Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Giải bài tập hóa 8 bài 26 sgk trang 91 hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Để giúp các em học sinh lớp 8 ôn luyện sâu kiến thức, chúng tôi đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 8 Bài 26: Oxit hay, ngắn gọn, dễ hiểu, bám sát nội dung sách giáo khoa Hóa học 8. Chia sẻ phương pháp giải hiệu quả, dễ dàng ứng dụng giải các dạng bài tương tự.
Bài 26: Oxit
Bài 1 (trang 91 SGK Hóa 8) :
Chọn từ thích hợp trong khung, điền vào ô trống trong các câu sau đây:
Nguyên tố, oxi, hợp chất, oxit, hai
Oxit là … của … nguyên tố, trong đó có một … là … Tên của oxit là tên … cộng với từ …
Lời giải:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit.
Bài 2 (trang 91 SGK Hóa 8) :
a) Lập công thức hóa học của một loại oxit của photpho, biết rằng hóa trị của photpho là V.
b) Lập công thức hóa học của crom(III) oxit.
Lời giải:
Bài 3 (trang 91 SGK Hóa 8)
a) Hãy viết công thức hóa học của hai oxit axit và hai oxit bazơ.
b) Nhận xét về thành phần trong công thức của các oxit đó.
c) Chỉ ra cách gọi tên mỗi oxit đó.
Lời giải:
a) Hai oxit axit:
P2O5: điphotpho pentaoxit.
SO3: lưu huỳnh trioxit.
Hai oxit bazơ:
CaO: canxi oxit.
Al2O3: nhôm oxit.
b) Thành phần của oxit:
Oxit bazo là hợp chất của 1 nguyên tố kim loại với oxi
Oxit axit là hợp chất của 1 nguyên tố phi kim với oxi
c) Cách gọi tên:
Tên oxit: Tên nguyên tố + oxit
– Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên gọi: tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit
– Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên gọi: Tên phi kim (có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi).
Bài 4 (trang 91 SGK Hóa 8)
Cho các oxit có công thức hóa học như sau:
a) SO2.
b) N2O5.
c) CO2.
d) Fe2O3.
Xem thêm: Số hạng – Tổng toán lớp 2 – Giải bài tập SGK [Cánh diều] – Itoan
e) CuO.
g) CaO.
Những chất nào thuộc nào oxit bazơ chất nào thuộc oxit axit.
Lời giải:
Oxit axit: a), b), c).
Oxit bazơ: d), e), g).
Bài 5 (trang 91 SGK Hóa 8)
Có một số công thức hóa học được viết như sau:
Na2O, NaO, CaCO3, Ca(OH)2, HCl, CaO, Ca2O, FeO.
Hãy chỉ ra các công thức hóa học viết sai.
Lời giải:
Công thức hóa học viết sai: NaO, Ca2O
Sửa lại: Na2O, CaO.
Lý thuyết trọng tâm
1. Định nghĩa
Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi
VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…
2. Công thức
– CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M
– Nếu x = 2 thì có công thức là MO
3. Phân loại:
a. Oxit axit:
Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4
CO2 tướng ứng với axit H2CO3
b. Oxit bazo
Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2
K2O tương ứng với KOH
4. Cách gọi tên:
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
– Nếu kim loại có nhiều hóa trị
Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit
VD: FeO : sắt (II) oxit
Fe2O3 : sắt (III) oxit
– Nếu phi kim có nhiều hóa trị
Xem thêm: Kể về một người bạn tốt của em – Văn mẫu lớp 3 – Học TV
Tên gọi = tên phi kim + oxit
Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử
+ Mono: một
+ Đi : hai
+ Tri : ba
+ Tetra : bốn
+ Penta : năm
VD: CO: cacbon monooxit
CO2: cacbon đioxit
SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
P2O3: điphotpho trioxit
P2O5 : đi photpho pentaoxit
Bộ câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Hợp chất nào sau đây không phải là oxit
A. CO2
B. SO2
C. CuO
D. CuS
Câu 2: Oxit nào sau đây là oxit axit
A. CuO
B. Na2O
C. CO2
D. CaO
Câu 3: Oxit bắt buộc phải có nguyên tố
A. Oxi
B. Halogen
C. Hidro
D. Lưu huỳnh
Câu 4: Chỉ ra công thức viết sai: CaO, CuO, NaO, CO2, SO
A. CaO, CuO
B. NaO, CaO
C. NaO, SO
D. CuO, SO
Câu 5: Chỉ ra các oxit bazo: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3
Xem thêm: Tiểu sử và Profile chi tiết của 4 thành viên nhóm nhạc KARD – 카드
A. P2O5, CaO, CuO
B. CaO, CuO, BaO, Na2O
C. BaO, Na2O, P2O3
D. P2O5, CaO, P2O3
Câu 6: Chỉ ra oxit axit: : P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2
A. P2O5, CaO, CuO, BaO
B. BaO, SO2, CO2
C. CaO, CuO, BaO
D. SO2, CO2 , P2O5
Câu 7: Chọn đáp án đúng
A. CO- cacbon (II) oxit
B. CuO- đồng (II) oxit
C. FeO- sắt (III) oxit
D. CaO- canxi trioxit
Câu 8: Axit tương ứng của CO2
A. H2SO4
B. H3PO4
C. H2CO3
D. HCl
Câu 9: Bazo tương ứng của MgO
A. Mg(OH)2
B. MgCl2
C. MgSO4
D. Mg(OH)3
Câu 10: Tên gọi của P2O5
A. Điphotpho trioxit
B. Photpho oxit
C. Điphotpho oxit
D. Điphotpho pentaoxit
Đáp án
1-D 2-C 3-A 4-C 5-B
6-D 7-B 8-C 9-A 10-D
►File tải miễn phí:
Hy vọng tài liệu sẽ hữu ích cho các em học sinh và quý thầy cô giáo tham khảo và đối chiếu đáp án chính xác.
►Ngoài ra các em học sinh và thầy cô có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu hữu ích hỗ trợ ôn luyện thi môn toán khác được cập nhật liên tục tại chuyên trang của chúng tôi.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan