Line Manager Là Gì? “Thủ Lĩnh” Glintstars Và Vai Trò Xây Dựng

Line Manager Là Gì? “Thủ Lĩnh” Glintstars Và Vai Trò Xây Dựng

Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Line manager là gì hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Khi ứng tuyển vào một công việc nào đó, ngoài cân nhắc tính chuyên môn và sự phù hợp của công ty, thì line manager cũng là một yếu tố đáng quan tâm. Bởi, họ sẽ là người trực tiếp dẫn dắt bạn trong công việc, cũng như là sợi dây kết nối để bạn hòa nhập với công ty tốt hơn. Và đương nhiên, một người thầy giỏi chắc chắn sẽ giúp bạn học hỏi và phát triển nhanh hơn trên con đường sự nghiệp của chính mình.

Ở ngôi nhà chung của Glints cũng vậy. Line manager chính là những người thủ lĩnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ nhân lực. Không chỉ đảm bảo mục tiêu doanh nghiệp, họ còn mang tới những đóng góp tích cực cho khía cạnh con người và văn hóa công ty.

Vậy line manager là gì? Tại Glints, họ nắm giữ những vai trò và giá trị quan trọng nào? Hãy cùng khám phá qua nội dung sau!

Line manager là gì?

Line manager (hay còn gọi là direct manager, team leader) là người quản lý trực tiếp có trách nhiệm hướng dẫn, dẫn dắt nhân viên, cũng như giám sát các hoạt động của tổ chức, phòng ban nhằm đảm bảo hoàn thành các mục tiêu doanh nghiệp.

Định nghĩa phía trên cũng khá tương đồng với chia sẻ của chị Thanh (Talent Acquisition Manager, Glints Việt Nam) và chị Linh (Talent Acquisition Specialist, Glints Việt Nam) về line manager:

Line manager là sếp trực tiếp, hay team leader – người đứng đầu của một đội nhóm. Họ sẽ đảm nhận vai trò định hướng, dẫn dắt, cũng như hướng dẫn, đào tạo các thành viên trong đội nhóm.

Chị Ngọc (Talent Acquisition Associate, Glints Việt Nam) cũng bổ sung thêm:

Ngoài, line manager cũng là người chịu trách nhiệm báo cáo tình hình, hiệu quả công việc của tất cả thành viên cho các quản lý cấp cao hơn, để học có thể nắm bắt tốt những gì đang diễn ra tại từng phòng ban. Nói cách khác, line manager còn là cầu nối giữa nhân viên và đội ngũ quản lý cấp cao của công ty.

Line manager tại Glints giữ vai trò gì?

Vậy trách nhiệm cụ thể của line manager trong công ty là gì? Một số vai trò cụ thể của line manager có thể kể đến như:

  • Tuyển dụng và xây dựng đội ngũ thuộc bộ phận liên quan
  • Hướng dẫn đào tạo và hỗ trợ nhân viên mới
  • Lên kế hoạch và phân chia công việc cho đội ngũ
  • Giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của đội ngũ
  • Đảm bảo chất lượng hoạt động đội ngũ; đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề cần thiết nhằm đẩy mạnh chất lượng công việc
  • Quản lý con người và xây dựng văn hóa đội ngũ tích cực
  • Tổng kết và báo cáo hiệu quả công việc cho đội ngũ quản lý cấp cao
Xem thêm  Tải Sách Thuyết phục bằng tâm lý EPUB MOBI PDF - Kho Sách Online

Và điều quan trọng hơn hết là: line manager cần đảm bảo rằng các thành viên trong đội ngũ mà mình dẫn dắt có thể làm việc hiệu quả và năng suất. Bên cạnh yếu tố chuyên môn công việc, line manager cũng cần quan tâm và hỗ trợ sức khỏe của đội ngũ, về cả thể chất lẫn tinh thần, góp phần phát triển môi trường làm việc tích cực cho công ty.

Xem thêm: HDD Là Gì? Ổ Cứng HDD Có Những Loại Nào? Hoạt Động Ra Sao?

Câu hỏi đặt ra cho bài viết này là: liệu line manager ở Glints có nắm giữ những vai trò tương tự? Đáp án thì tất nhiên là có rồi, nhưng để cụ thể hơn, mời bạn đọc tiếp nội dung bên dưới nhé!

1. Dẫn dắt đội ngũ đi đúng hướng

Khi nhắc đến “vai trò” của line manager trong doanh nghiệp, cả bốn thành viên từ People Team tại Glints Việt Nam đều nhắc tới việc “định hướng, dẫn dắt” đầu tiên.

Thật vậy, line manager chính là người hiểu rõ nhất về công việc của một phòng ban, đội nhóm. Họ cũng là người thiết lập mục tiêu và lên kế hoạch công việc, giám sát và quản lý các hoạt động của các thành viên.

2. “Nút thắt” kết nối cho tinh thần đồng đội vững mạnh

Hơn hết, với vai trò là line manager – hay một đội trưởng, họ có trách nhiệm phải thúc đẩy cả đội nhóm cùng tiến, cùng đạt được mục tiêu, thành quả đề ra.

Vì vậy, bên cạnh việc dẫn lối, line manager còn có vai trò “săn sóc” để đảm bảo các thành viên cùng thực hiện tốt nhiệm vụ, theo chị Nhi (Talent Acquisition Associate tại Glints Việt Nam).

Theo Chron, tinh thần đồng đội thường bắt đầu từ những người dẫn đầu (1). Khi line manager có thể hiện tốt sự tâm huyết và hỗ trợ nhiệt tình của họ tới các thành viên còn lại, điều này không chỉ mang lại tinh thần đồng đội vững mạnh, gắn kết, mà còn củng cố văn hóa, giá trị doanh nghiệp.

Line manager – HR: Mối quan hệ mật thiết trong quá trình xây dựng đội ngũ

“Tuyển đúng người, xây dựng và đào tạo đội ngũ, đặt mục tiêu chung để cả đội cùng hướng đến”. Đây chính là “châm ngôn” mà chị Thanh – leader của People Team tại Glints Việt Nam – khi được hỏi đến vai trò của line manager trong quá trình xây dựng đội ngũ là gì.

Quá trình hợp tác giữa line manager với phòng ban Nhân sự-Tuyển dụng tại Glints có thể được hiểu qua hai khía cạnh như sau:

  • Tuyển dụng
  • Phát triển đội nhóm

1. Tham gia vào quy trình tuyển dụng

Line manager là người nắm rõ nhất về hoạt động của đội nhóm. Tại Glints, “line manager chính là nhân vật giữ vai trò mấu chốt trong tuyển dụng”, theo chị Linh (Talent Acquisition Specialist) chia sẻ.

Bên cạnh hỗ trợ đội ngũ nhân sự xây dựng kế hoạch, thiết kế mô tả công việc (Job Description),v.v. để chuẩn bị cho đợt tuyển dụng. Line manager sẽ là người đánh giá liệu ứng viên có đủ năng lực, kỹ năng của một vị trí hay không; ngoài ra họ cũng sẽ đánh giá là bạn ứng viên này có phù hợp với màu sắc của đội nhóm và có phù hợp với văn hóa của Glints hay không.

Xem thêm  10 Bộ Brand Guidelines Cực Xịn Cho Bạn Tham Khảo - MarketingAI

Xem thêm: Môi trường Marketing – Tầm quan trọng và ý nghĩa của từng yếu tố

Vậy sự khác biệt giữa chuyên viên tuyển dụng và line manager tại quy trình này là gì?

Chị Ngọc (Talent Acquisition Associate) phân tích:

Phía đội ngũ tuyển dụng sẽ tập trung hơn về việc tìm nguồn ứng viên thích hợp, đánh giá ứng viên chủ yếu dựa theo thái độ, tư duy và bộ kỹ năng mềm nhiều hơn. Trong khi đó, line manager sẽ là người trực tiếp đánh giá về mặt kỹ năng và kiến thức chuyên môn, cũng như khả năng/tiềm năng mà ứng viên có thể đạt được với yêu cầu đầu ra/kết quả mong muốn của một vị trí công việc cụ thể.

Line manager cũng sẽ là người hiểu ứng viên nhất, không chỉ kỹ năng mà còn là tiềm năng từ ứng viên. Một số line manager còn đảm nhận cả việc giới thiệu nguồn ứng viên tài năng, làm cầu nối cho bộ phận Tuyển dụng có thể tìm người phù hợp một cách nhanh chóng, đặc biệt là đối với các vị trí nhân sự cấp cao.

2. Hỗ trợ cá nhân phát triển, xây dựng tinh thần tập thể lành mạnh

Khi đã có cho mình những thành viên phù hợp, việc tiếp theo mà line manager cần quan tâm đó chính là xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, và hỗ trợ nhân viên có đường hướng phát triển lâu dài, nhằm mục đích giữ chân và nuôi dưỡng nhân tài.

Điều này có nghĩa là gì: line manager sẽ có thể lắng nghe, chia sẻ với các thành viên trong đội nhóm của mình để giải quyết các vấn đề liên quan tới công việc, tạo điều kiện để các bạn học hỏi, cũng như gợi ý định hướng phát triển phù hợp.

Bên cạnh đó, line manager cũng sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động gắn kết, gia tăng tinh thần đồng đội tích cực để tất cả thành viên có thể cùng làm và cùng phát triển.

Góc nhìn Glintstars: Đâu là tố chất của một liner manager lý tưởng?

1. Lắng nghe và thấu hiểu

Sẽ thật khó để làm việc cùng người quản lý luôn cho là mình đúng, không bao giờ quan tâm tới cảm nghĩ, hay cảm xúc của nhân viên.

Chị Nhi – Talent Acquisition Associate tại Glints nhấn mạnh:

Ở Glints, giá trị của việc chủ động lắng nghe và thấu hiểu rất quan trọng. Điều này sẽ tạo cơ hội để các thành viên dễ mở lòng để chia sẻ hơn. Từ đó, line manager cũng có thể nắm bắt các vấn đề mà nhân viên đang gặp phải, hiểu đội nhóm của mình – cả điểm mạnh và điểm yếu, và đưa ra những giải pháp phù hợp.

2. Người có sức ảnh hưởng

Xem thêm: Cách cài đặt và sử dụng VPS Vultr – longvan.net

Không chỉ thấu hiểu về mặt con người, line manager cần có cái nhìn tổng quát và có khả năng đánh giá, phân tích hiệu quả công việc của đội nhóm, theo quan điểm của chị Ngọc (Talent Acquisition Associate).

“Chẳng hạn như chị Thanh – line manager hiện tại của chị, chị Thanh có kiến thức về lĩnh vực Nhân sự-Tuyển dụng rất nhiều và rộng. Mặc dù kỹ năng chuyên môn của chị cho việc Sourcing (Tìm nguồn ứng viên) không quá nổi bật, hay việc xử lý giấy tờ, bảo hiểm không thành thạo như phía People Operations, song, chị Thanh vẫn có thể đưa ra những phân tích, đánh giá vô cùng chính xác để hoạt động của các đội nhóm ngày càng cải thiện tốt hơn”.

Xem thêm  Khái niệm và bản chất của quản trị - Kiến Nghiệp Group

Chị Linh (Talent Acquisition Specialist) cũng có những cảm nghĩ tương tự: “Chị rất yêu thích khoảng thời gian làm việc tại Glints. Line manager luôn động viên và thúc đẩy chị để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất, chị cũng được định hướng mục tiêu rõ ràng và nhận training (các buổi hướng dẫn) rất sát thực tế”.

3. Người truyền cảm hứng

“Chị không mong đợi một line manager hoàn hảo, nhưng chị cần một line manager có điều-gì-đó-đặc-biệt để chị có thể học hỏi, lấy làm tấm gương để nỗ lực noi theo – về cả mặt kiến thức, chuyên môn, tư duy và phong thái. Nghề nào cũng vậy, nếu chúng ta tìm được một “người thầy” truyền cảm hứng, luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích để chúng ta có thể phát huy hết tiềm năng của mình, với chị, đây chính là một điều cực kỳ may mắn và tuyệt vời” – chị Ngọc (Talent Acquisition Associate) chia sẻ.

“Theo chị, con người chính là nguồn lực nòng cốt của một tổ chức. Vì vậy, line manager phải là những người có tâm, có tâm để dẫn dắt và thúc đẩy các nhân viên khác cùng phát triển và tiến bộ” – chị Nhi (Talent Acquisition Associate) cũng nêu lên quan điểm bổ sung tương tự.

4. Công tâm, minh bạch

Một line manager đáng quý chắc chắn sẽ phải luôn giữ một tâm thế thật công tâm, minh bạch trong mọi tình huống, vấn đề. Một “đầu tàu” phải đủ sáng suốt thì mới có thể dẫn dắt các “toa tàu” còn lại đi đúng hướng. Chị Thanh, Talent Acquisition Manager khẳng định:

Với văn hóa RIICOBH của Glints, mối quan hệ giữa sếp-nhân viên luôn bình đẳng, và có sự thoải mái nhất định. Tất cả mọi người đều có quyền tự do trao đổi thẳng thắn với nhau, miễn sao là ai nấy đều cùng hướng về mục tiêu chung và cố gắng mang lại kết quả tốt có thể.

Hy vọng với những chia sẻ phía trên đây, bạn đã có thể phần nào hình dung được line manager là gì, cũng như vai trò của họ trong công ty và Glints sẽ như thế nào rồi, đúng chứ?

Đừng quên rằng, nếu bạn mong muốn được làm việc ở môi trường trẻ trung, năng động, hay mong muốn học hỏi và phát triển cùng các line manager “có tâm, có tầm” thì Glints luôn luôn ở đây chào đón bạn. Rất nhiều cơ hội việc làm đang mở tại Glints, nhanh tay ứng tuyển nhé:

Tác Giả

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng tư vấn dịch vụ làm bài tập thuê
Tri Thức Cộng Đồng tư vấn dịch vụ làm bài tập thuê
Cách sử dụng web tăng giờ xem Youtube miễn phí hiệu quả
Cách sử dụng web tăng giờ xem Youtube miễn phí hiệu quả
Chiến lược marketing (Marketing strategy) là gì? Mô hình 4Ps
Chiến lược marketing (Marketing strategy) là gì? Mô hình 4Ps
Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm nhượng quyền Highland 2023 cho
Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm nhượng quyền Highland 2023 cho
Google Site là gì? Ưu nhược điểm của Google Site bạn cần biết
Google Site là gì? Ưu nhược điểm của Google Site bạn cần biết
AMP HTML là gì? Cách tạo trang AMP cho người mới bắt đầu – Lamvt
AMP HTML là gì? Cách tạo trang AMP cho người mới bắt đầu – Lamvt
Quy Trình Marketing Là Gì? Các Bước Quan Trọng Trong … – Glints
Quy Trình Marketing Là Gì? Các Bước Quan Trọng Trong … – Glints
Top 9 chuột không dây chính hãng tốt nhất năm 2023 tại Điện máy
Top 9 chuột không dây chính hãng tốt nhất năm 2023 tại Điện máy