TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo năm

TOP 10 đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo năm

Mời các bạn xem danh sách tổng hợp đề thi văn 7 giữa kì 2 hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Chỉ 100k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 – NGUYEN THANH TUYEN – Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official – nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi Giữa Học kì 2 Ngữ Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023 có đáp án

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ SỐ 1

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Xem thêm: Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất – Haylamdo

Tục ngữ

Nhận biết:

– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

– Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TL

2TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận.

– Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

– Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án – (Đề số 1)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Lòng biết ơn là đẳng cấp cao nhất của văn minh. Một triết gia cổ đại đã từng nói như vậy.

Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Luôn nghĩ về ngày xưa, để biết ơn người đó cho mình cơ hội. Nếu không có họ, thì mình hiện giờ sẽ ra sao. Tự tưởng tượng và xóa bỏ những ý nghĩ không hay, nếu có. Văn minh đơn giản là như vậy.

[….] Cám ơn là câu cửa miệng, nhưng với người mình thì ngày càng hiếm hoi. Chữ cảm ơn xuất phát từ lòng biết ơn chân thành, là một tiêu chí để đánh giá con nhà có giáo dục tốt từ cha từ mẹ.

(Trích Lòng biết ơn, Tony buổi sáng, 17/10/2017

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

…Nên trong cuộc đời mình, dù có bất đồng quan điểm, hoặc không còn yêu thương, hoặc họ không cho mình nữa, hoặc mình không đủ năng lực lấy cơ hội họ mang đến, thì cũng nên trắng đen mà dùng lí trí phân biệt, rằng họ đã từng cho mình. Dù là 1 xu hay một miếng bánh nhỏ, cũng phải biết ơn.

Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân>

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Một cây chẳng làm nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

0,5 điểm

Câu 2

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

0,5 điểm

Câu 3

Nội dung chính của đoạn văn: lòng biết ơn. Lời cảm ơn rất cần cho mỗi người để hành xử văn minh hơn, tốt đẹp hơn. Cảm ơn là câu cửa miệng và hãy nói bằng lòng chân thành.

1,0 điểm

Câu 4

Bài học về lòng biết ơn:

– Ghi nhớ công ơn, đền đáp công ơn mà người khác dành cho mình là điều nên làm.

– Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

– Sống có trách nhiệm, ân nghĩa, thủy chung với ông bà cha mẹ, với tổ quốc, với những người cho ta cuộc sống hạnh phúc, bình an.

1,0 điểm

Câu 5

HS trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung

Gợi ý:

*Giải thích: lòng biết ơn có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. “Biết ơn là hiểu và nhớ công ơn của người khác đối với mình”.

– Bàn luận:

+ Biết ơn những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

+ Biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn đối với người giúp đỡ mình thể hiện lối sống có nghĩa có tình, cách ứng xử có văn hóa, văn minh, lịch sự của con người.

+ Bày tỏ lòng biết ơn đâu hẳn chỉ là những thứ vật chất cao sang, có khi chỉ là một câu cảm ơn, một lời hỏi thăm, động viên chân thành, ấm áp tình người.

+ Nếu không có lòng biết ơn, con người trở nên ích kỷ, bạc tình, bất nhân…. (D/C).

– Bài học: Lòng biết ơn thể hiện nhân cách của con người. Nhưng không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự tu dưỡng, rèn luyện của mỗi người.

2,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

0,25 điểm

2,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Một cây chẳng làm nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

+ Dẫn dắt nêu vấn đề cần CM

+ Trích dẫn câu ca dao:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

* Giải thích:

– Câu ca dao dùng hình ảnh ẩn dụ khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Đoàn kết là sự gắn bó mật thiết, cùng chung tay góp sức để làm việc lớn.

“một cây” thì không thể làm “nên non”

– “ba cây” gộp lại thì mới có thể làm nên núi cao

=>Thể hiện rằng một khi số lượng thay đổi thì chất lượng cũng thay đổi theo

– “chụm” từ được dùng để thể hiện sự đoàn kết

– “cây” đây là một biện pháp nhân hóa trở thành một biểu tượng sinh động thấm thía về tinh thần đoàn kết.

* Bàn luận:

Tại sao đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công?

– Đoàn kết tạo nên sức mạnh, giúp con người làm nên những công việc lớn lao. Đoàn kết tạo nên sức mạnh trong trong cuộc sống lao động, học tập, chiến đấu.

Biểu hiện của tinh thần đoàn kết:

– Trong lịch sử chống ngoại xâm: Nhân dân ta đoàn kết chiến đấu chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược: ( D/C)

+ Chống kẻ thù phương Bắc xâm lược: Nhà Tống, Nguyên, Minh, Thanh…

Xem thêm  Tiếng Việt lớp 5 trang 45 Tập làm văn: Kể chuyện (Kiểm tra viết)

+ 3 lần ta chiến thắng Chống quân Nguyên -Mông nức tiếng hùng mạnh…

+ Chiến thắng TD Pháp và đế quốc Mĩ : kẻ thù giàu có, trình độ kĩ thuật hiện đại, vũ khí tối tân, lực lượng quân đội thiện chiến…

– Sức mạnh của đoàn kết trong đời sống hàng ngày

+Nhân dân ta đoàn kết trong lao động, trong sản xuất:

(D/C) Con đê Sông Hồng ngăn lũ cho cả vùng châu thổ Bắc Bộ…; Công trình thủy điện Sông Đà đưa ánh áng đến mọi nhà…

+ Đoàn kết trong công cuộc đấu tranh chống những âm mưu chia rẽ dân tộc, bôi nhọ chính quyền…

– Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, là yếu tố quyết định nên thành công. Bác Hồ dã từng khẳng định:

Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.

Thành công, thành công, đại thành công.

*Bàn luận – mở rộng:

– Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai cũng có ý thức đoàn kết, chung sức đồng lòng để tạo sức mạnh đi đến thành công.

– Những người có tư tưởng cá nhân chủ nghĩa trong cuộc sống sẽ bị sống đơn lẻ, bị tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội, làm việc gì cũng khó thành công, cần phải lên án.

– Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao

+ Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh, là yếu tố quan trọng để thành công.

– Bài học – liên hệ: khuyên mọi người sống phải đoàn kết để tạo lên sức mạnh để thành công.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt mạch lạc

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ SỐ 2

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Xem thêm: Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất – Haylamdo

Tục ngữ

0

1

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

15

0

35

0

40

0

10

100

Tỉ lệ %

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Xem thêm: Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất – Haylamdo

Tục ngữ

Nhận biết:

– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

– Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

1TL

2TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận.

– Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

– Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

1TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

15%

35%

40%

10%

Tỉ lệ chung

50%

50%

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án – (Đề số 2)

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

– Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu 1 (1,0 điểm): Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 3 (1,0 điểm): Giải thích ý nghĩa câu: ‘Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối”.

Câu 4 (1,0 điểm): Những kinh nghiệm nhân dân đúc rút trong các câu tục ngữ trên có thể áp dụng trong cuộc sống ngày nay không? Vì sao?

Câu 5 (1,0 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 4 – 5 câu) trình bày về câu tục ngữ mà em ấn tượng nhất.

Phần 2: Viết (5 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Chủ đề: Thiên nhiên và lao động sản xuất.

1,0 điểm

Câu 2

– Các câu trên cùng sử dụng biện pháp tu từ: điệp ngữ (điệp cấu trúc)

– Trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy bởi tục ngữ là những sáng tác dân gian nhằm thể hiện kinh nghiệm đời sống nên sử dụng phép tu từ này sẽ có tác dụng hiệu quả trong nhấn mạnh, tạo ấn tượng, liên tưởng, cảm xúc, tạo nhịp điệu dễ thuộc, dễ nhớ nên nhân dân (ngay cả người lao động) cũng có thể thuận lợi nhớ và áp dụng.

1,0 điểm

Câu 3

– Ý nghĩa câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối”: Dựa trên cơ sở quan sát và trải nghiệm thực tế, câu tục ngữ đưa đến một kinh nghiệm về thời gian: mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, mùa đông ngày ngắn đêm dài hơn giúp con người có ý thức chủ động để sử dụng thời gian hợp lí cho công việc, sức khỏe vào những thời điểm khác nhau trong năm.

1,0 điểm

Câu 4

HS trả lời đảm bảo các ý sau:

– Những kinh nghiệm trên còn áp dụng được trong cuộc sống ngày nay.

– Giải thích: những câu tục ngữ được đúc rút từ những kinh nghiệm sống thực tiễn, thiện hiện kinh nghiệm trong thiên nhiên, lao động sản xuất,…

1,0 điểm

Câu 5

– HS chọn câu tục ngữ bất kì.

– HS nêu được lí do chọn:

+ Ấn tượng về bài học qua câu tục ngữ

+ Ấn tượng về nghệ thuật: biện pháp tu từ, gieo vần, nhịp,…

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm

3,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: nghị luận bàn về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận, kết hợp với tự sự, biểu cảm.

Sau đây là một số gợi ý:

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn.

2. Thân bài

a. Giải thích

– Nguồn: nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người.

– Câu tục ngữ khuyên nhủ con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển.

b. Phân tích

– Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn.

Xem thêm  Các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình - Marathon

– Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn.

– Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tấm gương “Uống nước nhớ nguồn” để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ SỐ 3

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Xem thêm: Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất – Haylamdo

Tục ngữ

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

1

0

50

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

50

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Văn bản nghị luận

Nhận biết:

– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

– Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TL

2TL

1TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận.

– Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

– Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

1TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án – (Đề số 3)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

– Chết trong còn hơn sống đục

– Đói cho sạch, rách cho thơm

– Thương người như thể thương thân.

– Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Câu 1 (1 điểm). Phương thức biểu đạt chính của những câu tục ngữ đó là gì?

Câu 2 (1 điểm). Xác định các cặp từ trái nghĩa trong câu (1). Nêu tác dụng.

Câu 3 (1 điểm). Liệt kê những phép tu từ được sử dụng trong mỗi câu tục ngữ trên.

Câu 4 (1 điểm). Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Câu 5 (1 điểm). Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

Phương thức biểu đạt: nghị luận.

1,0 điểm

Câu 2

Các cặp từ trái nghĩa trong câu (1):

– Chết – sống

– Trong – đục

Tác dụng: nhấn mạnh rằng làm người phải sống ngay thẳng,

chính trực, không được vì sợ chết, sợ cuộc sống khổ sở mà làm trái với đạo đức, chuẩn mực xã hội.

1,0 điểm

Câu 3

(1) Tương phản đối lập

(2) Tương phản đối lập

(3) So sánh, điệp từ

(4) Liệt kê, điệp từ

1,0 điểm

Câu 4

Ý nghĩa câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”: đức tính liêm khiết, sống trong sạch, câu tục ngữ nói lên rằng dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

1,0 điểm

Câu 5

HS nêu câu tục ngữ tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích và giải thích ý nghĩa.

Ví dụ: Chết vinh còn hơn sống nhục

=> Ý nghĩa: chết trong sự trọn vẹn về tinh thần,nhân phẩm,địa vị vẫn còn hơn việc cứ sống dai,sống bám,… cái nhục chết còn tránh đi được những sự mất mát về danh dự.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài, thân bài và kết bài.

0,5 điểm

0,5 điểm

3,0 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trình bày suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường hiện nay.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai các ý theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phân tích, giải thích.

Sau đây là một số gợi ý:

a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận:

– Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta.

– Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ, thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường.

– Tình trạng bạo lực học đường diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

b) Thân bài

* Thế nào là bạo lực học đường?

– Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.

– Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.

– Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

* Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay

– Hình thức:

+ Xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói.

+ Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực.

– Thực tế chứng minh:

+ Chỉ cần một thao tác rất nhanh trên Google ta có thể tìm thấy hàng loạt các clip bạo lực của nữ sinh: nữ sinh Hưng Yên bị bạo hành, thêm một vụ bạo lực học đường vừa xảy ra ở Quảng Ninh…

+ Học sinh có thái độ không đúng mực với thầy cô giáo, dùng dao đâm bạn bè, thầy cô…

+ Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

+ Giáo viên đánh đập, xúc phạm tới nhân phẩm của học sinh…* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

Xem thêm  Tết nguyên đán 2021 là năm con gì, hợp với mệnh nào

– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.

– Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

– Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.

– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.

– Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

* Hậu quả của bạo lực học đường

– Với người bị bạo lực:

+ Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

+ Làm cho gia đình họ bị đau thương.

+ Làm cho xã hội nghị luận, tranh cãi.

– Với người gây ra bạo lực:

+ Phát triển không toàn diện.

Xem thêm: Thuyết minh về chùa Hương | Văn mẫu và dàn ý cực hay

+ Mọi người, xã hội chê trách.

+ Ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

* Giải pháp khắc phục nạn bạo lực học đường

– Nhà trường cần nâng cao tầm quan trọng trong việc dạy bảo học sinh hiệu quả nhất, luôn quan sát, quan tâm về cả bên ngoài lẫn nhận thức của các em trong các vấn đề.

– Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái nhiều hơn.

– Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng này.

c) Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về nạn bạo lực học đường.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II MÔN VĂN LỚP 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO – ĐỀ SỐ 4

TT

Kĩ năng

Nội dung

Mức độ nhận thức

Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu

Xem thêm: Soạn bài Các phương châm hội thoại ngắn nhất – Haylamdo

Tục ngữ

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

Xem thêm: Công dân thi hành pháp luật khi thực hiện hành vi nào?

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

0

25

0

35

0

30

0

10

100

Tỉ lệ %

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TT

Chương/ chủ đề

Nội dung/ đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Tục ngữ

Nhận biết:

– Nhận biết được một số yếu tố của tục ngữ: số lượng câu, chữ, vần.

– Nhận biết được đặc điểm và chức năng của tục ngữ; đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm, nói tránh.

Thông hiểu:

Hiểu được bài học, chủ đề của các câu tục ngữ.

Vận dụng:

– Rút ra bài học cuộc sống từ các câu tục ngữ.

– Biết trân trọng kho tàng tri thức của cha ông.

2TL

2TL

2TL

2

Viết

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nhận biết:

– Xác định được kiểu bài nghị luận.

– Xác định được bố cục bài văn, vấn đề cần nghị luận.

Thông hiểu:

– Trình bày rõ ràng vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối).

– Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng

chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.

Vận dụng:

Vận dụng những kỹ năng tạo lập văn bản, vận dụng kiến thức của bản thân về những trải nghiệm xảy ra trong cuộc sống để viết được bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh đáp ứng yêu cầu của để.

– Nhận xét, rút ra bài học từ trải nghiệm của bản thân.

Vận dụng cao:

– Có lối viết sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn; kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm để làm nổi bật ý của bản thân với vấn đề cần bàn luận.

– Lời văn sinh động, giàu cảm xúc, có giọng điệu riêng.

1TL*

Tổng

2TL

2TL

2TL

1TL

Tỉ lệ (%)

25%

35%

30%

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

Phòng Giáo dục và Đào tạo …..

Đề khảo sát chất lượng Giữa Học kì 2

Năm học 2022 – 2023

Môn: Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Giữa học kì 2 Văn lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án – (Đề số 4)

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

– Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

– Không thầy đố mày làm nên.

– Học thầy không tày học bạn.

– Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 1 (1 điểm): Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

Câu 2 (1 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của những câu đó.

Câu 3 (1 điểm): Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được rút gọn thành phần nào? Việc rút gọn câu như vậy nhằm mục đích gì?

Câu 4 (1 điểm): Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên và Học thầy không tày học bạn mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 5 (1 điểm): Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Câu 6 (1 điểm): Câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên nhủ chúng ta điều gì? Bài học em rút ra được từ câu tục ngữ ấy. Hãy trình bày thành một đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu).

Phần 2: Viết (4 điểm)

Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về việc sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ hiện nay.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần 1: Đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Thể loại: tục ngữ- Thể loại: tục ngữ

– Chủ đề: tục ngữ về con người và xã hội

1,0 điểm

Câu 2

– Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

1,0 điểm

Câu 3

– Câu tục ngữ được rút gọn thành phần chủ ngữ

– Tác dụng:

+ Làm trở nên ngắn gọn, thông tin nhanh, dễ thuộc dễ nhớ

+ Ngụ ý kinh nghiệm trong câu tục ngữ muốn nói đến là chung cho tất cả mọi người

1,0 điểm

Câu 4

– Ý nghĩa khuyên răn trong hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau.

– Lí giải:

+ Câu tục ngữ thứ nhất đề cao vai trò của người thầy, đề cao việc học tập và tiếp thu kiến thức từ thầy – những người có kĩ năng, kiến thức, kinh nghiệm.

+ Câu tục ngữ thứ hai đề cao việc học tập từ bạn bè xung quanh

=> Việc đề cao vai trò, ý nghĩa của việc học bạn không hạ thấp việc học thầy mà muốn nhấn mạnh tới một đối tượng khác, phạm vi khác con người cần học hỏi. Chính bởi vậy, hai câu tục ngữ bổ sung, hoàn chỉnh ý nghĩa cho nhau: con người cần biết học hỏi từ nhiều nơi khác nhau: từ thầy cô, bạn bè,…để nâng cao khả năng của mình.

1,0 điểm

Câu 5

HS tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự

Ví dụ: uống nước nhớ nguồn

1,0 điểm

Câu 6

– Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: trong việc chèo thuyền, chớ thấy sóng to, gió lớn mà buông tay chèo

+ Nghĩa bóng: con người chớ thấy khó khăn mà vội vàng buông xuôi

– Câu tục ngữ khuyên nhủ con người: trong cuộc sống, con người chắc chắn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách, khi ấy con người nhất định phải có sự tự tin, lòng dũng cảm, kiên trì không khuất phục, buông xuôi.

– Bài học rút ra: cần dũng cảm, kiên trì đối măt và vượt qua khó khăn

+ Trong học tập, khi em gặp một bài toán, bài văn khó, em sẽ cố gắng tìm cách giải, không dễ dàng buông xuôi

+ Trên con đường thực hiện ước mơ của bản thân, em chắc chắn sẽ gặp nhiều trắc trở, nhưng em sẽ cố gắng để giữ vững ước mơ và thực hiện nó, không khuất phục trước khó khăn.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học