Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về đồng âm hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Từ đồng nghĩa là các từ chúng ta được học trong chương trình Ngữ văn lớp 5 và Ngữ văn lớp 7. Nếu đến giờ mà bạn vẫn chưa phân biệt được từ đồng nghĩa với từ đồng âm thì hãy đọc ngay bài viết này. Chúng tôi chỉ bạn cách nhanh nhất để phân biệt các loại từ này thông qua các ví dụ cụ thể.
Từ đồng âm là gì?
Định nghĩa: Từ đồng âm là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ.
Ví dụ về từ đồng âm:
“đôi môi-môi giới”
- đôi môi: “môi” (danh từ) chỉ bộ phận trên khuôn mặt con người
- môi giới: “môi”(động từ) chỉ người trung gian
“kho cá-nhà kho”
- kho cá: “kho” (động từ) chỉ hành động chế biến món ăn
- nhà kho: “kho” (danh từ) chỉ địa điểm cất giữ vật dụng
Người ta thường sử dụng một số cách chơi chữ với hiện tượng đồng âm, trong thơ văn, đời sống hàng ngày
Xem thêm: Giấy chứng nhận xuất xưởng là gì? Giấy chứng chỉ xuất xưởng?
Ví dụ: “Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một que lấy chồng lợi1 chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi1 thì có lợi2 nhưng răng chẳng còn”
- Lợi1 : muốn nói tới lợi ích
- Lợi2 :chỉ bộ phận của miệng, bao quanh chân răng
Cụ thể, trong bức ảnh trên có thể hiểu với nghĩa sau:
- Lạc mất anh rồi
- Áo mới cà mau
- Gần mực thì đen
Bài tập vận dụng về từ đồng âm
Tìm các từ đồng âm với các từ sau: chân chất, bàn bạc, cầu thủ, đá cầu
Xem thêm: Saccarozo Là Gì? Công Thức Cấu Tạo Của Saccarozo C12H22O11
Gợi ý đáp án:
- chân chất – chân bàn;
- bàn bạc – bàn tiệc;
- cầu thủ – giò thủ;
- đá cầu-cầu nguyện.
Từ đồng nghĩa là gì?
Định nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Khái niệm từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt chia thành 2 loại.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác sắc thái, đồng nghĩa tương đối): Là các từ cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp hoàn cảnh.
Ví dụ về từ đồng nghĩa:
Từ đồng nghĩa hoàn toàn Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- hổ-cọp
- ăn-chén
- ô-dù
- chết – từ trần – hi sinh – tạ thế – khuất núi – qua đời – thiệt mạng – mất – bỏ xác – toi mạng
Bài tập vận dụng:
- Tìm đồng nghĩa với các từ sau: tổ quốc, hạnh phúc, đoàn kết, bảo vệ
Gợi ý đáp án:
- Từ đồng nghĩa với tổ quốc: quốc gia, dân tộc, đất nước,giang sơn,…
- Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: mãn nguyện, sung sướng, toại nguyện,…
- Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết: đồng lòng, hiệp đồng, gắn bó,…
- Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ: yểm trợ, giúp sức, che chở, đùm bọc,…
Phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa
Từ đồng âm Từ đồng nghĩa Ngữ âm Giống nhau Khác xa nhau, không có mối liên quan Ngữ nghĩa Khác xa nhau, không có mối liên hệ Giống nhau, có mối liên hệ tương đồng Ví dụ giá đỗ – giá cả hi sinh – chết
Từ trái nghĩa là gì?
Định nghĩa: Từ trái nghĩa là những từ, cặp từ có nghĩa trái ngược nhau, nhưng có mối liên hệ nào đó. Loại từ này có thể chung một tính chất, hành động nhưng ý nghĩa lại trái ngược nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa gì, thường sử dụng để nhấn mạnh, so sánh, gây chú ý…
Xem thêm: Ngầu – VOV Giao thông
Ví dụ về từ trái nghĩa:
Sướng><Khổ; Yêu><Ghét; Xấu><Đẹp
Bài tập vận dụng:
Tìm các từ trái nghĩa với các từ sau: Cười, khỏe, vui, gầy, giàu, ướt, chăm chỉ, khổ
Gợi ý đáp án:
- Cười >< Khóc
- Khoẻ >< Yếu
- Vui >< Buồn
- Gầy >< Béo
- Ướt >< Khô
- Giàu >< Nghèo
- Chăm chỉ >< Lười biếng
- Khổ >< Sướng
Cách tra từ đồng nghĩa, trái nghĩa trực tuyến
- Bước 1: Truy cập link: https://vietnamese.abcthesaurus.com
- Bước 2: Điền từ cần tra vào ô tìm kiếm
Các bạn lưu ý là kết quả sau khi tra cứu thể hiện tính tương đối vì web có cơ sở dữ liệu dựa trên 15400 từ tham khảo và 7000 thành ngữ – 1 con số ít ỏi so với lượng từ vựng trong tiếng Việt. Tuy nhiên đối với những từ phổ biến thường dùng sẽ cho kết quả tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa trong tiếng Việt. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, hiểu và sử dụng đúng tiếng Việt không phải là điều dễ dàng. Hy vọng bài viết phần nào giải đáp những khúc mắc các bạn gặp phải để không còn những khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan