ đầu bài Thương vợ – Tú Xương – Doctailieu.com
Tác phẩm là sự vận động của tứ thơ, tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp độc đáo, tài hoa của một nhà thơ mới.
2. Gợi ý phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ
Dưới đây là Gợi ý phân tích khổ cuối Đây thôn Vĩ Dạ. Mời bạn đọc theo dõi
2.1. Mở bài
Giới thiệu sơ lược về tác giả: Tên thật, bút danh, năm sinh – năm mất, quê quán, sơ lược về cuộc đời ảnh hưởng đến các sáng tác của tác giả.
Giới thiệu về khổ thơ thứ 3: Tâm tình của một thi nhân.
Gợi ý: Hàn Mạc Tử tên thân sinh là Nguyễn Trọng Trí (1912 – 1940). Nguyên quán ở Quảng Bình. Ông phải trải qua nhiều sóng gió, bất hạnh trong cuộc đời: Cha mất sớm, bị căn bệnh phong quái ác dày vò đến cuối đời, tình yêu của ông thì gặp nhiều trắc trở, ông mất ở cái độ tuổi còn nhiều hoài bão, ước mơ năm 28 tuổi. Tuy vậy nhưng nét thơ của ông lại luôn dồi dào nguồn cảm hứng bất tận.
2.2. Thân bài
2.2.a. Nội dung
Khổ thơ thứ 3 là một hiện tại nhưng mà là hiện tại trong ảo mộng.
Tha thiết hướng về con người ở thôn Vĩ đan xen giữa sự hư ảo và hiện thực, giữa thực và mơ. Tác giả đang chìm đắm trong cõi mơ. Hình ảnh của một người khách xa về một người con gái trong tà áo dài trắng tinh khôi, trinh nguyên nhưng mờ ảo (2 câu đầu).
Tâm trạng ngờ vực, suy tư về cuộc đời và tình người: Sự đắm chìm trong giữa không gian trong tâm tưởng và thực tại, sự nghi ngờ về tình người ở thôn Vĩ sau bao nhiêu năm xa cách, mong đợi.
Hình ảnh “khách đường xa” gợi lên khoảng cách xa xôi cách trở, nỗi nhớ và khao khát được gặp lại người xưa nơi chốn cũ của nhân vật trữ tình.
Từ “quá”: sự thảng thốt, choáng ngợp nhưng lại ẩn chứa trong đó là sự xót xa, nghẹn ngào nuối tiếc.
Xem thêm: Phân tích bài thơ Từ Ấy ngắn gọn của Tố Hữu [Văn lớp 11]
“nhìn không ra”: cực tả sắc trắng, trắng một cách kỳ lạ và bất ngờ trắng đến nổi không thể nắm bắt được không thể với tới được. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là sắc màu của tâm hồn. Màu sắc của thế giới ảo mộng bên trong tác giả.
“Ở đây”: chính là thế giới nhà thơ đang tồn tại, đang từng giây từng phút vật vã với cái chết – đó là thế giới lạnh lẽo, u ám mà nhà thơ luôn ngóng trông được ra ngoài.
“Sương khói”: sương khói của một mối tình mong mạnh chưa lời ước hẹn, sương khói của một trái tim biết mình sắp từ giã cõi đời…Gợi nên một thế giới ảo mộng, huyền diệu.
Từ “ai” là tiếng gọi tha thiết đầy khát vọng. Nhà thơ làm sao biết tình người có đậm đà với mình hay không, hay cũng huyền ảo tựa làn khói kia. Người xứ Huế có biết hết chăng tình cảm của nhà thơ đối với cảnh Huế, với con người Huế nó đậm đà đến mức nào?
2.2.b. Nghệ thuật
Điệp ngữ “khách đường xa” xuất hiện lặp lại hai lần như chứa đựng hai tâm trạng, các cung bậc cảm xúc khác nhau. Gợi nên sự mơ hồ không xác định, sự đắm chìm trong vô thức với khát vọng được gặp lại cố nhân. Đó là khát vọng: mơ về khách đường xa, cảnh cũ (mơ khách đường xa), mơ được gặp lại người xa. Nhưng thực tại lại phũ phàng: sự vô vọng khi có quá nhiều khát vọng, mơ ước không thể trở thành hiện tại. Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết.
Tính từ “xa” nhấn mạnh nỗi chua xót, xót xa. Ở đây dường như trạng thái tác giả mơ ấy người cũ mãi mãi chỉ là người khách xa xôi trong mộng cảnh mà thôi.
Câu hỏi tu từ với đại từ phiếm chỉ (ai) lặp lại 2 lần nhấn mạnh tâm trạng bâng khuâng, xót xa của một tâm hồn đang khao khát được yêu, khao khát sự đồng điệu, đồng cảm. Đại từ (đây): làm bật lên cảm giác của sự bất định và nghi hoặc của nhân vật trữ tình. Để hỏi người mà cũng để hỏi mình, vừa gần gũi nhưng cũng xa xăm, vừa nghi ngờ nhưng cũng giận hờn, trách móc.
“Ở đây” nhằm ám chỉ về không gian hiện thực nơi xứ Huế hay là không gian trong mọng ảo, không gian nơi tác giả đang đắm chìm trong đau thương, cô độc, tuyệt vọng.
Tác giả sử dụng từ Hán – Việt (nhân ảnh): đây là từ Hán – Việt duy nhất xuất hiện trong bài, gợi lên sự dự cảm về chính cuộc đời của chính tác giả.
Xem thêm: Tả Quả Chuối, Tả Thân, Lá, Hoa, Rễ, Buồng Chuối ❤15 Bài Hay
Nhịp thơ 4-3 tạo ra sự khác biệt với luật thơ của những câu thơ thất ngôn.
Ngôn từ giản dị trong sáng, giàu sức tạo hình và có sức biểu cảm tinh tế. Ý thơ thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng trong chính tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời của tác giả và đã nhuốm đau thương, bất hạnh.
Nghệ thuật cực tả sắc trắng cả màu áo: tạo nên vẻ đẹp thanh khiết, trinh nguyên của nhân vật người con gái cũ nhưng đồng thời cũng làm bật lên sự bất lực về tâm hồn, sự bất lực về thị giác của một trái tim khi đắm chìm trong tâm tưởng phải xa cách cuộc sống thực ngoài kia.
2.3. Kết bài
Tóm tắt lại ý chính của khổ thơ thứ 3 về giá trị nội dung, nghệ thuật.
Giá trị nội dung: Nỗi lòng luôn hướng về xứ Huế sau bao nhiêu năm xa cách trong sự mờ ảo giữa hiện thực và mộng tưởng của nhân vật trữ tình.
Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh thơ độc đáo gợi cảm, ngôn ngữ trong sáng tinh tế giàu sức liên tưởng. Sử dụng những biện pháp tu từ hiệu quả làm bậc lên được những biến chuyển trong tâm trạng của nhân vật trữ tình.
==>> Xem thêm nội dung liên quan:
- Soạn đây thôn vĩ dạ ngắn nhất
- Phân tích đây thôn vĩ dạ
- Ngữ văn lớp 11
Kết Luận
Trên đây là tất cả về bài Phân tích khổ 3 đây thôn Vĩ Dạ qua bài này ta có thể thấy được một cái tôi cô đơn, một cái tôi lạc lõng của Hàn Mặc Tử. Bài này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về ông hiểu được những cảm xúc thẩm mĩ mới lạ mà Hàn Mạc Tử đem lại.
Chúc các bạn hoàn thành tốt bài học này trên lớp và đạt kết quả cao. Hãy truy cập vào kienguru.vn nếu cần thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác.
Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề gì truy cập ngay Kienguru.vn để lại SĐT và thắc mắc đang gặp sẽ có các chuyên gia có chuyên môn giải đáp chi tiết giúp bạn.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan