Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Nhan sắc của thúy kiều hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Đề bài: Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

cam nhan ve dep cua thuy kieu trong doan trich chi em thuy kieu

Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

I. Dàn ý Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Chuẩn)

1. Mở bài:

– Nguyễn Du là một nhà thơ tài năng, là bậc thầy ngôn ngữ.- Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Truyện Kiều”.- Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều tài năng, xinh đẹp. Vẻ đẹp và tài năng của nàng thể hiện thông qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.

2. Thân bài:

a. Khái quát về đoạn trích:

– Vị trí: thuộc phần đầu “Gặp gỡ và đính ước”, giới thiệu về gia cảnh của Kiều.- Nội dung: Miêu tả vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, Thuý Vân.

Xem thêm: [Sách Giải] Bài 2: Yêu thương con người

b. Vẻ đẹp của Thuý Kiều:

* Vẻ đẹp nhan sắc:

– Nguyễn Du đã tập trung miêu tả vẻ đẹp của Vân trước để làm đòn bẩy, nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều “Kiều càng sắc sảo mặn mà”.+ Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, tượng trưng, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”, “hoa”, “liễu” để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều.+ Nguyễn Du chú ý miêu tả đôi mắt của Kiều “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn” để gợi lên cả vẻ đẹp của nàng: Đôi mắt đẹp, trong như nước mùa thu, đôi lông mày như nét núi mùa xuân (bút pháp điểm nhãn).

– Vẻ đẹp của Kiều của vượt ra khỏi chuẩn mực thông thường:+ Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá “hoa ghen”, “liễu hờn” cùng thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” để chỉ vẻ đẹp của Kiều – một vẻ đẹp khiến thiên nhiên cũng ghen tị.+ Việc miêu tả vẻ đẹp của Kiều vượt ra khỏi quy luật tự nhiên: gợi lên một số phận truân chuyên, trắc trở.

* Vẻ đẹp tài năng:

– Nàng được trời phú cho bản tính “thông minh” cùng tài năng cầm, kì, thi, hoạ: tất cả đều nhất mực tinh thông.- Kiều còn “làu bậc ngũ âm” cũng như “ăn đứt hồ cầm”: nàng thuộc tất cả âm giai của nhạc cổ lại tinh thông đàn tỳ bà cổ.- Không chỉ vậy, Kiều còn có tài năng sáng tác với khúc nhạc “bạc mệnh”, mỗi khi tấu lên đều khiến người nghe phải sầu não, buồn thương.- Tài năng của nàng, đặc biệt là khúc nhạc “Bạc mệnh”: dự cảm về số phận éo le, “hồng nhan” đầy trắc trở của Kiều.

c. Đặc sắc nghệ thuật:

– Nghệ thuật ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của Kiều rất đặc sắc.- Ngôn ngữ và hình ảnh so sánh đều hết sức gợi tả.- Nghệ thuật đòn bẩy, điểm nhãn, nhân hoá, … đều được sử dụng rất khéo léo.

Xem thêm  Lời giải và đáp án bài 6 trang 10 SGK toán 7 tập 1

Xem thêm: Nghị luận xã hội về thói vô trách nhiệm – Văn mẫu lớp 12

3. Kết bài:

– Vẻ đẹp và tài năng của Kiều đều là tuyệt mỹ nhưng nó cũng là dự cảm về số phận trắc trở của nàng.- Thể hiện tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ xưa.

II. Bài văn mẫu Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Chuẩn)

Nguyễn Du là một nhà thơ tài năng, một bậc thầy của nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Tác phẩm nổi tiếng nhất mà ông để lại cho hậu thế là kiệt tác “Truyện Kiều”. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời của nàng Kiều tài năng và xinh đẹp nhưng lại chịu số phận 15 năm lưu lạc, lênh đênh giữa cuộc đời. Vẻ đẹp và tài năng của nàng Kiều được Nguyễn Du thể hiện rõ thông qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.

Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đầu “Gặp gỡ và đính ước” của tác phẩm “Truyện Kiều”. Đây là phần mà tác giả Nguyễn Du tập trung giới thiệu về gia đình của Kiều. Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” miêu tả chi tiết về vẻ đẹp cũng như tài năng của hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân, đặc biệt là vẻ đẹp của Thuý Kiều.

Nếu như đoạn trích có 24 câu thơ thì Nguyễn Du dành tới 12 câu thơ để miêu tả vẻ đẹp của Kiều, điều đó chứng tỏ sự ưu ái của ông dành cho nàng. Không chỉ vậy, mặc dù Kiều là chị gái của Thuý Vân, nhưng ông lại dồn tâm, dồn lực để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước khi miêu tả vẻ đẹp của Kiều. Để rồi khi bước sang miêu tả vẻ đẹp của Kiều, Nguyễn Du đã nhấn mạnh rằng:

“Kiều càng sắc sảo, mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơn”

Đây chính là nghệ thuật đòn bẩy, khơi gợi trong lòng người đọc một sự chờ đợi trong mong mỏi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng Kiều. Và Nguyễn Du đã vẽ nên bức chân dung nhan sắc của Kiều đẹp tuyệt vời như sau:

Làn thu thủy, nét xuân sơn,Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.Một hai nghiêng nước nghiêng thành,Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.”

Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh theo chủ đề: Văn hóa – TOPICA Native

Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Những hình ảnh như thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu, … được ông sử dụng để thể hiện vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt sắc. Nếu như ở Thuý Vân, Nguyễn Du chú trọng miêu tả từng chi tiết trên khuôn mặt, lông mày, màu da, nước tóc,… thì ở Thuý Kiều, ông lại chỉ tập trung miêu tả đôi mắt của nàng. Bởi đối với một con người, đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, chứa đựng tất cả tâm tư, tình cảm của người đó. Với Kiều, đôi mắt ấy như một “làn thu thuỷ”, còn đôi lông mày của nàng lại như một “nét xuân sơn”. Một đôi mắt trong biếc như làn nước của mùa thu cùng với đôi lông mày thanh tú tựa như dáng núi mùa xuân, một vẻ đẹp mà không có bút nào tả xiết! Đây là bút pháp điểm nhãn được Nguyễn Du sử dụng, chỉ một nét chấm phá mà gợi ra cả nhan sắc của một con người. Nguyễn Du chỉ vẽ Kiều thông qua đôi mắt vậy mà ta cũng đã cảm nhận được vẻ đẹp thanh tú tuyệt vời của nàng. Vậy mới biết, ngòi bút của Nguyễn Du quả thật vô cùng xuất sắc! Không chỉ vậy, Nguyễn Du còn so sánh vẻ đẹp của Kiều với “hoa”, với “liễu”, những vẻ đẹp yểu điệu, dịu dàng của thiên nhiên đã được người ta công nhân. Người xưa thường ví mỹ nhân như hoa, như ngọc. Vậy mà vẻ đẹp của nàng Kiều lại vượt qua cả vẻ đẹp của tạo hoá, vượt ra khỏi mọi khuôn khổ của vẻ đẹp tự nhiên, khiến cho “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, thậm chí là “nghiêng nước nghiêng thành”. Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá “hoa ghen”, “liễu hờn” cùng thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” chỉ để miêu tả vẻ đẹp của Kiều. Vẻ đẹp ấy của nàng quả là tuyệt mỹ, khiến cho tạo hoá cũng phải hơn thua mà ghen tị. Thế nhưng khi miêu tả vẻ đẹp của nàng, Nguyễn Du dường như đã dự cảm về số phận của Kiều, về cuộc đời trôi nổi của nàng sau này. Bởi vẻ đẹp của nàng đã vượt mọi khuôn khổ, gợi lên những mâu thuẫn, bất hoà với tạo hóa, vậy thì chắc hẳn cuộc đời của nàng cũng sẽ đầy những truân chuyên và quả đúng là như vậy!

Xem thêm  Toán Lý Anh Là Khối Gì? Top 5 Ngành Lương Cao Nên Biết

Nàng Thuý Kiều xinh đẹp không chỉ có nhan sắc “chim sa cá lặn”, nàng còn là một người con gái với tài năng cầm, kỳ, thi, hoạ vô cùng tuyệt vời: “Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”. Ở Thuý Vân, Nguyễn Du chỉ tập trung miêu tả nhan sắc của nàng, nhưng với Thuý Kiều, ông lại chỉ dành một phần tả nhan sắc của nàng, còn lại, ông dồn hết tâm sức để miêu tả tài năng của nàng, rằng:

“Thông minh vốn sẵn tính trời,Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.Cung thương làu bậc ngũ âm,Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.”

