Lực đẩy Ác-Si-Mét (Archimedes) là gì? Công thức cách … – HayHocHoi

Lực đẩy Ác-Si-Mét (Archimedes) là gì? Công thức cách … – HayHocHoi

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Lực acsimet hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu về lực đẩy Ac-Si-Mét (Archimedes) là gì? Công thức cách tính lực đẩy Ác-si-mét được viết như thế nào? Lực đẩy Ác-si-mét xuất hiện khi nào và phụ thuộc vào các yếu tố nào? qua bài viết dưới đây.

I. Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

– Một vật nhúng chìm trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên, lực này gọi là lực đẩy Acsimet.

II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét

1. Dự đoán

• Ác-si-mét dự đoán:

– Vật nhúng trong chất lỏng càng nhiều thì lực đẩy của nước lên vật càng mạnh.

– Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ

hayhochoi vn

2. Thí nghiệm kiểm tra

– Bước 1: Đo P1 của cốc A và vật

– Bước 2: Nhúng vật vào nước, nước sẽ tràn ra cốc chứa. Đo trọng lượng P2

– Bước 3: So sánh P2 và P1: P2 < P1 ⇒ P1 = P2 + FA

Xem thêm: Đô thị hoá là gì? Quá trình & những ảnh hưởng của đô thị hóa

– Bước 4: Đổ nước tràn từ cốc chứa vào cốc A, đo trọng lượng:

⇒ P1 = P2 + P(nước tràn ra)

thí nghiệm dự đoán lực đẩy Acsimet

– Khi nhúng vật chìm trong bình tràn, thể tích nước tràn ra bằng thể tích của vật. Vật bị nước tác dụng lực đẩy từ dưới lên số chỉ của lực kết là: P2 = P1 – FA

– Khi đổ nước từ B sang A lực kế chỉ P1 chứng tỏ FA có độ lến bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Xem thêm  Công thức tính vận tốc trung bình dễ nhất 2023 - Luật Hoàng Phi

3. Công thức tính lực đẩy Acsimet

Công thức: FA = d.V

• Trong đó:

FA : Lực đẩy Acsimet (N)

d : Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)

V : Thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)

– Như vậy, từ công thức có thể thấy lực đẩy Acsimet xuất hiện khi vật chìm trong chất lỏng và độ lớn phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

III. Bài tập về lực đẩy Acsimet

* Câu C1 trang 36 SGK Vật Lý 8: Treo một vật nặng vào lực kế, lực kế chỉ giá trị P (H. 10.2a). Nhúng vật nặng chìm trong nước, lực kế chỉ giá trị P1 (H.10.2b). P1 < P chứng tỏ điều gì?

Xem thêm: Top 201+ ảnh bìa đẹp, chất, ấn tượng cho Facebook, Zalo

hình 10.2 trang 36 sgk vật lý 8

° Lời giải C1 trang 36 SGK Vật Lý 8:

– Điều này chứng tỏ khi vật bị nhúng trong nước, vật chịu một lực đẩy từ dưới lên.

* Câu C2 trang 36 SGK Vật Lý 8: Hãy chọn từ thích hợp cho chỗ trống trong kết luận sau: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ ………

° Lời giải C2 trang 36 SGK Vật Lý 8:

– Một vật nhúng trong chất lòng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên.

* Câu C3 trang 37 SGK Vật Lý 8: Hãy chứng minh rằng thí nghiệm ở hình 10.3 chứng tỏ dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét nêu trên là đúng.

dự đoán lực đẩy acsimet

° Lời giải C3 trang 37 SGK Vật Lý 8:

– Nhúng vật nặng vào bình đựng nước, thể tích nước từ trong bình tràn ra chính là thể tích của vật. Vật nhúng trong nước bị nước tác dụng một lực F đẩy từ phía dưới lên trên, do đó, số chỉ của lực kế lúc này là P2.

Xem thêm  Học tủ là gì? Những ảnh hưởng của học tủ trong học tập - Vieclam123

– Ta có: P2 = P1 – F, do vậy P2 < P1.

– Khi đổ nước từ bình B vào bình A, lực kế chỉ giá trị P1. Điều này cho thấy lực đẩy Ác-si-mét có độ lớn bằng độ lớn của trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

* Câu C4 trang 38 SGK Vật Lý 8: Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

Xem thêm: Cảm nhận về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo (dàn ý

° Lời giải C4 trang 38 SGK Vật Lý 8:

– Kéo gàu nước lúc ngập trong nước cảm thấy nhẹ hơn khi kéo trong không khí, vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác-si-mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ.

* Câu C5 trang 38 SGK Vật Lý 8: Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn?

° Lời giải C5 trang 38 SGK Vật Lý 8:

– Vì thỏi nhôm và thép đều có thể tích như nhau nên chúng chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet như nhau.

* Câu C6 trang 38 SGK Vật Lý 8: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác-si-mét lớn hơn.

° Lời giải C6 trang 38 SGK Vật Lý 8:

– Vì trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu nên thỏi đồng nhúng trong nước chịu lực đấy Ác-si-mét lớn hơn (mặc dù cả hai thỏi cùng chiếm một thể tích trong nước như nhau).

Xem thêm  Sinh ngày 5/1 cung gì – Xem bói sinh 5 tháng 1 - Mèo Zodiac

* Câu C7 trang 38 SGK Vật Lý 8: Hãy nêu phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4 thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét.

° Lời giải C7 trang 38 SGK Vật Lý 8:

– Bước 1: Dùng cân để cân một vật nặng nhỏ không thấm nước treo dưới một cốc A đặt trên đĩa cân. Khối lượng vật và cốc (đĩa bên trái) bằng đúng trọng lượng của các quả cân (đĩa bên phải).

– Bước 2: Vật vẫn treo trên cân nhưng được nhúng hoàn toàn vào một bình tràn B chứa đầy nước, khi đó một phần nước trong bình tràn chảy ra cốc C và cân bị lệch về phía các quả cân.

– Bước 3: Vẫn giữ nguyên vật trong bình tràn đồng thời đổ nước từ cốc C vào cốc A trên đĩa cân thấy cân trở lại cân bằng.

⇒ Như vậy, lực đẩy Ácsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị chiếm chỗ.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học