Chiến lược marketing của của Chanel: Tên tuổi làm nên thương hiệu

Chiến lược marketing của của Chanel: Tên tuổi làm nên thương hiệu

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Khách hàng mục tiêu của chanel hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Chiến lược marketing của Chanel: Chanel là thương hiệu thời trang sang trọng đến từ Pháp, được biết đến với dòng quần áo thời trang cao cấp và quần áo may sẵn cùng với các sản phẩm cao cấp khác như đồng hồ, nước hoa, túi xách, kính râm và đồ trang sức hàng hiệu. Thương hiệu này rất nổi tiếng trên toàn thế giới và được tầng lớp xã hội có thu nhập cao coi như biểu tượng của sự sang trọng và tinh hoa. Vậy làm thế nào để Chanel có thể xây dựng một thương hiệu hùng mạnh như vậy. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết chiến lược marketing của Chanel dưới đây.

1. Tổng quan về Chanel

Chanel được thành lập bởi Gabrielle Chanel, nổi tiếng với cái tên Coco Chanel vào năm 1883, tại Saumur, nước Pháp. Mặc dù được biết tới là một trong những nhà tạo mẫu cách mạng nhất những năm 1900, nhưng cuộc sống của CoCo Chanel không bắt đầu bằng những bộ quần áo sang trọng và cao cấp. Năm 12 tuổi, sau khi mẹ cô qua đời, Gabrielle Chanel được cha cô – người làm nghề bán rong, đưa vào trại trẻ mồ côi. Trong cuộc sống tại tu viện, mặc dù liên tục bị vây quanh những người phụ nữ mặc trang phục trắng đen giản dị, và cuộc sống của Chanel cũng không có gì xa xỉ nhưng sự khởi đầu khiêm tốn ấy đã trở thành nguồn cảm hứng cho sự nghiệp thời trang của CoCo Chanel về sau. Ngoài ra, trong quá trình được nuôi dưỡng bởi các nữ tu, chính các nữ tu đã dạy cô cách may, một kỹ năng có thể trở thành công việc của cuộc đời cô sau này.

Biệt danh Coco Chanel của cô hoàn toàn đến từ một nghề nghiệp khác. Trong sự nghiệp ca sĩ ngắn ngủi của mình, Gabrielle Chanel đã biểu diễn trong các câu lạc bộ ở Vichy và Moulins, nơi bà được gọi là “Coco”. Người ta nói rằng cái tên này xuất phát từ một trong những bài hát mà cô ấy từng hát, và bản thân Chanel cũng nói rằng đó là “phiên bản rút gọn của cocotte, từ tiếng Pháp có nghĩa là “người đàn bà”.

Xuất phát điểm của Chanel ban đầu chỉ là một cửa hiệu thời trang nhỏ dành cho phái nữ trụ tại số 160 đại lộ Malesherbes, Paris. Trải qua nhiều năm phát triển, thương hiệu đã mở rộng các mặt hàng của mình sang tất cả các lĩnh vực: từ quần áo, giày dép, phụ kiện sang nước hoa và đồng hồ,… Đồng thời, Chanel cũng nhanh chóng trở thành thương hiệu thời trang cao cấp đáng tự hào nhất của nước Pháp.

Sau khi rời khỏi trại trẻ mồ côi và trở thành ca sĩ trong một thời gian ngắn, khi bước sang tuổi 18, tình yêu với thời trang của Chanel trở nên lớn hơn và cô đặc biệt yêu thích thời trang. Vào năm 1909, khi Chanel là tình nhân của một doanh nhân tên là Ettiene Balsan. Anh ấy đã cung cấp cho cô sự hỗ trợ tài chính mà cô cần để bắt đầu một cửa hàng làm mũ ở Paris. Ngoài ra, một người bạn giày có của Chanel cũng có ảnh hưởng nhất định tới công việc kinh doanh của cô. Tuy nhiên thành công đầu tiên của Chanel chỉ tới từ một chiếc váy mà cô tạo ra từ một chiếc sơ mi cũ khi trời lạnh ở Deauville (ngoại thành Paris). Nhiều người đã hỏi Chanel mua chiếc váy ở đâu và Chanel đã trả lời luôn bằng một đề nghị may một chiếc cho họ. Và chính trong thời gian này, thương hiệu “House of Chanel” được ra đời.

Thương hiệu Chanel được biết đến nhiều hơn khi thiết kế những bộ trang phục mang tính cách mạng, giúp giải phóng phụ nữ thế kỷ 20 khỏi những chiếc váy bó sát mà họ đang mặc sang những chiếc váy tự nhiên và thoải mái hơn. Các đối thủ cạnh tranh chính của Chanel trong ngành thời trang cao cấp bao gồm Louis Vuitton, Gucci, Burberry, Dior, v.v … Công ty có hơn 20.000 chuyên gia làm việc trong lực lượng lao động trên toàn cầu.

2. Thị trường của Chanel

Phân đoạn thị trường là công đoạn phân chia thị trường thành các phân đoạn có chung đặc điểm mà trong đó Khách hàng có các đặc điểm chung khiến họ mua các sản phẩm tương tự.

Thị trường của Chanel được lựa chọn thông qua việc sử dụng kết hợp giữa phân khúc nhân khẩu học và tâm lý học để cung cấp các sản phẩm của mình cho thị trường mục tiêu. Trong chiến lược kết hợp này, Chanel nhắm mục tiêu một cách có chọn lọc để quảng bá sản phẩm của mình cho một nhóm Khách hàng được lựa chọn. Thương hiệu đã sử dụng chiến lược định vị dựa trên giá trị để thành công trên thị trường thời trang toàn cầu. Đây là phương pháp được một số công ty sản xuất sản phẩm cao cấp đã thực hiện.

・Khách hàng của Chanel

Chanel nhắm đến những phụ nữ muốn trở nên sang trọng và sành điện vì vậy khởi đầu của Chanel là những chiến váy đen nhỏ và bộ đồ mang phong cách Chanel. Tuy nhiên cho tới ngày nay, tệp Khách hàng của Chanel đã được mở rộng với danh sách sản phẩm phong phú. Ngoài ra, Chanel còn có các dòng sản phẩm thời trang như Haute Couture Line, Ready to Wear Line, Resort Line, và thậm chí cả bộ sưu tập dành cho trẻ em và nam giới.

Thương hiệu có sẵn đồ trang điểm, phụ kiện, nước hoa, giày dép và đồ trang sức. Thông qua việc phân khúc thị trường một cách rõ ràng, Chanel thu thập được nhiều thông tin để giúp thương hiệu tung ra được các sản phẩm phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu.

Tuy nhiên, cho dù có mở rộng thị trường Khách hàng tiềm năng thì thị trường mục tiêu của Chanel vẫn là những người giàu có, thu nhập cao, có khả năng mua các sản phẩm xa xỉ của thương hiệu. Khách hàng của Chanel chủ yếu là nữ giới, những người có thu nhập trung bình hoặc thượng lưu. Hầu hết Khách hàng khi mua sản phẩm của Chanel đều có chung động cơ là các sản phẩm của Chanel tượng trưng cho đẳng cấp, sang trọng và thanh lịch. Những phụ nữ trong tệp Khách hàng của Chanel luôn mong muốn được xuất hiện với sự trẻ trung và tươi tắn. Chính vì vậy, rất nhiều sản phẩm của Chanel được tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu này. Ví dụ dòng nước hoa Chanel No.5 với mùi hương độc đáo, mang lại tự tin cho người dùng.

Xem thêm  7 ý tưởng kinh doanh ít vốn lời cao nên đầu tư ngay hôm nay - Sapo

Thậm chí ở một vài quốc gia, việc sử dụng các sản phẩm của Chanel là một cách gián tiếp thể hiện địa vị xã hội của người dùng.

3. Chiến lược marketing 4P của Chanel

・Chiến lược sản phẩm của Chanel

Chanel là một trong những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới phục vụ cho những đối tượng thượng lưu với gu thưởng thức cổ điển. Là một thương hiệu cao cấp thuộc phân khúc hạng sang, Chanel cung cấp rất nhiều dòng sản phẩm thời trang. Sản phẩm của thương hiệu với hai chữ C lồng vào nhau chủ yếu phục vụ hướng đến phụ nữ nhưng hãng cũng có dòng nước hoa và nước hoa dành cho nam giới.

Sản phẩm của Chanel là những bộ đồ được thiết kế theo phong cách riêng. Các danh mục sản phẩm của Chanel có thể được kể tới như:

– Thời trang: Thời trang cao cấp, túi xách, quần áo phụ nữ, hàng may mặc cao cấp

– Trang sức: Đồng hồ, phụ kiện trang sức,

– Các dòng sản phẩm khác: nước hoa, đồ trang điểm, sản phẩm chăm sóc da, giày dép, túi xách, kính, túi da…

Các sản phẩm của Chanel cũng có định vị khác nhau cho các nhóm người tiêu dùng khác nhau, và phương pháp tiếp thị mỹ phẩm của thương hiệu này còn tuân theo các nguyên tắc tiếp thị chiến lược mang tính đồng nhất.

Xem thêm: Thương mại điện tử (e-Commerce) là gì? Các loại hình giao dịch

Sản phẩm của Chanel nổi tiếng quốc tế và được theo dõi bởi những khách hàng cao cấp trên toàn thế giới, bao gồm cả những minh tinh nổi tiếng của Hollywood và luôn nhận được sự quan tâm từ những tín đồ thời trang trên khắp thế giới.

Yếu tố chất lượng của các sản phẩm Chanel được ưu tiên hàng đầu và đặc biệt quan trọng đối với tên tuổi của thương hiệu, bởi vì bất kỳ thiếu sót nhỏ nào cũng sẽ dẫn đến việc hình ảnh thương hiệu cao cấp bị tổn hại nghiêm trọng, cũng như có những ảnh hưởng tiêu cực đến di sản trăm năm của thương hiệu.

Các sản phẩm của Chanel luôn được chế tác bởi những cá nhân có tay nghề cao và được giám sát nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất. Từ đó, chất lượng đã trở thành “nhân tố vệ sinh” (hygiene factor – chỉ những nhân tố nếu không được cung cấp sẽ gây ra sự không hài lòng) đã đưa tên tuổi Chanel thành một trong những biểu tượng đắt đỏ nhất hành tinh.

Thông thường, Chanel không sản xuất hàng loạt mà chỉ tung ra các phiên bản giới hạn cho mỗi thiết kế, đặc biệt là với dòng quần áo thời trang và trang sức cao cấp. Bên cạnh chất lượng thượng hạng, kỹ năng xử lý chất liệu cao cấp và đắt tiền, cũng như theo đuổi phong cách cổ điển và thanh lịch cũng là những “signature” mỗi khi giới hâm mộ nói về thương hiệu này.

Một số sản phẩm mang tính biểu tượng của Chanel có thể kể đến như bộ suit từ vải tweed, nước hoa No.5 de Chanel và kiệt tác Little Black Dress trứ danh. Nhằm ủng hộ những vấn đề về môi trường, mới đây, Chanel đã đưa ra cam kết về việc không sản xuất sản phẩm làm từ lông thú và da.

Chanel hiếm khi sản xuất các sản phẩm dành cho nam giới. Thời gian qua, Chanel đã tung ra một loạt nước hoa màu xanh lam, nhưng quần áo của nam giới thì không có vì phụ nữ luôn muốn độc lập so với nam giới.

Cho đến thời điểm hiện tại, nước hoa và đồ trang điểm của Chanel cũng đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Hiện nay Chanel đã cho ra mắt dòng BRIC, dòng sản phẩm trang điểm cao cấp nhất của Chanel. Hiếm khi thấy quảng cáo cao cấp trên TV hoặc trên đường phố nhưng quảng cáo của Chanel lại có thể được nhìn thấy trên tạp chí ở các câu lạc bộ tư nhân hoặc khoang hạng nhất. Điều này cho thấy sản phẩm của Chanel được quảng bá theo cách hướng đến người tiêu dùng hơn là quảng cáo rộng rãi và đại trà.

Ngoài ra, Chanel cũng tạo ra một thành công đáng ngạc nhiên trong lĩnh vực mỹ phẩm và nước hoa. Chanel mỹ phẩm có thể luôn luôn đáp ứng nhu cầu của người dùng, chinh phục phụ nữ, và làm cho địa vị của phụ nữ được cải thiện ở một mức độ nhất định.

Các dịch vụ của Chanel cũng được đánh giá rất cao. Trong các cửa hàng hoặc cửa hàng mỹ phẩm, nhân viên sẽ hỏi nhu cầu của Khách hàng và sau đó sắp xếp các sản phẩm giới thiệu theo yêu cầu cá nhân. Sau đó, nhân viên sẽ kiểm tra cẩn thận ngày sản xuất và hạn sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm luôn trong tình trạng tốt.

Nhóm người tiêu dùng chính của Chanel được định vị là những người thuộc tầng lớp trung lưu và cao cấp nên hầu hết các sản phẩm của Chanel đều có khả năng tiêu thụ mạnh. Đối với các sản phẩm nhắm tới nhóm Khách hàng ở vị trí hàng đầu, Chanel có tư sự tùy biến hoặc giới hạn trong mỗi phiên bản. Vì mỗi đối tượng sản phẩm, Chanel có một kế hoạch rõ ràng và chính xác. Một ví dụ có thể kể đến là dòng mỹ phẩm cao cấp BRIC dành cho giới Khách hàng thượng lưu.

・Chiến lược về giá của Chanel

Chiến lược về giá của Chanel là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm như quần áo cao cấp, đồng hồ, túi xách, đồ trang sức. Giá cơ bản cho các dòng sản phẩm của Chanel rơi vào khoảng hàng chục nghìn USD trong khi các sản phẩm phiên bản giới hạn thì giá lại có mức giá trên hàng trăm hàng nghìn USD.

Ngoài ra, một yếu tố rất nổi tiếng trong chiến lược về giá của Chanel là thương hiệu này thường không có các chương trình giảm giá như nhiều thương hiệu khác. Thông thường, thỉnh thoảng chỉ có trên website hoặc tại các cửa hiệu có quy mô lớn thì mới có thể tìm thấy các chương trình chiết khấu nhưng tần suất không nhiều.

Với mức giá của nhiều dòng sản phẩm “trên trời” nhưng vì Chanel là thương hiệu cao cấp dành cho những khách hàng thượng lưu nên quầy thanh toán của Chanel không hỗ trợ các loại hình thức thanh toán trả góp. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, với sự phát triển của hình thức thanh toán di động, Chanel đã và đang có những cách tiếp cận thân thiện hơn về hình thức thanh toán của mình.

Trong thế kỷ trước, Chanel đã thành lập thương hiệu của riêng mình. Ngoài những lý do trên, còn có một số lý do khác khiến khán giả của Chanel như các ngôi sao Hollywood đẳng cấp thế giới giàu có lại lựa chọn Chanel. Bởi lẽ nhóm Khách hàng này không quan tâm đến giá của sản phẩm. Điều họ quan tâm là thiết kế độc đáo cùng đẳng cấp xã hội mà thương hiệu mang lại.

Nắm được yếu tố này, ngay từ những ngày thành lập cửa hàng đầu tiên tại 31 Rue de Cambon ở Paris, Chanel đã nhắm đến phân khúc khách hàng là tầng lớp quý tộc cao cấp trong xã hội, những người nuông chiều bản thân và theo đuổi cuộc sống hưởng thụ với những sản phẩm tốt nhất.

Vì thế, ngay từ đầu sản phẩm của Chanel đã được định giá rất cao, nhưng là “đắt xắt ra miếng” và luôn được đón nhận vì chất liệu vải được sử dụng rất tinh tế, quý hiếm và thành phẩm cuối cùng có chất lượng đẳng cấp thế giới, với phong cách đơn giản và sang trọng.

Xem thêm  Kết quả xét nghiệm CRP định lượng nói lên điều gì? - Medlatec

Chanel là thương hiệu được săn đón nhiều đến mức ngay cả những người thuộc tầng lớp trung lưu cũng muốn bỏ tiền để sở hữu một sản phẩm của Chanel vì nó là “bảo chứng” cho vị thế xã hội của người dùng. Những phân khúc sản phẩm khác nhau sẽ có những chiến lược định giá và mức giá khác nhau. Dòng may đo cao cấp Haute Couture sẽ dao động từ 10.000 USD đến 60.000 USD, thậm chí có thể lên đến hơn 100.000 USD. Trang phục may sẵn sẽ rơi vào tầm giá từ 1.000 USD đến 50.000 USD.

・Chiến lược phân phối của Chanel

Chanel phục vụ cho phân khúc quý tộc cao cấp và các cửa hàng của hãng thường nằm ở những nơi thể hiện sang trọng cao cấp. Chanel không có bất kỳ đại lý và nhà bán buôn nào. Tất cả các sản phẩm Chanel bày bán đều có sẵn trong quầy hoặc cửa hàng trực tuyến hoặc ngoại tuyến, trong khi mỹ phẩm được bán riêng trong các cửa hàng mỹ phẩm.

Xem thêm: Bật mí cách hack Follow Instagram hay nhất mà bạn nên thử

Chanel cũng có các cửa hàng của mình tại các sân bay vì đó là nơi hầu hết các khách hàng tiềm năng của Chanel đi du lịch. Các cửa hàng Chanel thậm chí có thể được tìm thấy trong các hành lang của các khách sạn sang trọng năm sao, nơi một lần nữa phục vụ cho cơ sở khách hàng mục tiêu của hãng.

Trên thế giới, nhóm người dùng của Chanel chủ yếu là những người nổi tiếng hoặc quý tộc hoàng gia Cửa hàng Chanel cũng có thể được nhìn thấy tại các sân bay ở New York, Boston, Amsterdam, Sao Paulo, Sydney, Hamburg, Cannes, Miami, Bangkok, Geneva, Tokyo, Saint Tropez.

Các cửa hàng trưng bày của Chanel được tìm thấy ở các thành phố lớn như Moscow, Los Angeles, Paris, Dubai và London, tập trung nằm trong những cửa hàng sang trọng nhất và nổi tiếng nhất ở địa phương.

Chanel có tổng cộng khoảng 310 cửa hàng, 128 cửa hàng ở Bắc Mỹ, 94 cửa hàng ở châu Á và 70 cửa hàng ở châu Âu. Hơn thế nữa, vì khách hàng thuộc tầng lớp giàu có, việc chọn lựa vị trí cửa hàng là một trong những chiến lược rất quan trọng và những khu vực tập trung Khách hàng có thu nhập cao sẽ được ưu tiên hàng đầu.

Các sản phẩm của Chanel cũng có sẵn và được bày bán trực tuyến vì các cửa hàng không thể tiếp cận được với nhiều khách hàng do các địa điểm độc quyền trên toàn thế giới bị hạn chế với một vài nhóm Khách hàng ở xa và không thuận tiện để đi lại.

・Chiến lược quảng cáo của Chanel

Chanel là một thương hiệu nổi tiếng có với độ trung thành với thương hiệu từ người tiêu dùng rất cao. Nhằm giữ vị trí “King” trong ngành thời trang cũng như “top-of-mind” trong lòng khách hàng mỗi khi nghĩ về địa hạt cao cấp, trong hơn 1 thế kỷ qua, không lúc nào Chanel lơ là trong việc tiếp thị, và chỉ nhất nhất trung thành theo đuổi những chiến lược quảng bá xa xỉ.

Từ những ngày đầu chỉ lựa chọn xuất hiện trên tạp chí thời trang danh giá như Vogue và Elle, cho đến khi mạng xã hội truyền thông phát triển trên toàn cầu, Chanel cũng luôn giữ được cốt cách “kiêu ngạo” của riêng mình. Thông thường Chanel rất miễn cưỡng khi đưa quảng cáo ra công chúng. Nhưng trong những năm gần đây, chiến lược tiếp thị của thương hiệu đã thay đổi.

Ngoài ra, Chanel cũng thực hiện tiếp thị điểm bán hàng bằng cách sử dụng bố cục cửa hàng theo thiết kế sang trọng và sử dụng ma-nơ-canh một cách sáng tạo để thu hút khách hàng tới cửa hàng.

Chanel cũng thuê các siêu mẫu và diễn viên Hollywood làm người mẫu cho thương hiệu và được quảng bá rất nhiều nhờ sự nổi tiếng của các người mẫu, những người này cũng được hưởng lợi từ tài sản thương hiệu của Chanel. Điều này tạo ra sức mạnh thương hiệu tổng hợp giữa Chanel và người dùng.

Một ví dụ có thể nhìn thấy là tên tuổi của Chanel đã thu hút được nhiều sự chú ý của dư luận khi những người nổi tiếng mặc đồ Haute Couture hoặc xách túi lên thảm đỏ của Chanel tới các lễ trao giải và liên hoan phim. Điều này thu hút sự chú ý của các nhà báo và nhà phê bình tạp chí thời trang, những người sau đó công nhận tên tuổi thương hiệu Chanel và sản phẩm của Chanel thông qua nhiều kênh khác nhau như tạp chí, các bài đăng blog, báo chí và các chương trình truyền hình.

Thương hiệu có chiến lược tiếp thị kỹ thuật số & truyền thông xã hội mạnh mẽ, đồng thời sử dụng nội dung video để quảng bá dòng sản phẩm của mình. Đối với các chương trình khuyến mãi, hãng thường đăng quảng cáo cho các sản phẩm của mình trên các tạp chí thời trang cao cấp như Marie Claire, Harper’s Bazaar, Vogue, Elle, v.v.

Cho đến tận ngày nay, quần áo phụ nữ của Chanel cũng là duy nhất trên thế giới. Với sự phát triển của quảng cáo kỹ thuật số, Chanel còn tạo ra các chương trình quảng cáo thể hiện phong cách thời trang theo hướng quý phái và giản dị của Chanel. Đồng thời, thương hiệu cũng mời một số Khách hàng cao cấp đến xem và đặt may áo.

Ngoài ra, trong quá khứ, Chanel cũng tổ chức các buổi nghệ thuật lưu diễn triển lãm để quảng bá sản phẩm trên toàn thế giới tại các thành phố lớn như Tokyo, Paris, Thượng Hải, Mát-xcơ-va…

The CHANEL Spring-Summer 2022 Ready-to-Wear Collection Campaign — CHANEL​ (Nguồn YouTube Chanel)

CHANEL Fall-Winter 2022/23 Ready-to-Wear Show, RIVER TWEED — CHANEL Shows (Nguồn YouTube Chanel)

4. Phân tích ma trận SWOT của Chanel

Ma trận SWOT là chìa khóa vàng để giúp các doanh nghiệp xác lập được mục tiêu, cũng như chiến lược kinh doanh hoàn hảo. Đây cũng là một công cụ nổi tiếng được nhiều doanh nghiệp biết đến và áp dụng thành công bởi những tính năng hữu ích trong việc giúp các nhà quản lý phân tích các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để từ đó thiết lập nên các chiến lược cũng như kế hoạch kinh doanh phù hợp cho công ty mình.

Ma trận SWOT là một mô hình phân tích kinh doanh nổi tiếng, là tập hợp viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh, bao gồm: Strengths (Điểm mạnh) và Weaknesses (Điểm yếu): Nêu lên những yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp. Những yếu tố mà doanh nghiệp có thể tác động làm thay đổi và hoàn thiện hơn như thương hiệu, vị trí địa lý,…Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách Thức): Những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài mà doanh nghiệp không có khả năng can thiệp vào và rất khó kiểm soát, như đối thủ cạnh tranh, biến động của thị trường,….

Thông qua phân tích ma trận SWOT, doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng như các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tổ chức có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra và từ đó có những chiến lược bán hàng riêng biệt phù hợp để có thể tăng doanh thu cho doanh nghiệp mình. Về phân tích ma trận SWOT của Chanel, thương hiệu này có một số điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục cũng như cơ hội có thể nắm bắt và thách thức cần đối mặt. Vậy thương hiệu Chanel có những phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nào? Và phải đối mặt với những cơ hội, thách thức nào?

Xem thêm  SlashBlade Mod - Mod kiếm Katana của chiến binh ... - Gtvthue.edu.vn

・Strengths (Điểm mạnh) của Chanel

1/ Thương hiệu dẫn đầu

Xem thêm: AMP là gì? Tác dụng của AMP khi hiển thị mobile và … – Mona Media

Chanel là một thương hiệu có sức hấp dẫn mạnh đối với tất cả người tiêu dùng. Hiện tại Chanel được định giá 7,2 tỷ đô la và đứng thứ 80 trong tổng số các thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới.

2/ Tập trung sản xuất hàng chất lượng cao

Chanel chỉ tập trung vào sản xuất các mặt hàng có chất lượng cao, sử dụng trong thời gian dài chứ không tân trang hoặc cải tạo lại các sản phẩm cũ, hết thời.

3/ Lòng trung thành của Khách hàng

Chanel là một thương hiệu có uy tín đối với mọi Khách hàng. Kể từ khi thành lập, thương hiệu cũng cố gắng phát triển mối liên kết và sự tin tưởng giữa thương hiệu và Khách hàng. Điều này giúp bồi đắp thêm lòng trung thành của Khách hàng đối với thương hiệu.

4/ Hình ảnh thương hiệu mạnh

Chanel đã được thành lập trên hơn 100 năm qua, được tiếp thị và quảng bá tới Khách hàng thông qua nhiều kênh thương mại khác nhau. Thương hiệu cũng cố gắng phát triển bản sắc và giữ gìn hình ảnh thương hiệu để xây dựng cơ sở Khách hàng trung thành với thương hiệu, tạo đà phát triển thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu.

5/ Thiết kế thời trang ấn tượng

Chanel là thương hiệu có phong cách thiết kế thời trang riêng. Những tác phẩm cổ điển và những thiết kế đẹp vượt thời gian đã tạo nên sức hút cho các tác phẩm nghệ thuật của Chanel. Đây là yếu tố trực tiếp tạo nên sức hút cho thương hiệu.

6/ Đội ngũ nhân viên lành nghề

Chanel có trên 1200 nhân viên, điều hành hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới. Nhà thiết kế thương hiệu của Chanel, Karl Lagerfeld là người đứng đầu nhà thiết kế và sáng tạo của họ từ năm 1983. Ông là một trong những nhà thiết kế nổi tiếng nhất trên thế giới. Chính việc mời gọi được những bộ não tuyệt vời làm việc cho thương hiệu giúp Chanel phát triển và hoạt động mạnh mẽ cho tới ngày nay.

・Weaknesses (Điểm yếu) của Chanel

1/ Tăng trưởng thị trường

Ngành thời trang là một ngành rất cạnh tranh và Chanel cũng đang cạnh tranh với nhiều thương hiệu cao cấp khác. Cụ thể là với một vài thương hiệu hàng đầu như Louis Vuitton, Dior, Prada, Gucci, Versace, Hermès và H&M. Tệp Khách hàng mà Chanel nhắm tới và phân khúc Khách hàng cao cấp và phân khúc này đã gần như bão hòa với rất nhiều thương hiệu đẳng cấp khác.

2/ Yếu tố giá cả

Giá cả cũng có thể là một điểm yếu đối với Chanel khi thương hiệu này chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cao nhưng với giá cả cực kỳ đắt đỏ. Trong khi các đối thủ cạnh tranh khác thì cũng cung cấp sản phẩm với chất lượng tương đối nhưng giá cả thì rẻ hơn rất nhiều.

・Opportunities (Cơ hội) của Chanel

1/ Thị trường và phân khúc mới

Với sự phát triển của Internet, rất nhiều thị trường và phân khúc mới chưa được chạm đến và có thể được khai phá trong tương lai gần. Ví dụ như tiếp thị trực tuyến hoặc bán hàng điện tử đều là những kênh thương mại Chanel có thể khai thác được. Hoặc các thị trường mới nổi, các hoạt động mua bán và sáp nhập thương hiệu cũng là sẽ tạo ra phân khúc và thị trường mới.

2/ Sáng tạo sản phẩm mới

Sản phẩm mới là nguồn sống cho tất cả doanh nghiệp. Chanel cũng vậy. Trong tương lai gần, thay vì tập trung vào các sản phẩm mang phong cách cổ điển cho các Khách hàng lớn tuổi có thu nhập cao, Chanel có thể sáng tạo ra các sản phẩm mới cho tầng lớp người tiêu dùng trẻ tuổi, thu thập thông tin về những gì Khách hàng cần và tung ra các sản phẩm mới, phù hợp với nhu cầu của Khách.

3/ Hợp tác để cùng phát triển

Thay vì đứng một mình như một thương hiệu top đầu, Chanel có thể hợp tác với các chuỗi Khách sạn hoặc các thương hiệu thời trang hàng đầu khác để phát triển và nâng tầm thương hiệu.

・Threats (Thách thức) của Chanel

Các mối đe dọa là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến Chanel. Nó cần phải nhận thức được các yếu tố có thể phát sinh trong tương lai và sẵn sàng với các giải pháp thích hợp. Mặc dù Сhаnel là một trong những công ty phát triển mạnh mẽ trong ngành, nhưng các mối đe dọa tiềm ẩn của dưới đây sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thương hiệu.

1/ Hàng giả, hàng nhái

Theo lẽ thông thường, các thương hiệu cao cấp thường bị sao chép rất nhiều đặc biệt tại các thị trường có sự quản lý lỏng lẻo từ các cấp chính quyền địa phương. Đối với vấn đề hàng giả, hàng nhái, có rất ít thương hiệu có thể làm gì để có thể giải quyết triệt để được vấn đề này.

2/ Cạnh tranh trong ngành

Chanel tuy là thương hiệu nổi tiếng trong ngành thời trang nhưng theo lẽ đương nhiên, thương hiệu này cũng phải chịu nhiều sự cạnh tranh và kèn cựa từ nhiều thương hiệu trong ngành. Hơn nữa sự bão hòa trong ngành thời trang cao cấp cũng là một yếu tố mang lại thách thức lớn cho Chanel trong thời gian tới.

3/ Sao chép

Với thiết kế mang tính cổ điển, thời trang hợp mốt, không ít lần các sản phẩm của Chanel bị làm nhái, hoặc bị sao chép bởi các thương hiệu khác và bán với giá rẻ hơn rất nhiều. Điều này khiến cho doanh số của Chanel bị ảnh hưởng rất nhiều.

Xem thêm các bài viết về chiến lược markting tại link.

5. Kết luận

Chiến lược marketing của Chanel với phân tích SWOT của thương hiệu cùng bốn yếu tố trong phân tích marketing mix. Chanel luôn tôn trọng cá tính và phong cách độc đáo, đồng thời can đảm đổi mới và duy trì tầm ảnh hưởng của thương hiệu. Các sản phẩm của Chanel đều nổi tiếng với phong cách, sự thanh lịch, giản dị và quyến rũ. Mặc cho phần lớn giá cả của Chanel nằm ngoài khả năng chi trả của phần lớn tầng lớp người tiêu dùng nhưng điều này không hề làm giảm độ nóng của sản phẩm. Đây có thể coi là điểm mạnh không thể thay thế là nền móng cho sự phát triển trong thời gian tới cho thương hiệu.

Nguồn tham khảo https://440industries.com/chanel-target-market-audience-demographic-segmentation/

※ Bài viết có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn tham khảo của các tác giả khác nhau

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng tư vấn dịch vụ làm bài tập thuê
Tri Thức Cộng Đồng tư vấn dịch vụ làm bài tập thuê
Cách sử dụng web tăng giờ xem Youtube miễn phí hiệu quả
Cách sử dụng web tăng giờ xem Youtube miễn phí hiệu quả
Chiến lược marketing (Marketing strategy) là gì? Mô hình 4Ps
Chiến lược marketing (Marketing strategy) là gì? Mô hình 4Ps
Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm nhượng quyền Highland 2023 cho
Hướng dẫn chi tiết kinh nghiệm nhượng quyền Highland 2023 cho
Google Site là gì? Ưu nhược điểm của Google Site bạn cần biết
Google Site là gì? Ưu nhược điểm của Google Site bạn cần biết
AMP HTML là gì? Cách tạo trang AMP cho người mới bắt đầu – Lamvt
AMP HTML là gì? Cách tạo trang AMP cho người mới bắt đầu – Lamvt
Quy Trình Marketing Là Gì? Các Bước Quan Trọng Trong … – Glints
Quy Trình Marketing Là Gì? Các Bước Quan Trọng Trong … – Glints
Top 9 chuột không dây chính hãng tốt nhất năm 2023 tại Điện máy
Top 9 chuột không dây chính hãng tốt nhất năm 2023 tại Điện máy