Thuý Kiều, nàng không chỉ là hiện thân của vẻ đẹp mà còn là hiện thân của tài năng. Trời phú cho nàng sự “thông minh” thiên bẩm, lại còn phú cho nàng cả đủ cả “thi hoạ” và “ca ngâm”. Tất cả tài năng của nàng đều đạt tới mức tinh thông, lí tưởng, đặc biệt là tài năng đàn cầm. Phụ nữ xưa chỉ cần biết cầm, kì, thi, hoạ, mỗi thứ một chút ít đã là bậc tài nữ trong thiên hạ, vậy mà Thuý Kiều lại có thể “làu bậc ngũ âm” cũng như đánh được loại đàn “Hồ cầm” – loại đàn của người Hồ vô cùng khó học. Không chỉ giỏi đánh đàn, nàng còn có thể sáng tác ra những tuyệt khúc mà nổi bật là thiên “Bạc mệnh”. Tiếng đàn khúc “Bạc mệnh” của nàng vang lên đều khiến cho người nghe phải xúc động, đau khổ, sầu nào. Điều đó đã chứng minh cho tài năng thi ca vô cùng tuyệt vời của Kiều, nhưng đó cũng là biểu hiện, là dấu hiệu về số phận “bạc mệnh” của nàng. Bởi bài hát, khúc ca mang theo tâm tư của người viết nhạc, một khúc nhạc não nề, buồn thương như thế chứng minh cho một trái tim đa sầu đa cảm, cũng là dự báo về một cuộc đời “hồng nhan” éo le, đầy bất hạnh.

Xem thêm  Hạ phỏm là gì? Phỏm là gì? - Trường THPT Lê Hồng Phong

Có thể nói rằng Nguyễn Du đã vô cùng thành công khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Kiều. Nghệ thuật ước lệ tượng trưng, đòn bẩy được ông sử dụng vô cùng tinh tế để làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều so với người em Thuý Vân. Cùng với đó là nghệ thuật lấy điểm tả diện, nghệ thuật nhân hoá,… đều được Nguyễn Du sử dụng hết sức khéo léo khi miêu tả nhan sắc và tài năng của Kiều. Không chỉ vậy, những ngôn từ miêu tả hết sức độc đáo, những hình ảnh thiên nhiên so sánh có sức gợi cao đã giúp chúng ta hình dung ra vẻ đẹp và tài năng tuyệt vời của người con gái mang tên Vương Thuý Kiều.

Chỉ bằng những câu thơ của mình, Nguyễn Du đã vẽ lên bức chân dung vô cùng tuyệt mỹ của Thuý Kiều không chỉ về nhan sắc mà còn là tài năng của nàng. Nhưng qua những lời thơ miêu tả đầy ngợi ca ấy, ông cũng nói lên dự cảm của mình về cuộc đời đầy trắc trở của nàng Kiều. Từ đó, ta có thể thấy được một trong những cảm hứng nhân đạo mà Nguyễn Du gửi gắm là trân trọng vẻ đẹp, tài năng của những con người, đặc biệt là những phụ nữ trong xã hội xưa.

-HẾT-

https://thuthuat.taimienphi.vn/cam-nhan-ve-dep-cua-thuy-kieu-trong-doan-trich-chi-em-thuy-kieu-69344n.aspx Đoạn trích Chị em Thuý Kiều là một trong những trích đoạn hay nhất của Truyện Kiều. Thông qua các bài viết khác như: Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảm nhận về vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều trong Chị em Thúy Kiều, Phân tích đoạn trích chị em Thúy Kiều, Phân tích chân dung Thúy Kiều trong đoạn Chị em Thúy Kiều chúng ta sẽ được cảm nhận và tìm hiểu rõ hơn về nhân vật Thuý Kiều trong kiệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học