Dưới đây là danh sách Nghĩa sĩ cần giuộc hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trước ở nhà là một sự chuẩn bị có vai trò rất lớn để các bạn có thể tiếp thu bài tốt bài học trên lớp. Việc soạn bài này cũng không phải là một yêu cầu quá khó khăn khi các bạn đã được định hướng bằng hệ thống câu hỏi trong SGK. Chỉ cần các bạn đọc kĩ văn bản và phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi và lý giải được cách trả lời của mình dựa trên kiến thức nền, các bạn không chỉ có thể trang bị cho mình một bài soạn về tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu, bên cạnh đó còn có thể vận dụng một phần nào đó để làm bất kì một dạng đề làm văn nào. Cụ thể hơn, bài viết xin hướng dẫn các bạn học sinh soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 2.
I. Hướng dẫn soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Thao tác đầu tiên khi soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng và các văn bản nói chung chính là giới thiệu đôi nét về tác giả. Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh thành tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh). Lên 11 tuổi (năm 1833), ông được cha đưa ra Huế cho ăn học. Khi được tạo điều kiện như thế, Nguyễn Đình Chiểu rất chuyên tâm học hành, tưởng chừng việc ông đỗ tú tài năm 1943 sẽ mở ra con đường khoa cử xán lạn, nhưng khi chuẩn bị thi tiếp thì biến cố đã xảy đến với ông năm 1949 – mẹ mất và ông đã khóc thương mẹ đến mù cả hai mắt. Vượt lên nghịch cảnh, ông học nghề thuốc và trở về quê nhà vừa dạy học vừa chữa bệnh cứu người.
Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm giàu giá trị. Văn thơ của ông đề cao đạo lí, tinh thần chiến đấu chính nghĩa. Đồng thời ông cũng tỏ rõ quan niệm về sự đa dạng, không gò bó trong sáng tác.
2. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11
Khi soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, ta không chỉ cần giới thiệu đôi điều về tác giả mà một nội dung nữa Kiến Guru xin lưu ý với các bạn, đó là khái quát sơ lược về tác phẩm.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu làm để đọc tại buổi truy điệu những anh hùng nghĩa sĩ nông dân đã hi sinh trong trận tập kích đồn giặc ở Cần Giuộc vào năm 1861. Mặc dù diệt trừ được một số quan quân của giặc và bọn quan lại bán nước nhưng khoảng hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh quả cảm, để lại niềm xúc động lớn lao, khôn xiết trong lòng nhân dân. Chính vì lẽ đó, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu cũng phần nào thể hiện tiếng lòng xót xa của quần chúng nhân dân đối với những người lính áo vải trong trận quyết chiến ở Cần Giuộc.
II. Hướng dẫn soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua gợi ý trả lời câu hỏi SGK
Câu 1
Câu hỏi đầu tiên khi soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là câu hỏi về bố cục văn bản. Bố cục của bài văn tế được chia làm ba phần như sau:
Xem thêm: Bảng Nguyên Hàm Và Công Thức Nguyên Hàm Đầy Đủ Nhất & Bài
Phần 1 (Lung khởi): Từ “Hỡi ôi…” đến “tiếng vang như mõ”: Đây là phần đã khái quát bối cảnh lịch sử và đề cao ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ nông dân.
Phần 2 (Thích thực): Từ phần tiếp theo đến “…tàu đồng súng nổ”: Nội dung của phần này nhằm miêu tả hình ảnh của người nông dân trong đời sống lao động và hành trình trở thành người nghĩa sĩ áo vải dũng cảm, can trường.
Phần 3 (Ai vãn): Từ phần tiếp theo đến “… cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”: Phần này thể hiện niềm đau xót, tiếc thương và sự tự hào của tác giả cũng như quần chúng nhân dân đối với những người lính Cần Giuộc anh hùng.
Phần 4 (Kết): Phần còn lại là những dòng viết ca ngợi sự bất tử của những nghĩa sĩ nông dân.
Câu 2
Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ đã được miêu tả bằng ngòi bút chân thực. Bằng sự quan sát từ mối quan hệ gần gũi từ thực tế cuộc sống của Nguyễn Đình Chiểu với những người nông dân anh dũng, tác giả đã khắc hoạ thành công bức chân dung của họ dù là trong lao động hay trong chiến đấu.
Trong đời sống lao động thường nhật, họ là những người nông dân nghèo khổ, hiền lành, chăm chỉ, quanh năm “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.
Xem thêm: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2O + H2O – toptailieu.vn
Thế nhưng, khi bóng giặc xuất hiện trên mảnh đất quê hương thân thương, ở họ đã có sự nhận thức cao độ về trách nhiệm của bản thân. Từ nhận thức, họ bộc lộ lòng yêu nước qua những hành động cụ thể: tự nguyện xung phong vào đội ngũ để chiến đấu giết giặc. Khi ra trận, hình ảnh những người nông ấy sử dụng chính những nông cụ thô sơ mà gần gũi để làm vũ khí chiến đấu là hình ảnh đẹp đẽ sẽ mãi lưu dấu vào lịch sử bằng những dòng viết của Nguyễn Đình Chiểu.
Dù xuất hiện trên trang thơ Nguyễn Đình Chiểu với vai trò như thế nào, những nghĩa sĩ nông dân cũng có một tinh thần quật cường và sự dũng cảm đáng nể trọng vì đã hi sinh tính mạng bản thân để hiện thực hoá lí tưởng chống giặc ngoại xâm và mang lại cuộc sống bình yên cho quê nhà. Họ xứng đáng là những người anh hùng của thời đại.
Cách miêu tả hình ảnh người lính nông dân của Nguyễn Đình Chiểu cho thấy nhiều giá trị nghệ thuật trong thơ văn của ông. Trong tác phẩm, nhà thơ đã sử dụng những từ ngữ rất đỗi chân thực, mộc mạc nhưng đậm đà màu sắc Nam Bộ. Thêm vào đó là ông có cách so sánh hiệu quả, ấn tượng và đặc biệt là nghệ thuật xây dựng hình ảnh nhân vật chân thực, độc đáo. Tất cả những điều đó đã giúp Nguyễn Đình Chiểu chuyển tải thành công nội dung của tác phẩm đến với người đọc.
Câu 3
Việc soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lớp 11 cần đặc biệt lưu ý tiếng khóc của nhà thơ – một biểu hiện rõ ràng nhất tình cảm của ông đối với người nông dân nghĩa sĩ. Tiếng khóc của Nguyễn Đình Chiểu mang nhiều ý nghĩa, nhưng dù mang ý nghĩa nào đi chăng nữa thì nó cũng xuất phát từ chính tấm lòng yêu thương, trân trọng của ông đối với người nghĩa sĩ. Cụ thể hơn, đó là tiếng khóc của sự nuối tiếc, day dứt cho những họ khi đã phải ra đi khi ý nguyện thực hiện chưa trọn vẹn, sự nghiệp chưa thành. Không chỉ vậy, đó còn là tiếng khóc đau đớn, chua chát khi nghĩ về gia đình họ, nơi có những người mẹ, người vợ, đứa con đau đáu nỗi đau mất người thân. Từ cảm phục và thương xót, tác giả lại càng cho thấy nỗi căm hờn của mình đối với những kẻ nhẫn tâm, tàn ác mang quân đi xâm lược, gieo rắc bao thương đau. Căm hờn càng sâu thì nỗi niềm uất nghẹn trước tình cảnh đau thương của dân tộc lại tuôn trào thành nước mắt.
Xem thêm: Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu ❤Nội Dung, Tác Giả, Tác Phẩm
Không chỉ có tiếng khóc đau thương, trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc còn có tiếng khóc tự hào, biểu dương. Ông đã thay nhân dân thể hiện tiếng khóc về sự hi sinh của người lính nói chung, cũng là tiếng khóc hướng về cuộc sống trăm bề đau khổ của dân tộc trước gót giày xâm lăng của thực dân. Một phần nào đó, có nhiều dòng thơ lại là tiếng khóc khích lệ, động viên người người sĩ nông dân để có thêm tinh thần, động lực chiến đấu.
Tóm lại, dù tiếng khóc có nhiều biểu hiện khác nhau nhưng tiếng khóc thể hiện trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu không uỷ mị, quỵ luỵ, không thê lương lê thê bởi trong dù đau khổ, xót xa nhưng vẫn mang âm hưởng tự hào, ngợi ca.
Câu 4
Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có sức biểu cảm và sự lay động mạnh mẽ vì nó được viết bằng những nỗi niềm sâu nặng, tình cảm chân thành mà Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người lính áo vải. Có những câu nghe sao nhói đau, chạm tới tận tâm can:
Đau đớn bấy! Mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.
Chính những điều ấy đã tạo nên sức gợi cảm sâu sắc đối với độc giả. Không chỉ vậy, giọng điệu trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu lại rất đa dạng, nhất là những câu văn mang sắc thái bi thiết khi thể hiện hình ảnh bi tráng của người nông dân.
Hi vọng rằng qua những gợi ý trên đây, Kiến Guru có thể hỗ trợ các bạn học sinh trong việc soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, cụ thể hơn là soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần 2 một cách dễ dàng hơn. Chúc các bạn soạn tốt văn bản nhé!
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan