Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Mgno32 ra no2 hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Tailieumoi.vn xin giới thiệu phương trình Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O gồm điều kiện phản ứng, cách thực hiện, hiện tượng phản ứng và một số bài tập liên quan giúp các em củng cố toàn bộ kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập về phương trình phản ứng hóa học. Mời các bạn đón xem:
Phương trình Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO2 + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học:
Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
2. Hiện tượng nhận biết phản ứng.
– Lá magie Mg tan dần trong dung dịch axit HNO3đặc và sinh ra khí có màu nâu đỏ
3. Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ thường
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
a. Bản chất của Mg (Magie)
Xem thêm: Lời bài hát Gieo Quẻ – Hoàng Thùy Linh & Đen – Lyrics 3s
– Trong phản ứng trên Mg là chất khử.
– Mg là chất khử mạnh tác dụng với axit HCl, HNO3, H2SO4,..
b. Bản chất của HNO3 (Axit nitric)
– Trong phản ứng trên HNO3 là chất oxi hoá.
– Đây là một monoaxit mạnh, có tính oxi hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ.
5. Tính chất hóa học
– Magie là chất khử mạnh:
Mg → Mg2+ + 2e
a. Tác dụng với phi kim
Lưu ý:
– Do Mg có ái lực lớn với oxi: 2Mg + CO2 → MgO. Vì vậy không dùng tuyết cacbonic để dập tắt đám cháy Mg.
Xem thêm: Phân tích hai câu cuối bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão
b. Tác dụng với axit
– Với dung dịch HCl và H2SO4 loãng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
– Với dung dịch HNO3:
4Mg + 10 HNO3 → 4 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3 H2O
c. Tác dụng với nước
– Ở nhiệt độ thường, Mg hầu như không tác dụng với nước. Mg phản ứng chậm với nước nóng (do tạo thành hidroxit khó tan).
Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
6. Cách thực hiện phản ứng
– Cho vào ống nghiệm 1,2 lá magie, nhỏ từ từ vừa đủ dung dịch HNO3 đặc
7. Bạn có biết
Xem thêm: Cây bút thần – Thể loại, Tóm tắt, Giá trị, Dàn ý phân tích tác phẩm
Axit nitric tác dụng với kim loại trừ Au và Pt tạo muối và nhiều sản phẩm oxi hóa khác nhau như NO2, NO, N2O ,N2, NH4NO3
Sản phẩm khử của N+5 sinh ra tùy thuộc vào độ mạnh yếu của kim loại và nồng độ của dung dịch axit, thông thường thì:
Dung dịch HNO3 đặc tác dụng với kim loại → NO2;
Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại khử yếu (như: Cu, Pb, Ag,..) → NO;
Dung dịch HNO3 loãng tác dụng với kim loại mạnh (như: Al, Mg, Zn,…) thì N bị khử xuống mức
càng sâu → (N2, N2O, NH4NO3).
Cách phân biệt các khí sản phẩm sinh ra
- N2O là khí gây cười
- N2 không duy trì sự sống, sự cháy
- NO2 có màu nâu đỏ
- NO khí không màu nhưng bị oxit hóa thành NO2 màu nâu đỏ
NH4NO3 không sinh ra ở dạng khí, khi cho kiềm vào kim loại thấy có mùi khai amoniac NH3
NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 + H2O
8. Bài tập liên quan
9. Một số phương trình phản ứng hoá học khác của Magie (Mg) và hợp chất:
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan