Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Phân tích bài thơ đất nước chi tiết hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Để giúp các bạn chuẩn bị tốt cho các bài thi, Kiến Guru hướng dẫn bạn phân tích bài thơ Đất nước – một trong những tác phẩm thường được sử dụng trong các kỳ thi. Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu viết về quê hương, đất nước nhưng qua những phương diện và cách nhìn mới lạ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm. Cùng theo dõi Kiến Guru phân tích chi tiết bài thơ dưới đây nhé.
I. Tìm hiểu chung để phân tích bài thơ Đất nước
1. Tác giả
– Nguyễn Khoa Điềm (15/3/1943) là nhà thơ và đồng thời là nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc khi ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau trong bộ máy nhà nước.
Tác giả Nguyễn Khoa Điềm (15/3/1943)
– Ông được trao tặng nhiều giải thưởng về văn học và nghệ thuật.
– Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ với hàng loạt những tập thơ viết về quê hương, đất nước, về tinh thần dân tộc và niềm yêu nước bao la.
– Những tác phẩm thơ ấn tượng của Nguyễn Khoa Điềm: Nơi Bác từng qua, Tuổi trẻ không yên, Giặc Mỹ, Mặt đường khát vọng, …
Học Ngay Hôm Nay – Lớp Văn Cô Tuyền
2. Tác phẩm
– Hoàn cảnh sáng tác: Đất nước được trích trong tập thơ Trường ca khát vọng sáng tác cuối năm 1971 tại chiến khu Bình Trị Thiên – đây là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.
– Bố cục bài thơ: Chia 2 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “Làm nên đất nước muôn đời”): Những nét riêng đặc biệt trong cảm nhận của tác giả về đất nước.
+ Phần 2 (từ tiếp theo đến hết): Tư tưởng đất nước là của nhân dân.
II. Phân tích bài thơ Đất nước chi tiết
1. Phân tích đất nước trên phương diện lịch sử, văn học, văn hóa qua không gian và thời gian
a, Đất nước có từ bao giờ? (9 câu đầu)
Xem thêm: 5 mẫu bài viết đoạn văn bằng tiếng Anh về nghề giáo viên
– “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”: chính điều này khiến chúng ta tò mò về sự xuất hiện của đất nước và muốn đi tìm nguồn cội của mình.
– Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị:
+ “Ngày xửa ngày xưa” – gợi nhớ đoạn mở đầu trong các mẩu chuyện dân gian xưa cũ,
+ “Miếng trầu” – gợi nhớ phong tục ăn trầu của người Việt.
Phong tục ăn trầu của Việt Nam từ thời xưa
+ “Tóc mẹ … bới sau đầu”: thói quen búi tóc gọn gàng sau đầu của những người phụ nữ Việt
+ “Thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống tâm lý yêu thương của dân tộc.
+ “Cái kèo cái cột thành tên”: Đất nước có từ những công việc lao động hằng ngày của con người; người xưa thường có thói quen đặt tên con đơn giản, dễ nhớ và cũng dễ nuôi.
+ “Một nắng hai sương”: Nhân dân ta cũng trải qua quá trình kháng chiến ác liệt và lao động vất vả để làm nên đất nước.
=> Nguyễn Khoa Điềm có cái nhìn hoàn toàn mới mẻ về cội nguồn đất nước trên cảm nhận đa chiều khác nhau.
b, Phân tích đất nước là gì? (28 câu tiếp theo)
– Trên phương diện địa lí:
Xem thêm: Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Đồng chí – Chính Hữu – Elib.vn
+ Tách hai yếu tố “đất” và “nước” riêng biệt.
+ “Nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; “nơi em đánh rơi … thương thầm”: Đất nước gắn với không gian sinh hoạt quen thuộc, bình dị của mỗi người.
+ “Đất là nơi con chim phượng hoàng … dân mình đoàn tụ”: Đất nước là nơi không gian trù phú cho vạn vật sinh sôi, nảy nở và còn là không gian sinh tồn cho thế hệ.
– Đất nước trên chiều dài lịch sử:
+ “Đất là nơi chim về … bọc trứng”: Nói về quá khứ đất nước là nơi thật sự thiêng liêng và gắn liền với các câu chuyện truyền thuyết, huyền thoại.
+ Trong hiện tại thì đất nước in sâu trong tâm khảm của mỗi con người, mọi người gắn kết cùng nhau tạo nên một tổng thể hài hòa, lớn mạnh.
+ Trong tương lai thì thế hệ trẻ hôm nay sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ vững bền và phồn vinh..
– “Phải biết gắn bó … san sẻ”: Nhắc nhở mọi người phải có ý thức và trách nhiệm đóng góp, hy sinh để để xây dựng và bảo vệ đất nước.
=> Đất nước hiện lên bình dị, thân thuộc mà vô cùng thiêng liêng và trường tồn mãi mãi.
2. Phân tích bài Đất nước làm rõ tư tưởng đất nước là của nhân dân
– Thiên nhiên với những địa danh của đất nước đều có một lịch sử riêng không chỉ do tạo hóa ban tạo mà còn được hình thành từ cuộc đời của mỗi người:
+ Từ câu chuyện về tình nghĩa yêu thương đôi lứa – vợ chồng, son sắt, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”.
Xem thêm: Giáo án HĐC LÀM QUEN BÀI THƠ “CÔ DẠY”
Hòn Trống Mái ở Hạ Long – Quảng Ninh
+ Từ tinh thần dũng cảm, yêu nước, luôn đấu tranh trong quá trình hình thành, xây dựng và bảo vệ tổ quốc mà có những ao đầm, di tích lịch sử.
+ Từ truyền thống hiếu học dân tộc từ nhỏ mà có những “núi Bút non Nghiên”.
– Chính nhân dân đã tạo nên lịch sử oai hùng 4.000 năm:
+ Chính những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn chất chứa tình yêu nước nồng nàn, đôn hậu.
+ Những con người vô danh làm nên lịch sử.
– Nhân dân sáng tạo ra và giữ gìn những nét đẹp về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”.
=> Đất nước này là do nhân dân tạo ra và gìn giữ, bảo vệ từ đời này qua đời khác.
III. Tổng kết phần phân tích bài thơ Đất nước
1. Giá trị nội dung
– Bài thơ khẳng định tư tưởng “đất nước của nhân dân”, ẩn chứa tinh thần yêu nước của tác giả, và thôi thúc tinh thần yêu nước, trách nhiệm dân tộc trong mỗi người.
2. Giá trị nghệ thuật
– Về nghệ thuật: Tác giả sử dụng đa dạng chất liệu văn hóa dân gian, ngôn ngữ giàu chất suy tư và triết luận sâu sắc.
Trên đây là một mẫu phân tích bài thơ Đất nước chi tiết nhất mà bạn có thể tham khảo để chuẩn bị kiến thức tốt nhất cho các bài thi. Với một bài thơ mang nhiều góc nhìn và cảm nhận mới lạ như Đất nước sẽ cho bạn nhiều cảm xúc thú vị khi phân tích và nghiền ngẫm từng câu chữ. Nếu thấy bài hướng dẫn trên hữu ích cho bạn thì hãy tải ngay Kiến Guru về để tham khảo thêm nhiều bài phân tích bổ ích hơn nữa nhé.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan