Bài 42, 43, 44, 45, 46, 47 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1 – Haylamdo

Bài 42, 43, 44, 45, 46, 47 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1 – Haylamdo

Dưới đây là danh sách Giải bài 42 sbt toán 9 tập 1 hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Bài 42, 43, 44, 45, 46, 47 trang 163 SBT Toán 9 Tập 1

Bài 42 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên ngoài đường tròn. Dùng thước và compa, hãy dựng các điểm B và C thuộc đường tròn (O) sao cho AB và AC là các tiếp tuyến của đường tròn (O).

Lời giải:

* Phân tích

Giả sử tiếp tuyến AB và AC cần dựng thỏa mãn điều kiện bài toán

Ta có: AB ⊥ OB ⇒ ∠(ABO) = 90o

AC ⊥ OC ⇒ ∠(ACO) = 90o

Tam giác ABO có ∠(ABO) = 90o nội tiếp trong đường tròn đường kính AO và tam giác ACO có ∠(ACO) = 90o nội tiếp trong đường tròn đường kính AO.

Suy ra B và C là giao điểm của đường tròn đường kính AO với đường tròn (O).

* Cách dựng

– Dựng I là trung điểm của OA

– Dựng đường tròn (I; IO) cắt đường tròn (O) tại B và C

– Nối AB, AC ta được hai tiếp tuyến cần dựng

* Chứng minh

Tam giác ABO nội tiếp trong đường tròn (I) có OA là đường kính nên: ∠(ABO) = 90o

Suy ra: AB ⊥ OB tại B nên AB là tiếp tuyến của đường tròn (O)

Tam giác ACO nội tiếp trong đường tròn (I) có OA là đường kính nên: ∠(ACO) = 90o

Suy ra: AC ⊥ OC tại C nên AC là tiếp tuyến của đường tròn (O)

* Biện luận

Luôn dựng được đường tròn tâm I, cắt đường tròn tâm O tại hai điểm B và C và luôn có AB, AC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 43 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B nằm ngoài đường thẳng d. Dựng đường tròn (O) đi qua A và B nhận đường thẳng d làm tiếp tuyến.

Xem thêm  TOP 15 những nhân vật Anime ở trạng thái chibi được thích nhất

Lời giải:

* Phân tích

– Giả sử dựng được đường tròn (O) qua A, B và tiếp xúc với d. Khi đó đường tròn (O) phải tiếp xúc với d tại A

Xem thêm: Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. – – Huyện Diên Khánh

– Đường tròn (O) đi qua A và B nên tâm O nằm trên đường trung trực của AB

– Đường tròn (O) tiếp xúc với d tại A nên điểm O nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại điểm A

* Cách dựng

– Dựng đường thẳng trung trực của AB

– Dựng đường thẳng đi qua A và vuông góc với d. Đường thẳng này cắt đường trung trực của AB tại O

– Dựng đường tròn (O; OA) ta được đường tròn cần dựng

* Chứng minh

Vì O nằm trên đường trung trực của AB nên OA = OB. Khi đó đường tròn (O; OA) đi qua hai điểm A và B

Ta có: OA vuông góc với d tại A nên d là tiếp tuyến của (O)

Vậy (O) thỏa mãn điều kiện bài toán.

Bài 44 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn (B; BA) và đường tròn (C; CA), chúng cắt nhau tại điểm D (khác A). Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của đường tròn (B).

Lời giải:

Xét hai tam giác ABC và DBC, ta có:

BA = BD (bán kính của (B; BA))

CA = CD (bán kính của (C; CA))

BC chung

Suy ra: ΔABC = ΔDBC (c.c.c)

Suy ra: CD ⊥ BD tại D

Vậy CD là tiếp tuyến của đường tròn (B; BA)

Bài 45 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường tròn (O) có đường kính AH. Chứng minh rằng:

a. Điểm E nằm trên đường tròn (O).

b. DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Lời giải:

Xem thêm  2015 Mệnh Gì? Hợp Tuổi Nào? Màu Sắc Phong Thủy Tuổi 2015

Xem thêm: Khái niệm, đặc điểm và cách làm một số dạng Văn nghị luận

a. Gọi O là trung điểm của AH

Tam giác AEH vuông tại E có EO là đường trung tuyến nên :

EO = OA = OH = AH/2 (tính chất tam giác vuông)

Vậy điểm E nằm trên đường tròn (O ; AH/2 )

b. Ta có : OH = OE

Suy ra tam giác OHE cân tại O

Trong tam giác BDH ta có:

Từ (1), (2) và (3) suy ra:

Tam giác ABC cân tại A có AD ⊥ BC nên BD = CD

Tam giác BCE vuông tại E có ED là đường trung tuyến nên:

ED = DB = BC/2 (tính chất tam giác vuông)

Suy ra tam giác BDE cân tại D

Suy ra: DE ⊥ EO. Vậy DE là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 46 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho góc nhọn xOy, điểm A thuộc tia Ox. Dựng đường tròn tâm I tiếp xúc với Ox tại A và có tâm I nằm trên Oy.

Lời giải:

* Phân tích

Giả sử đường tròn tâm I dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán.

– Đường tròn tâm I tiếp xúc với Ox tại A nên I nằm trên đường thẳng vuông góc với Ox kẻ từ A

– Tâm I nằm trên tia Oy nên I là giao điểm của Oy và đường thẳng vuông góc với Ox tại A

* Cách dựng

– Dựng đường vuông góc với Ox tại A cắt Oy tại I

– Dựng đường tròn (I; IA)

* Chứng minh

Xem thêm: Lullaby là gì? Ý nghĩa đặc biệt của những khúc hát ru đối với trẻ!

Ta có: I thuộc Oy; OA ⊥ IA tại A

Suy ra Ox là tiếp tuyến của đường tròn (I; IA) hay (I; IA) tiếp xúc với Ox.

* Biện luận

Vì góc (xOy) là góc nhọn nên đường thẳng vuông góc với Ox tại A luôn cắt tia Oy nên tâm I luôn xác định và duy nhất.

Bài 47 trang 163 Sách bài tập Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn (O) và đường thẳng d không giao nhau. Dựng tiếp tuyến của đường tròn (O) sao cho tiếp tuyến đó song song với d

Xem thêm  Phông chữ và cỡ chữ chuẩn khi soạn thảo văn bản Word theo quy

Lời giải:

* Phân tích

Giả sử tiếp tuyến của đường tròn dựng được thỏa mãn điều kiện bài toán

– d1 là tiếp tuyến của đường tròn tại A nên d1 ⊥ OA

– Vì d1 // d nên d ⊥ OA

Vậy A là giao điểm của đường thẳng kẻ từ O vuông góc với d

* Cách dựng

– Dựng OH vuông góc với d cắt đường tròn (O) tại A và B

– Dựng đường thẳng d1 đi qua A và vuông góc với OA

– Dựng đường thẳng d2 đi qua B và vuông góc với OB

Khi đó d1 và d2 là hai tiếp tuyến cần dựng.

* Chứng minh

Ta có: A và B thuộc (O)

d1 // d mà d ⊥ OH nên d1 ⊥ OH hay d1 ⊥ OA tại A

Suy ra d1 là tiếp tuyến của đường tròn (O)

d2 // d mà d ⊥ OH nên d2 ⊥ OH hay d2 ⊥ OB tại B

Suy ra d2 là tiếp tuyến của đường tròn (O)

* Biện luận

Đường thẳng OH luôn cắt đường tròn (O) nên giao điểm A và B luôn dựng được.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học