Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Mời trầu hồ xuân hương hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Bình bài thơ Mời Trầu
Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:
Bình bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
Tác giả
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Gốc gác gia đình ở Nghệ An sống nhiều năm ở phường Khán Xuân, gần Hồ Tây, thành Thăng Long. Bà có tài thơ Nôm, giàu cá tính, một cuộc đời “bảy… nổi ba chìm”!
Tác phẩm hiện còn trên dưới 50 bài thơ Nôm Đường luật và tập “Lưu Hương kí” bằng chữ Hán.
Hồn thơ dân tộc và phong vị đồng quê là bản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Trong thơ của nữ sĩ có tình yêu thương, quí mến người phụ nữ, có tâm hồn nồng nhiệt với cuộc sống và thiên nhiên, có thái độ phủ định đối với lễ giáo phong kiến và các thế lực thồng trị… Một tiếng cười, một tiếng nói trào phúng hóm hỉnh, sâu cay, có lúc trữ tình, đằm thắm mà chua xót. Thơ lưỡng ngôn, đa nghĩa rất hàm súc và độc đáo.Lời bình Không phải là cau vàng, trầu quế mà chỉ là “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”. Một cách nói khiêm nhường, tình tứ. Câu thứ hai “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, cũng chỉ là cách xưng hô thân mật. Chữ “này” biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. “Mới quệt rồi” – vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách. Việc chủ nhân xưng tên “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” cho thấy đối tượng được mời là một văn nhân tài tử từng có “tình ý” với nữ sĩ . Điều đó cũng cho biết Hồ Xuân Hương viết bài thơ này thời con gái, vừa duyên dáng, vồn vã trong mời đón khách đến chơi nhà, vừa biểu lộ một cá tính Xuân Hương, sắc sảo trong ứng xử “có góc có cạnh”. “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Câu thơ – lời mời trầu – rất hóm hỉnh đã gợi ra trong đối tượng được mời trầu bao liên tưởng thú vị. Thú vị của mối tình thôn nữ với chàng thư sinh thuở nào: “Quả cau nho nhỏ – Cái vỏ vân vân – Nay anh học gần – Mai anh học xa – Lấy anh từ thuở mười ba – Đến năm mười tám thiếp đã năm con – Ra đường thiếp hãy còn son – Về nhà thiếp đã năm con cùng chàng” – Thú vị ở sự dao duyên, đưa duyên, ngỏ tình qua miếng trầu chén rượu: “Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu xin chén đẹp môi má hồng”. Thú vị ở sự chân tình “mới quệt rồi” mà lá trầu, quả cau đều là cây nhà lá vườn đậm đà chân quê: “Vào vườn hái quả cau xanh, Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu”. Nói rằng thơ Hồ Xuân Hương mang phong vị hồn quê là như vậy. Hai câu tiếp theo là một lời nói “ướm thử”, một cách thăm dò đối tượng – chàng trai mà cô gái đang mời trầu: “Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Xin cho được là miếng trầu ngon: miệng thơm, môi cắn chỉ quết trầu, cau, trầu, vôi “thắm lại” trong cái duyên trầu cau. Mong miếng trầu này, miếng trầu “chàng” – anh sẽ ăn không nhợt nhạt, vôi đi đằng vôi, lá đi đằng lá, xin đừng “xanh như lá bạc như vôi”. Câu thơ mang một hàm ý: cô gái mời trầu đã bày tỏ niềm mơ ước thiết tha về một tình duyên đằm thắm, mặn nồng, son sắt thuỷ chung. Vừa cầu mong, mơ ước “Có phải duyên nhau thì thắm lại”, vừa như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Có người cho rằng, qua câu thơ này, cô Xuân Hương đã ngầm răn đe người khách đang mời trầu – Âu đó cũng là một cách cảm nhận. Có điều câu thơ đầy ám ảnh như một “dự báo về con đường tình duyên của nữ chủ nhân mời trầu này. Câu thơ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xẩy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được! Miếng trầu là đầu câu chuyện. Duyên trầu cau cũng là duyên đôi lứa… Qua mời trầu, Hồ Xuân Hương nói lên một khát khao, mơ ước về một tình duyên đẹp, thuỷ chung. Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngôn ngữ bình dị, mượn miếng trầu để đưa duyên. Bài thơ mang vị đời và thắm tình người – người con gái làng quê hai trăm năm về trước.
Bình bài thơ Mời Trầu
Thảo luận cho bài: Bình bài thơ Mời Trầu
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan