Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về định luật tảng băng trôi hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Nguyên lý tảng băng trôi là một trong những nguyên lý được sử dụng rất nhiều lĩnh vực đời sống nói chung và kinh doanh nói riêng. Trong kinh doanh cũng vậy, việc tìm hiểu và áp dụng nguyên lý tảng băng trôi sẽ rất hữu ích đối với người giám đốc điều hành, nhất là trong lĩnh vực quản trị nhân sự.
Nguyên lý tảng băng trôi là gì?
Nguyên lý tảng băng trôi là một trong những nguyên lý được sử dụng rất nhiều lĩnh vực đời sống. Nguyên lý tảng băng trôi bắt nguồn từ thực tế: phần nhìn thấy được của tảng băng nhỏ hơn nhiều so với phần ẩn đi dưới mặt nước “ 1/8 phần nổi, 7/8 phần chìm”. Cũng như vậy, trong mọi sự vật, sự việc trên đời này đều có hai mặt: một mặt nổi và một mặt chìm.
Tương tự như vậy, khi áp dụng nguyên lý tảng băng trôi cho việc kinh doanh. Khi đó bạn thể nhận thấy được phần chìm và phần nổi. Từ đó, giúp mang lại hiệu quả cho công ty của bạn.
Nguyên lý tảng băng trôi đã chỉ ra rằng nếu coi doanh nghiệp là một con tàu lớn và nhân sự là tảng băng trôi thì một cá nhân tồi vẫn có thể giết chết sự sống còn của tổ chức lớn. Bài toán được đặt ra hàng đầu trong quản trị nhân sự là phải hiểu được “bản chất” của nhân viên. Đây là vấn đề nan giải bởi để hiểu một người không phải là chuyện ngày một ngày hai.
Ứng dụng nguyên lý tảng băng trồi trong quản trị nhân sự
Xem thêm: Tên các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam bằng tiếng Trung
Quản trị nhân sự tương ứng với 3 phần của nguyên lý Tảng băng trôi, người ta chia “bản chất” của nhân sự như sau:
- Phần nổi – Nhìn thấy được: bao gồm hành vi và sở thích. Để đánh giá hành vi của một ai đó, bắt buộc phải có thời gian quan sát, hỏi han,… Phía dưới của hành vi là sở thích. Thực tế, không phải ai cũng dễ dàng chia sẻ sở thích của mình cho người khác, đặc biệt tại môi trường làm việc công sở nhưng nếu tiếp xúc lâu và chịu khó quan sát một chút, sẽ biết họ thích gì và không thích gì. Sở thích quyết định rất nhiều đến hành vi.
- Phần dưới mặt nước – Có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy: đó là cảm xúc, tư duy, suy nghĩ của nhân sự. Nhà quản lý có thể không nhìn thấy cảm xúc của nhân viên nhưng vẫn có thể cảm nhận được qua cử chỉ, nét mặt, lời nói. Hiểu được cảm xúc của người khác, bạn sẽ biết được họ có hứng thú hay không có hứng thú với công việc. Tầng dưới của cảm xúc là suy nghĩ. Rõ ràng là rất khó để biết người đối diện mình đang nghĩ điều gì nhưng vẫn có thể đoán được một phần. Khi nhà lãnh đạo nói chuyện và lắng nghe chăm chú những điều nhân viên nói sẽ hiểu được một phần anh ấy/cô ấy đang nghĩ gì. Ý nghĩ sẽ tạo ra cảm xúc, từ đó sẽ dẫn đến sở thích, tiếp theo ảnh hưởng đến hành vi.
- Phần chìm – Không thể nhìn thấy: Ở phần này, đa số chỉ có bản thân mỗi cá nhân mới có thể hiểu và biết được. Đó là những khát khao/mong muốn thầm kín của con người. Động cơ, suy nghĩ, cảm xúc, sở thích, hành vi của mỗi con người cũng từ những khát khao/mong muốn thầm kín mà ra.
Nguyên lý “tảng băng trôi” giúp chúng ta trả lời ba câu hỏi. Phần bề nổi để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm như thế nào? Phần nửa nổi nửa chìm để trả lời câu hỏi: Chúng ta làm những gì? Phần chìm để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ra làm điều đó? Để hiểu được nhân sự cần một quá trình tiếp xúc và tìm hiểu lâu dài. Chúng ta không chỉ cần hiểu về hành vi họ làm như thế nào mà cần điều chỉnh để hành vi của họ trở nên tốt đẹp và tích cực hơn.
Đầu tư vào con người là đầu tư có lãi nhất mà doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài cần phải ưu tiên. Quản trị nhân sự chính là quản trị con người, chỉ khi hiểu được hành vi, động cơ, tiềm năng ẩn giấu bên trong của mỗi cá nhân các nhà quản lý mới có “cách trị” phù hợp.
Lý thuyết tảng băng trôi trong tuyển dụng
Những khả năng tiềm ẩn
Lý thuyết này chỉ ra những khả năng tiềm ẩn giúp ứng viên trở nên sự lựa chọn hàng đầu cho một vị trí cụ thể tại doanh nghiệp của bạn.
Xem thêm: Tranh Tô Màu Cho Bé Gái 7 Tuổi Cute, Dễ Thương, Đẹp Quá Đi
Kỹ năng: điều mà người ta có khả năng làm tốt, chẳng hạn như lập trình máy tính.
Kiến thức: Những gì người ta biết về một chủ đề cụ thể, chẳng hạn như ngôn ngữ máy tính.
Giá trị: Hình ảnh của một cá nhân trong một tập thể; nó biểu hiện điều gì là quan trọng và phản ánh giá trị của họ, chằng hạn như một lập trình viên chăm chỉ hay một nhà quản lý tận tâm.
Cách nhìn nhận về bản thân: Phản ánh bản sắc của một người, ví dụ họ coi mình như một chuyên gia máy tính sáng tạo và hài hước.
Thật không may, một hồ sơ chỉ có khả năng cho bạn biết về các kỹ năng và kiến thức dựa trên học vấn, kinh nghiệm thực hiện công việc trước đây của ứng viên. Hai dấu hiệu này là đỉnh của tảng băng trôi – phần mà ta nhìn thấy được trên mặt nước. Nó giúp ta dễ dàng xác định 20% khả năng của một người. 80% Còn lại gồm có những năng lực tiềm ẩn như thành quả giúp sức, cách nhìn nhận bản thân, dấu hiệu và động cơ. Đây là phần chìm của tảng băng và cực kì khó để ta đánh giá các tiềm năng này
Nhận diện nhân tài
Xem thêm: Lời chúc 20/11 ngắn gọn, ý nghĩa và hay nhất
Theo lý thuyết tảng băng trôi, yếu tố được ứng viên biểu hiện chi tiết nhất là các kiến thức, kỹ năng thiết yếu cho hoạt động. Tuy vậy, điều đấy vẫn chưa đủ để đem đến sự thành công cho vị trí đang tuyển, mà còn dựa vào động cơ, tham vọng và thành quả cá nhân của người đó.
Ví dụ nếu bạn đang muốn tuyển mộ một quản lý sale, bên cạnh việc nghiên cứu những kỹ năng, kinh nghiệm, doanh số đã đạt cho được, hãy tìm hiểu “tảng băng chìm” của ứng viên bằng các câu hỏi khơi gợi sự nhận xét về thành quả, dấu hiệu, tính bí quyết, động cơ…. Của chính họ trong công tác quản lý. Càng có những thông tin về những giá trị tiềm ẩn mà ứng viên có khả năng đem tới công ty, cơ hội bạn chọn được đúng người cho vị trí này càng cao.
Theo dõi website Học viện CEO Hà Nội để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.
Truy cập kênh Youtube Học viện CEO Hà Nội tại đường link dưới đây:
https://www.youtube.com/channel/UCQ0Dw-SVDX1kCgsjXRd0lvw
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan