Khái niệm văn nghị luận là gì và cách làm bài đạt điểm cao

Khái niệm văn nghị luận là gì và cách làm bài đạt điểm cao

Duới đây là các thông tin và kiến thức về định nghĩa văn nghị luận hay nhất và đầy đủ nhất

Bài viết này sẽ nói đầy đủ về văn nghị luận.

Không chỉ chia sẻ các khái niệm quan trọng, những nội dung trong bài viết còn giúp bạn làm được những bài văn nghị luận đạt điểm cao.

Chúng ta cùng bắt đầu…

I Khái niệm về văn nghị luận cần ghi nhớ

Những kiến thức quan trọng bạn cần ghi nhớ trước khi thực hiện làm một bài văn:

1. Văn nghị luận là gì ?

Văn nghị luận là một dạng văn mà trong bài người viết, người nói tác giả dùng chủ yếu các lý lẽ, các dẫn chứng sau đó lập luận chỉ ra các những điểm nhấn, luận điểm nhằm xác định chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được tư tưởng, quan điểm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm.

Văn nghị luận được viết ra nhằm giúp cho người đọc, người nghe tin, tán thưởng và hiểu để cùng đồng hành với người viết

2. Đặc điểm của văn nghị luận

Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận:

– Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

Một bài văn thường có các luận điểm

  • luận điểm chính
  • luận điểm xuất phát
  • luận điểm khai triển

– Luận cứ là đưa ra dẫn chứng và lí lẽ nhằm sáng tỏ luận điểm.

– Lập luận là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ.

3. Bố cục của một bài văn nghị luận

Bố cục của bài văn nghị luận gồm có:

Đặt vấn đề (mở bài)

Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

Giải quyết vấn đề (thân bài)

Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

Kết thúc vấn đề (kết bài)

Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

Tham khảo thêm: Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

4. Các loại văn nghị luận

Trong chương trình học THCS và THPT, các loại văn nghị luận gồmcó:

Nghị luận xã hội

+ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống

+ Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

+ Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Nghị luận văn học

+ Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

+ Nghị luận về tác phẩm truyện

Ngoài những kiến thức trọng tâm trên, để hoàn thành tốt bài làm văn của mình, bạn còn cần ghi nhớ đầy đủ các lạo thao tác lập luận trong một bài văn nghi luận.

Chúng ta cùng đến với phần tiếp theo của bài viết.

II Các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Để nắm được đầy đủ khái niệm , cách thực hiện và ví dụ mẫu, các bạn có thể xem đầy đủ hơn ở bài viết các thao tác lập luận trong văn nghị luận đã được chúng tôi biên soạn.

Bạn cũng có thể xem phần sơ lược dưới đây.

6 thao tác văn nghị luận gốm có

  • 1. Giải thích
  • 2. Phân tích
  • 3. Chứng minh
  • 4. Bình luận
  • 5. So sánh
  • 6. Bác bỏ

Chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm, yêu cầu, tác dụng và cách làm chi tiết của từng thao tác lập luận theo bảng dưới đây:

Thao tác giải thích

– Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ

– Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Thao tác phân tích

– Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết

– Dùng phép liên tưởng để mở rộng nội dung ý nghĩa

– Các cách phân tích thông dụng

  • Chia nhỏ đối tượng thành các bộ phận để xem xét
  • Phân loại đối tượng
  • Liên hệ, đối chiếu
  • Cắt nghĩa bình giá
  • Nêu định nghĩa

Thao tác chứng minh

– Đưa lí lẽ trước

Xem thêm: WPA2 là gì? Đặc điểm chuẩn bảo mật Wifi WPA2 – Fptshop.com.vn

– Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn. Đôi khi em có thể thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.

Thao tác bình luận

Bình luận luôn có hai phần:

– Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận.

– Đánh giá vấn đề (lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí).

Thao tác so sánh

– Xác định đối tượng nghị luận, tìm một đối tượng tương đồng hay tương phản, hoặc hai đối tượng cùng lúc.

– Chỉ ra những điểm giống nhau giữa các đối tượng.

– Dựa vào nội dung cần tìm hiểu, chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối tượng.

– Xác định giá trị cụ thể của các đối tượng.

Thao tác bác bỏ

– Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách lập luận hoặc kết hợp cả ba cách:

  • Bác bỏ luận điểm: thông thường có hai cách bác bỏ – Dùng thực tế – Dùng phép suy luận
  • Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng.
  • Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của đối phương.

Ở nội dung tiếp theo, Đọc Tài Liệu sẽ chia sẻ đầy đủ và chi tiết các bước thực hiện hoàn thành một bài văn nghị luận

Xem thêm  Tả Mùa Xuân Hay❤15 Bài Văn Miêu Tả Mùa Xuân 10 Điểm

III Cách làm bài văn nghị luận xã hội

Như đã nếu ở trên, văn nghị luận xã hội gồm 3 dạng là:

  • Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí
  • Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống
  • Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Chúng ta sẽ bắt đầu đi tìm hiểu cách làm của từng dạng trên.

1. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Các dạng đề thường gặp

  • Nêu rõ yêu cầu nghị luận trong đề
  • Chỉ đưa ra vấn đề nghị luận mà không đưa ra yêu cầu cụ thể nào
  • Nêu trực tiếp vấn đề nghị luận
  • Gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua một câu danh ngôn, một câu ngạn ngữ, một câu chuyện..

– Kĩ năng phân tích đề

+ Phân tích đề là chỉ ra những yêu cầu về nội dung, thao tác lập luận và phạm vi dẫn chứng của đề.Đây là bước đặc biệt quan trọng trong làm văn nghị luận xã hội.

+ Các bước phân tích đề : Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).

+ Cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Đây là dạng đề nào?
  • Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết?
  • Có thể viết lại rõ ràng luận đề ra giấy.

+ Có 2 dạng đề:

  • Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
  • Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vày ý nghĩa câu nói, câu chuyện , văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.

– Kỹ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ

+ Thông thường, bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí sẽ có những luận điểm chính sau:

  • Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí
  • Luận điểm 2 : Bình luận, chứng minh tư tưởng đạo lí, phê phán những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề
  • Luận điểm 3 :Bài học rút ra

+ Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Một bài văn có thể có nhiều luận điểm lớn, mỗi luận điểm lớn lại được cụ thể hoá bằng nhiều luận điểm nhở hơn.Tuỳ vào từng đề bài , học sinh có thể triển khai những luận điểm nhỏ hơn.

Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

+ Bước 1: Giải thích

Đây là phần trả lời cho câu hỏi là gì, như thế nào, biểu hiện củ thể….Trước hết, người viết cần tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa; nếu đặt nó vào hoàn cảnh cụ thể trong cả câu nói thì nó biểu hiện ý nghĩa gì. Sau đó rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý, quan điểm của tác giả về vấn đề được nêu ra.

+ Bước 2: Phân tích

Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế? Dùng dẫn chứng cuộc sống xã hội để chứng minh. Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội).

+ Bước 3: Mở rộng (nếu không như vậy thì thế nào)

Bác bỏ bằng cách lật ngược vấn đề vừa bàn luận, nếu vấn đề là đúng thì đưa ra mặt trái của vấn đề. Ngược lại, nếu vấn đề sai hãy lật ngược bằng cách đưa ra vấn đề đúng, bảo vệ cái đúng cũng có nghĩa là phủ định cái sai.

+ Bước 4: Đánh giá, bình luận

Đánh giá vấn đề đó đúng hay sai, còn phù hợp với thời đại ngày nay hay không, có tác động thế nào đến cá nhân người viết, ảnh hưởng thế nào đến xã hội nói chung.

Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác; dẫn chứng minh họa.

+ Bước 5: Ý nghĩa và bài học được rút ra

Đầu tiên là bài học rút ra cho bản thân người viết (rút ra bài học gì, bản thân đã làm được chưa, nếu chưa thì cần làm gì để đạt được…).

Tiếp theo, đối với gia đình, những người xung quanh và xã hội thì bài học nhận thức là gì, thuyết phục mọi người cùng áp dụng và hành động.

Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí

Mở Bài

– Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

– Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

Thân bài

– Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận

Khi giải thích cần lưu ý:

  • Bám sát tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
  • Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa.
  • Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu.

Xem thêm: Thế nào là chí công vô tư? Ví dụ chí công vô tư – Luật Hoàng Phi

– Bàn luận tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu

+ Bàn luận về mức độ đúng đắn, chính xác, sâu sắc của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu:

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

  • Phân tích, chia tách tư tưởng đạo lí thành các khía cạnh để xem xét, đánh giá.
  • Dùng lí lẽ, lập luận và dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn, đồng thời bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề tư tưởng, đạo lí được bàn luận.
  • Khi bàn luận, đánh giá cần thận trọng, khách quan, có căn cứ vững chắc.

+ Bàn luận về mức độ đầy đủ, toàn diện của tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu

Khi bàn luận nội dung này, cần lưu ý:

  • Người viết nên tự đặt ra và trả lời các câu hỏi: Tư tưởng đạo lí ấy đã đầy đủ, toàn diện chưa? Có thể bổ sung thêm điều gì?
  • Người viết cần lật đi lật lại vấn đề, xem xét từ nhiều góc độ, nhiều quan hệ để đánh giá và bổ sung cho hợp lí, chính xác.
  • Người viết cần có bản lĩnh, lập trường tư tưởng vững vàng, cần có suy nghĩ riêng, dám đưa ra chính kiến riêng, miễn là có lí, có tinh thần xây dựng và phù hợp đạo lí.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống

Xem thêm  Phân tích 14 câu thơ cuối đoạn trích Chí khí anh hùng

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

  • Bài học phải được rút ra từ chính tư tưởng đạo lí mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
  • Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
  • Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

Kết bài

– Đánh giá ngắn gọn, khái quát về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận.

– Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Ví dụ tham khảo:

Nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

Nghị luận xã hội về ý chí nghị lực

2. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

– Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng…) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống.

– Kỹ năng phân tích đề: Xác định ba yêu cầu

  • Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?
  • Yêu cầu về phương pháp: Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…
  • Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

– Kỹ năng xác định luận điểm, triển khai luận cứ

  • Luận điểm 1 :Thực trạng
  • Luận điểm 2 : Nguyên nhân
  • Luận điểm 3 : Tác hại / tác dụng
  • Luận điểm 4 : Giải pháp, bài học

Các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Bước 1: Giải thích

Tìm và giải nghĩa những từ ngữ, từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên có những sự việc xảy ra phổ biến như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề…là những sự việc hiển nhiên nên không cần giải thích.

Bước 2: Nêu hiện trạng

Dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao…

Bước 3: Lý giải nguyên nhân

Nêu thực trạng và nguyên nhân

  • Nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội…)
  • Nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người…).

Bước 4: Đánh giá kết quả, hậu quả

Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả, nếu là hiện tượng tiêu cực).

Bước 5: Giải pháp

Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

Dàn ý bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Mở bài

– Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn luận

– Mở ra hướng giải quyết vấn đề: Thường là trình bày suy nghĩ

Thân bài

– Giải thích hiện tượng đời sống

Khi giải thích cần lưu ý:

  • Bám sát hiện tượng đời sống mà đề yêu cầu, tránh suy diễn chủ quan, tuỳ tiện.
  • Làm nổi bật được vấn đề cần bàn bạc trong bài.

– Bàn luận về hiện tượng đời sống

+ Phân tích các mặt, các biểu hiện của sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn luận

+ Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, lí giải mặt tích cực cũng như hạn chế của sự việc, hiện tượng ấy, bày tỏ thái độ đồng tình, biểu dương hay lên án, phê phán.

+ Chỉ ra nguyên nhân của của sự việc, hiện tượng ấy, nêu phương hướng khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của sự việc, hiện tượng.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống

Liên hệ với bản thân và thực tế đời sống, rút ra bài học nhận thức và hành động.

Kết bài

– Đánh giá chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn luận

– Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Ví dụ tham khảo:

Xem thêm: Chị Google là ai? Chị google tên gì? Thông tin Tiểu sử chi tiết

Nghị luận xã hội về bạo lực học đường

Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm

3. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra trong tác phẩm văn học

Đây là dạng bài nói về một vấn đề xã hội, một triết lí nhân văn sâu sắc nào đó được rút ra từ trong tác phẩm văn học nghệ thuật. Vấn đề xã hội này có thể các đã được học ở trong chương trình sách giáo khoa của mình hoặc trích trong các mẫu báo, tài liệu khoa học nào đó.

Đây là một dạng đề tổng hợp đòi hỏi các em phải có kiến thức cả về văn học và đời sống.

2 bước thực hiện

Bước 1: Tóm tắt, giải thích, nêu nội dung chính của vấn đề xã hội đặt ra.

Bước 2: Nghị luận xã hội, tiến hành các thao tác nghị luận xã hội bình thường tùy thuộc xem đó là tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống.

Dàn ý chung

Mở bài

– Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học cần bàn luận.

– Mở ra hướng giải quyết vấn đề.

Thân bài

– Vài nét về tác giả và tác phẩm

Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm có vấn đề nghị luận.

– Bàn luận vấn đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học mà đề yêu cầu

+ Nêu vấn đề được đặt ra trong tác phẩm văn học:

  • Người viết phải vận dụng kĩ năng đọc – hiểu văn bản để trả lời các câu hỏi: Vấn đề đó là gì? Được thể hiện như thế nào trong tác phẩm?
  • Cần nhớ, tác phẩm văn học chỉ là cái cớ để nhân đó mà bàn bạc, nghị luận về vấn đề xã hội, vì thế không nên đi quá sâu vào việc phân tích tác phẩm mà chủ yếu rút ra vấn đề có ý nghĩa xã hội để bàn bạc.

+ Từ vấn đề xã hội được rút ra, người viết tiến hành làm bài nghị luận xã hội, nêu những suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề xã hội ấy:

  • Vấn đề được yêu cầu bàn luận ở đây (cũng là vấn đề xã hội mà nhà văn đặt ra trong tác phẩm văn học) có thể là 1 tư tưởng đạo lí, có thể là một hiện tượng đời sống.
  • Vì vậy người viết chỉ cần nắm vững cách thức làm các kiểu bài nghị luận xã hội (về tư tưởng đạo lí, về một hiện tượng của đời sống) để làm tốt phần này.
  • Khẳng định ý nghĩa của vấn đề trong việc tạo nên giá trị của tác phẩm.
Xem thêm  Đề Cương Ôn Tập Vật Lý 10 Học Kì 2 Có Hướng Dẫn Giải - Kiến Guru

– Rút ra bài học nhận thức và hành động trong cuộc sống

Khi đưa ra bài học nhận thức và hành động, cần lưu ý:

  • Bài học phải được rút ra từ chính vấn đề xã hội (tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng đời sống) được đặt ra trong tác phẩm mà đề yêu cầu, phải hướng tới tuổi trẻ, phù hợp và thiết thực với tuổi trẻ, tránh chung chung, trừu tượng.
  • Nên rút ra hai bài học, một về nhận thức, một về hành động.
  • Bài học cần được nêu chân thành, giản dị, tránh hô khẩu hiệu, tránh hứa suông hứa hão.

Kết bài

– Đánh giá ngắn gọn, khái quát về vấn đề xã hội đã bàn luận.

– Phát triển, liên tưởng, mở rộng, nâng cao vấn đề.

Ví dụ tham khảo

Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam

Truyện Kiều là bản cáo trạng lên án một xã hội bất nhân chà đạp con người

4. Các lưu ý khi viết bài văn nghị luận xã hội

– Phát huy mọi loại kiến thức, trong nhà trường cũng như trong cuộc sống để so sánh, phát triển, vận dụng vào bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, đầy đủ, cô đúc nhất.

– Phải chủ động, mạnh dạn trong khi viết bài, vì không giống với nghị luận văn học, nói chung người viết có thể dựa vào bài học có sẵn, hoặc được thầy cô giáo hướng dẫn, bài nghị luận xã hội hoàn toàn buộc người viết phải chủ động đề xuất chính kiến của mình, có thể đúng hay chưa đúng, được số đông chấp nhận hay không chấp nhận, miễn là nó thuyết phục được người đọc bằng những lí lẽ xác đáng.

– Dạng câu hỏi nghị luận xã hội chỉ được cho tối đa 3 điểm, nên dung lượng bài viết cũng không nên quá dài. Trong yêu cầu cụ thể, đề thi có thể ghi rõ bài viết không vượt quá 600 từ, nghĩa là với khổ giấy thi được sử dụng chính thức như hiện nay, chỉ cần không quá 2 trang, viết ngắn quả là khó hơn viết dài, thí sinh cần phải chú ý thời gian để không bị phân tán tư tưởng, tránh ảnh hưởng đến phần bài làm khác.

IV Cách làm bài văn nghị luận văn học

1. Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của người viết về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

Hình thức chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình giảng.

Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đưa ra ý kiến khái quát nhất thể hiện cảm nhận và suy nghĩ của người viết về đoạn thơ, bài thơ. Thân bài

Triển khai các luận điểm chính của bài viết. Các luận điểm cần được sắp xếp theo trình tự hợp lí, có hệ thống và đảm bảo tính liên kết.

Kết bài

Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ; từ đó nhấn mạnh ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ đối với sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với nền văn học và đối với bạn đọc…

Ngoài nội dung trên, các bạn có thể tham khảo thêm bài viết hướng dẫn soạn bài cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được chúng tôi biên soạn.

2. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện

Các hình thức nghị luận

– Nghị luận về tác phẩm truyện khá phong phú, có thể bao gồm:

  • Phân tích tác phẩm truyện (phàn tích giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của truyện (hoặc một đoạn trích); phân tích nhân vật; phân tích một đặc điểm nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích;…);
  • Phát biểu cảm nghĩ vể tác phẩm truyện (cảm nghĩ về tác phẩm (đoạn trích); cảm nghĩ về một nhân vật; cảm nghĩ về một chi tiết đặc sắc;…);
  • Bình luận về tác phẩm truyện (bình luận về một nhân vật, một chủ đề của tác phẩm truyện,…).

– Việc phân định, tách bạch ranh giới giữa các hình thức nghị luận nêu trên chỉ là tương đối, trong thực tế có thể đan xen các hình thức nói trên. Tuỳ vào từng yêu cầu cụ thể của đề bài mà xác định mức độ, phạm vi, hình thức nghị luận chính cũng như sự kết hợp các hình thức nghị luận khác.

Xây dựng dàn ý

– Mở bài : Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá chung nhất vể tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được nghị luận.

– Thân bài : Hệ thống luận điểm của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đóạn trích) có thể được hình thành dựa trên:

  • Nội dung được tác giả đề cập tới trong tác phẩm (hoặc đoạn trích).
  • Giá trị của tác phẩm (hoặc đoạn trích) (bao gồm giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật; nếu bàn về giá trị nội dung thì tập trung vào giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,…; nếu bàn về giá trị nghệ thuật thì tập trung vào kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, tình huống,…).
  • Trong quá trình triển khai luận điểm, cần sử dụng một hệ thống luận cứ phong phú, xác đáng để minh hoạ nhằm tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục cho những ý kiến đánh giá về tác phẩm.

– Kết bài : Nêu khái quát nhận định, đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích).

Trên đây là tổng hợp các kiến thức trọng tâm và cách làm bài văn nghị luận.Chúc bạn luôn học tốt và luôn đạt được những kết quả tốt nhất.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học