Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Dàn ý phân tích nhân vật phùng hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Tài liệu hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật Phùng, gợi ý cách làm, phân tích đề, sơ đồ tư duy kèm một số bài văn mẫu tham khảo phân tích hình tượng người nghệ sĩ Phùng trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu).
I. Hướng dẫn lập dàn ý phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
1. Phân tích đề
– Kiểu bài: dạng bài nghị luận văn học (phân tích tác phẩm)
– Vấn đề nghị luận: Hình tượng nhân vật nghệ sĩ Phùng (các em cần phải nhớ những chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật và ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm).
– Phạm vi dẫn chứng, tư liệu: các căn cứ, hình ảnh, chi tiết, câu nói… thuộc phạm vi văn bản Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt về nhân vật Phùng.
2. Luận điểm, luận cứ về nhân vật Phùng
– Luận điểm 1: Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp
+ Say mê nghệ thuật, có trách nhiệm với công việc
+ Nhạy cảm với cái đẹp
– Luận điểm 2: Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người
+ Nhào tới can ngăn khi thấy cảnh bạo hành
+ Bức xúc khi người đàn bà van xin để không phải bỏ chồng
+ Ám ảnh day dứt trong lòng khi nghe chuyện của người đàn bà
– Luận điểm 3: Phùng là nhân vật tự ý thức.
+ Ban đầu nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều
+ Dần biết chấp nhận những điều nghịch lí ở đời.
>>> Tham khảo thêm nội dung soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa để tìm thêm dẫn chứng chi tiết cho từng luận cứ, luận điểm.
3. Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Phùng
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
II. Chi tiết dàn ý phân tích nhân vật Phùng
1. Mở bài phân tích NV Phùng
– Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Minh Châu là nhà văn không ngừng trăn trở về số phận nhân dân và trách nhiệm của nhà văn, của người nghệ sĩ.
+ Chiếc thuyền ngoài xa là tác phẩm kết tinh những đặc sắc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
– Giới thiệu nhân vật Phùng: Tác phẩm cũng đưa ra những quan niệm của tác giả về trách nhiệm, vai trò của một người nghệ sĩ, điều này thể hiện qua hình tượng nhân vật nhiếp ảnh Phùng.
2. Thân bài phân tích NV Phùng
* Một tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm, say mê với cái đẹp
– Phùng là người say mê nghệ thuật, có trách nhiệm với công việc: sẵn sàng bỏ cả vài tuần để đi săn lùng một bức ảnh đẹp, loay hoay suốt mấy ngày vẫn chưa tìm được bức ảnh ưng ý.
– Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm với cái đẹp: trong một thoáng nhìn anh đã phát hiện ra cảnh đắt trời cho để chớp lấy,
+ Nhận xét “một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ”, một vẻ đẹp toàn bích.
+ Bối rối trước cái đẹp: “trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”, nhận ra rằng “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”
=> Không chỉ nhạy bén trước cái đẹp, Phùng còn có cả những suy tưởng sâu sắc về quan hệ giữa cái đẹp với cái thiện: cái đẹp thực sự phải có khả năng thanh lọc tâm hồn con người.
Xem thêm: Cảm nhận của em về bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” của Đinh
* Một tấm lòng luôn trăn trở về thân phận con người
– Trước cảnh bạo hành trong gia đình hàng chài, lúc đầu Phùng kinh ngạc tột độ: “chỉ biết há mồm ra mà nhìn”, nhưng sau đó đã vứt máy ảnh xuống chạy nhào tới. Khi chứng kiến thêm một lần nữa, Phùng đã can ngăn, rồi bị thương phải vào viện điều trị.
– Sau câu nói của người đàn bà ở tòa án (xin không bỏ chồng), Phùng cảm thấy bức xúc, “cảm thấy gian phòng ngủ lồng lộng gió biển của Đẩu bị hút hết không khí, trở nên ngột ngạt” nên đã vén màn bước ra ngoài như muốn đòi lại công lí cho chị ta.
– Khi nghe câu chuyện của người đàn bà, trăn trở, ám ảnh day dứt trong lòng cho số phận những gia đình giống như gia đình Phác, anh xách máy ảnh đi lang thang.
=> Mặc dù chưa quen nghịch lí trong cuộc đời nhưng trong anh vẫn là phẩm chất tốt đẹp của người chiến sĩ căm ghét những bất công, sẵn sàng hành động vì lẽ công bằng.
* Là nhân vật tự ý thức
– Ban đầu, Phùng là người nghệ sĩ có thái độ dễ bằng lòng, nhìn đời bằng con mắt đơn giản một chiều (nghĩ đơn giản rằng những kẻ đi theo ngụy là xấu “lão ta hồi 75 có đi lính ngụy không?”), không sẵn sàng đối mặt với nghịch lí cuộc đời.
– Phùng cảm thông cho số phận của người đàn bà hàng chài, cuộc đời và câu chuyện của chị ở tòa án đã giúp Phùng vỡ lẽ ra nhiều điều, anh biết chấp nhận những điều nghịch lí ở đời.
=> Thông qua những cảm nhận của Phùng, nhà văn gửi đến người đọc những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, về nghệ thuật: cần phải có cái nhìn đa diện nhiều chiều để phát hiện ra bản chất sau vẻ đẹp của hiện tượng.
3. Kết bài phân tích NV Phùng
– Khái quát giá trị nghệ thuật: khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt,…
– Trong tác phẩm, nhà văn đã tỏ ra cảm thông sâu sắc trước cuộc đời khốn khổ của người đàn bà hàng chài, đồng thời ngợi ca và phát hiện những phẩm chất mạnh mẽ của chị, tố cáo hậu quả chiến tranh để lại.
Trước khi chắp bút để triển khai dàn ý phân tích nhân vật Phùng trên đây thành bài văn hoàn chỉnh, các em có thể đọc tham khảo bài văn mẫu sau đây để mở rộng vốn từ ngữ cũng như cách trình bày.
* Quá trình chuyển biến nhận thức của nhân vật Phùng trong đoạn trích
Ban đầu, ở tòa án huyện, khi người đàn bà hàng chài từ chối sự giúp đỡ, cũng như mới nghe một phần câu chuyện, Phùng đã bộc lộ cái nhìn đơn giản, phiến diện, chưa thực sự thấu hiểu hết về cuộc sống, con người. Nhưng sau đó, tiếp tục lắng nghe câu chuyện, lời kể, lí lẽ của chị, Phùng đã bừng ngộ về nhận thức, có cái nhìn đa chiều và những chiêm nghiệm sâu sắc, tiệm cận đến chân lí về nghệ thuật, cuộc đời, con người.
– Về người đàn bà hàng chài:
+ Ban đầu, trong những khoảnh khắc khi chị mới đến tòa án huyện, hiện lên trước mắt Phùng là một người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục, lạc hậu, thiếu hiểu biết. Với bộ điệu, dáng vẻ lúng túng, đầy sợ sệt, người đàn bà không chỉ cầu xin không phải bỏ chồng mà chị còn kể lại hoàn cảnh sống của mình: “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ… Sau này con cái lớn lên, tôi mới xin được với lão… đưa tôi lên bờ mà đánh…”.
Thoạt đầu mới nghe, Phùng đã thốt lên không thể nào hiểu được. Đó là sự cam chịu đến mức vô lí, mù quáng của người đàn bà hàng chài mà anh không thể giải thích và chấp nhận được. Điệp khúc không thể nào hiểu được lặp lại hai lần cho thấy sự ngạc nhiên cao độ, sự bất bình của Phùng trước những điều vô lí trong hành động của người phụ nữ bất hạnh.
+ Sau đó, Phùng tiếp tục lắng nghe, suy ngẫm về những tâm tư, lí lẽ, lời giải thích của người đàn bà hàng chài: các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông; đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa; đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được; ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.
=> Từ đó, anh đã có sự chuyển biến, bừng ngộ trong nhận thức:
Phùng hiểu ra nguyên nhân vì sao chị không chịu bỏ chồng, vì sao chị cam chịu, nhẫn nhục khi bị bạo hành. Sự thừa nhận đầy chua chát của Đẩu “Phải, phải, bây giờ tôi đã hiểu, – bất ngờ Đẩu trút một tiếng thở dài đầy chua chát, – trên thuyền phải có một người đàn ông… dù hắn man rợ, tàn bạo?” cũng chính là sự thức tỉnh, bừng ngộ của Phùng. Giờ đây, anh đã hiểu ra rằng chị cần một người đàn ông chèo chống khi phong ba bão tố, để làm ăn nuôi nấng đàn con; anh nhận thức được những nghịch lí, bất công trong cuộc đời mà người đàn bà hàng chài phải chấp nhận.
Phùng phát hiện ra vẻ đẹp khuất lấp, hạt ngọc lấp lánh ẩn sâu trong tâm hồn người đàn bà hàng chài. Đằng sau một người phụ nữ nghèo khổ, thô kệch, cam chịu, nhẫn nhục là vẻ đẹp cao quý của người mẹ giàu đức hi sinh, có tình thương con vô bờ bến; vẻ đẹp của một người vợ vị tha, bao dung, độ lượng; vẻ đẹp của người phụ nữ sắc sảo, từng trải, thấu hiểu lẽ đời, có bản lĩnh sống khoẻ khoắn kiên cường và biết chắt chiu từng khoảnh khắc hạnh phúc bình dị đời thường.
– Về lão đàn ông hàng chài:
+ Ban đầu, trong nhận thức của Phùng, hắn là một người chồng vũ phu, tàn bạo. Phùng đã lí giải tính cách, hành động độc ác của lão ta với cái nhìn phiến diện, mang tính thiên kiến giai cấp khi cho rằng đó là sản phẩm, tàn dư của lính ngụy. Anh đã hỏi một câu như lạc đề: “Lão ta trước hồi bảy nhăm có đi lính ngụy không?”. Câu hỏi đó bộc lộ quan điểm, cái nhìn đơn giản, thậm chí chưa đúng đắn về con người và hiện thực cuộc sống vốn dĩ đầy phức tạp.
+ Sau đó, khi nghe lời bênh vực của người đàn bà hàng chài đối với chồng, Phùng có cái nhìn đa chiều, đúng đắn hơn. Anh hiểu ra rằng: nguyên nhân tạo nên tính cách vũ phu, căn nguyên dẫn đến hành động bạo hành vợ là do hoàn cảnh gia đình túng quẫn, nghèo đói triền miên, thuyền chật con đông, vất vả cực nhọc với cuộc sống mưu sinh. Vì vậy, người đàn ông hàng chài không chỉ là thủ phạm tàn ác đáng bị lên án mà còn là một nạn nhân của hoàn cảnh sống đầy bộn bề, ngổn ngang thời hậu chiến.
– Về cuộc sống:
+ Ban đầu
- Phùng chưa thấu hiểu hết cuộc sống mưu sinh vất vả của người dân hàng chài trên biển cả đầy sóng gió. Anh nhận thức rất đơn giản về hiện thực cuộc sống. Ở đây, tác giả đã để cho nhân vật Đẩu hỏi người đàn bà hàng chài: “Vậy sao không lên bờ mà ở”. Sự nhận thức của Đẩu cũng chính là nhận thức của Phùng. Họ cứ nghĩ rằng lên bờ ở cố định một chỗ sẽ thoát khỏi sóng gió biển khơi, thoát khỏi cảnh nghèo khổ, túng quẫn, bấp bênh.
- Phùng và Đẩu tin rằng li hôn là giải pháp tốt nhất giúp người đàn bà hàng chài thoát khỏi khổ đau; tình thương, thiện chí, pháp luật sẽ bảo vệ được chị, sẽ đem lại sự công bằng cho xã hội.
+ Nhưng sau đó:
- Khi nghe chị trải lòng “Làm nhà trên đất ở một chỗ đâu có thể làm được cái nghề thuyền lưới vó? Từ ngày cách mạng về, cách mạng đã cấp đất cho nhưng chẳng ai ở, vì không bỏ nghề được!”, Phùng đã nhận ra những khó khăn trong quá trình tìm con đường, cách thức để giúp người dân hàng chài thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu.
- Phùng cũng hiểu ra li hôn không phải là giải pháp tốt nhất lúc này; tình thương, thiện chí, pháp luật chưa thể giúp người đàn bà hàng chài thoát khỏi bi kịch gia đình. Lời khẩn cầu của chị “Các chú đừng bắt tôi bỏ nó” một lần nữa đã giúp Phùng nhận thức rõ hơn hiện thực đời sống đầy trái ngang. Cuộc sống vốn dĩ phức tạp, chứa đầy nghịch lí mà con người phải chấp nhận để tồn tại; đằng sau cái tưởng chừng vô lí là cái có lí.
Xem thêm: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó – Thủ thuật
• Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài, Phùng cũng nhận ra rằng cuộc sống của chị hay của người dân lao động không chỉ có toàn khổ đau, bất hạnh, éo le, mà cũng có lúc được vui vẻ, hòa thuận. Dẫu có đau khổ, nhọc nhằn nhưng chị vẫn tìm thấy niềm vui, hạnh phúc bình dị để trân trọng, nâng niu. Như vậy, cuộc sống thật phong phú, phức tạp và được tạo nên từ nhiều mảnh ghép, mảng màu khác nhau.
– Về nghệ thuật:
+ Ban đầu, khi con thuyền ở ngoài xa, tức là nghệ thuật và người nghệ sĩ còn cách xa với đời sống thì Phùng mới chỉ thấy được cái hình thức bên ngoài với vẻ đẹp nên thơ, sự tuyệt mĩ của nó. Đó là thứ nghệ thuật thuần túy, duy mĩ, chưa gắn với đời, chưa vì con người. Nhưng lúc ấy, anh tưởng mình đã khám phá được chân lí của sự toàn thiện. Điều đó cho thấy quan niệm đơn giản, phiến diện của Phùng về nghệ thuật.
+ Sau đó, khi con thuyền vào gần bờ, đặc biệt con thuyền qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, tức là nghệ thuật và người nghệ sĩ đã đến gần với cuộc đời thì lúc đó nghệ thuật mới khám phá được chiều sâu, những góc khuất mảng tối của đời sống con người, nhận thức được bản chất của các hiện tượng và tiệm cận đến những chân lí. Phùng nhận thức sâu sắc hơn về sứ mệnh của nghệ thuật và trách nhiệm, lương tâm của người nghệ sĩ: hãy vì con người, vì cuộc đời…
– Về bản thân và về nhân vật Đẩu:
+ Qua câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện, Phùng đã nhận thức được cái nhìn ban đầu của mình và của Đẩu về cuộc đời, con người, nghệ thuật còn đơn giản, phiến diện, thậm chí chưa đúng đắn. Lúc này anh hiểu ra rằng: họ là những người sành về nghệ thuật, am hiểu về pháp luật, về lí thuyết sách vở song lại ngây thơ, non nớt, thiếu hiểu biết trước sự phức tạp của cuộc sống mưu sinh, trước thực tế đời sống thời hậu chiến, trước con người lao động.
+ Từ đó, Phùng đã bừng ngộ để tiệm cận đến chân lí, để thấu hiểu nhiều hơn, có những chiêm nghiệm sâu sắc hơn, nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân – trách nhiệm của người nghệ sĩ…
=> Quá trình chuyển biến nhận thức của nhân vật Phùng trong đoạn trích đã mang cho người đọc cái nhìn về cuộc sống đa diện, nhiều chiều hơn..
* Đánh giá bài học nhân sinh của nhà văn Nguyễn Minh Châu
– Qua quá trình chuyển biến nhận thức của nhân vật Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã mang đến bài học đúng đắn, sâu sắc, toàn diện, mới mẻ về nhân sinh:
+ Cuộc sống, con người vốn dĩ phong phú, kì diệu song phức tạp và đầy nghịch lí. Vì vậy, hãy có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng; không thể nhìn đơn giản, sơ lược, một chiều mang tính lí tưởng hóa.
+ Nghệ thuật và người nghệ sĩ hãy đến gần với cuộc đời, với con người; người nghệ sĩ không chỉ cần có tài năng mà còn cần có tấm lòng yêu thương, dũng cảm đấu tranh chống lại sự bất công, sẵn sàng bảo vệ những con người bất hạnh và đem lại giá trị tốt đẹp cho cuộc sống… Đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh, nghệ thuật chân chính, cái tạo nên giá trị đích thực của một tác phẩm, và khẳng định tầm vóc của một tác giả.
– Bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người của nhà văn đã tạo nên một truyện ngắn xuất sắc, có chiều sâu nhận thức, có giá trị phát hiện bằng những nghịch lí, có quan niệm mới mẻ. Với triết lí nhân sinh đó, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là người mở đường tài năng, tinh anh cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới; xứng đáng là cây bút bản lĩnh, tài hoa.
III. Bài văn tham khảo phân tích nhân vật Phùng
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn xuôi nổi tiếng của dân tộc Việt Nam 1945, mỗi tác phẩm của ông đều thể hiện một quan điểm nhân sinh và có triết lí sống sâu sắc. Tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thông qua cái nhìn của nhiếp ảnh Phùng đã xây dựng được một tình huống truyện bất ngờ và chứa đựng nhiều nghịch lý.
Tình huống truyện thông qua cách nhìn nhận của nhân vật nhiếp ảnh gia Phùng. Phùng là một người nghệ sĩ có tâm có tài với nghề theo yêu cầu của cấp trên anh đi công tác vùng biển là chiến trường xưa của mình để chụp những bức ảnh làm lịch.
Chính trong chuyến đi này nhân vật Phùng đã nhận thức được những điều mà trước đây anh chưa nhận thức được. Cảm xúc của nhân vật Phùng thể hiện thông qua cái nhìn của anh về số phận của người đàn bà và những con người lao động nơi đây, thể hiện một cái nhìn nhân văn sâu.
Trước hết, nhân vật Phùng là người có một tâm hồn nghệ sĩ, sau buổi sáng anh đã chụp một bức tranh vô cùng đẹp đẽ, thể hiện cảnh đắt trời cho, một tác phẩm nghệ thuật mà Phùng tìm kiếm đã lâu. Hình ảnh nắng ban mai, với chiếc thuyền in một nét mơ hồ, bầu trời sương mù trắng pha chút hồng hồng do mặt trời chiếu vào, thật sự là một bức ảnh tuyệt vời.
Với tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng cảm nhận được bức tranh kia tựa danh họa thời cổ, rồi anh cũng cảm thấy niềm hạnh phúc ngập tràn, bối rối, trái tim như có một ai đó thắt chặt vào. Phùng thấy được cái khoảnh khắc trong tâm ngần của tâm hồn và cảm nhận được sự chân thiện mỹ của bức tranh toát ra. Anh thấy trong tâm hồn mình được thanh lọc, trở nên tinh khiết và trong trẻo vô cùng.
Từ đó, anh nhận thức được rằng chính bản thân cái đẹp cũng là điều vô cùng nhân văn là đạo đức. Bằng con mắt và tâm hồn nghệ sĩ của mình, Phùng đã cho người đọc một quan niệm mới về cái đẹp. Đó chính là việc cái đẹp có thể thành lọc tâm hồn của một con người, hướng con người tới những điều hoàn mỹ, tốt đẹp hơn.
Nhân vật Phùng không chỉ là người có tâm hồn nghệ sĩ mà còn là người có tâm hồn vô cùng nhân văn, lương thiện và tốt bụng. Phùng đồng cảm với những số phận con người gặp bất hạnh trong cuộc sống, bởi trong con người anh có đức tính của một người chiến sĩ.
Chính từ bức ảnh đẹp đẽ chiếc thuyền ngoài xa kia, Phùng đã bước ra và gặp một cặp vợ chồng bất hạnh. Một người đàn bà với nửa thân áo dưới ướt sũng do ngâm nước, đôi mắt thâm quần, trũng sâu vì thức đêm, thân hình của người đàn bà thô kệch vạm vỡ như những người đàn bà vùng biển khác.
Một người đàn ông vô cùng dữ tợn luôn miệng chửi bới nhiếc móc vợ, anh ta còn dùng chiếc dây lưng của mình đánh vợ không thương tiếc. Một cuộc sống nhọc nhằn lam lũ xảy ra trước mắt Phùng. Sự cam chịu của người phụ nữ kia khiến Phùng cảm thấy vô cùng tò mò, và thương cảm vô cùng.
Họ là những con người lao động, lam lũ nghèo khổ hiện thân của những người dân ven biển của làng chài này. Những cảnh tượng đau lòng cứ liên tục xảy ra trước mắt anh.
Người chồng đạp vợ một cái vô cùng dã man rồi liên tục chửi bới những câu khó nghe”Chúng mày chết đi cho ông nhờ” nhưng, người đàn bà vẫn cam lòng chịu đòn không phản kháng lại, sự nhẫn nhịn chịu đựng đã thành thói quen ăn sâu vào trong tiềm thức, trái tim của người phụ nữ.
Đứa con trai lớn của gia đình nhìn thấy bố đánh mẹ tàn nhẫn, có lẽ nó đã phải chứng kiến cảnh này nhiều lần rồi. Nó xông lên can ngăn bố thì bị bố cho ăn mấy cái tát. Một người chiến sĩ như Phùng đã nhìn thấy nhiều cảnh bom rơi, đạn nổ, nhiều sự hy sinh của các đồng đội mình.
Nhưng hôm nay nhìn thấy cảnh tượng bạo hành trong chính người thân ruột thịt của một gia đình trong thời kỳ hòa bình lòng Phùng không khỏi se sắt, trào dâng những cảm xúc nghẹn ngào khó tả.
Qua phân tích nhân vật Phùng ta thấy anh là một con người vô cùng tân tiến và theo kịp với xu thế của thời đại anh cũng biết thay đổi mình với hoàn cảnh mới dù đã trải qua những năm tháng chiến tranh, nhưng anh không khư khư giữ lấy nó phải thay đổi mình cho phù hợp hoàn cảnh sống.
Xem thêm: Phân tích hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong bài thơ Đồng Chí của
Nhân vật Phùng đã rất vui mừng khi chụp được bức ảnh vô cùng quý giá, một bức tranh để đời tác phẩm trời cho nhưng khi chứng kiến hoàn cảnh của người đàn bà làng chài những con người sống trên chiếc thuyền đẹp đẽ kia Phùng nhận thức ra một điều còn quan trọng hơn, một triết lý mà toàn diện, mà nhân vật Phùng muốn gửi gắm tới tất cả người đọc.
Đó là mọi việc cần phải nhìn nhận một cách toàn diện thấu đáo. Có những thứ bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong lại không phải như vậy, chỉ khi chúng ta tới gần với nó, chạm được vào bên trong mới cảm nhận hết được cái đẹp thật sự, cuộc sống thật sự của cái đẹp.
Nghệ thuật là những thứ bắt nguồn và gắn liền với cuộc sống của con người. Nghệ thuật như vậy mới đích thực là nghệ thuật. Nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa chính là đại diện góc nhìn của nhà văn Nguyễn Minh Châu, đây là nhân vật không thể thiếu bởi nó giúp cho người đọc đến gần với tác phẩm hơn.
IV. Danh sách một số mẫu mở bài và kết bài phân tích nhân vật Phùng hay
1. Bốn mẫu mở bài phân tích Phùng
Ngoài việc tham khảo top 10+ mở bài Chiếc thuyền ngoài xa hay và sáng tạo mà Đọc tài liệu đã tổng hợp, các em cũng có thể đọc thêm một số mẫu mở bài kết bài phân tích nhân vật Phùng dưới đây do các thầy cô chuyên Văn biên soạn.
Mẫu 1:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn được mệnh danh là một trong những “vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới”, Nguyên Ngọc gọi ông là “Người mở đường tinh anh và tài năng”. Ông là người “tiền trạm”, “kẻ dẫn đường” đã góp phần làm thay đổi diện mạo cho sự đổi mới văn học Việt Nam giai đoạn văn học sau năm 1975. Đặc biệt ông đã làm thay đổi tư duy của người sáng tạo, đặt ra vấn đề về cái nhìn khách quan, đa chiều, quan tâm đến số phận con người thời hậu chiến và những góc khuất trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của họ.
“Chiếc thuyền ngoài xa” có lẽ là tác phẩm tiểu nhất của Nguyễn Minh Châu ở giai đoạn này. Tác phẩm in đậm phong cách tự sự – triết lý rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ đời tư – thế sự – đánh dấu sự thành công của Nguyễn Minh Châu trong đổi mới tư duy nghệ thuật. Nhân vật Phùng trong tác phẩm này chính là hiện thân của nhà văn – người thông ngôn cho những quan điểm nghệ thuật thời kỳ đổi mới.
(Thầy Phan Danh Hiếu)
Mẫu 2:
Nguyễn Minh Châu thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cùng với nhà văn Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu có những đống góp quan trọng đối với nền văn học kháng chiến chống Mỹ và vưn học thời kì đầu đổi mới. Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này” (Nguyễn khải).
Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Minh Châu. Đây là một tác phẩm tiêu biểu cho đề tài đời tư, thế sự của Nguyễn Minh Châu sau 1975. Tác phẩm thuộc kiểu truyện luận đề và nhân vật Phùng là người phát biểu các luận đề ấy. Qua nhân vật Phùng và các nhân vật khác nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực cũng như những vấn để phức tạp của cuộc sống, kể cả bi kịch số phận con người.
(Thầy Lê Dương)
Mẫu 3:
Nguyễn Minh Châu người đã thổi một làn gió mới vào văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Với sự chiêm nghiệm sau sắc của ông về nghệ thuật và cuộc đời, Nguyễn Minh Châu đã mang đến cho người đọc Chiếc thuyền ngoài xa. Nơi mà tác giả gửi gắm những thông điệp đặc biệt mà mình đã trải nghiệm về cuộc sống, con người và đặc biệt là hình ảnh của nhân vật Phùng.
Mẫu 4:
Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay. Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Phùng, một nghệ sĩ khao khát khám phá, sáng tạo ra cái đẹp, người luôn lo lắng, trăn trở, suy tư về nhân cách và đời sống con người .
(Thầy Phạm Minh Nhật)
2. Những mẫu kết bài hay phân tích nhân vật Phùng
Mẫu 1:
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa qua những phát hiện của Phùng về vẻ đẹp của thiên nhiên, về sự thật cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của những con người lao động bằng nghề chài lưới, đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách, đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự, triết lý, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.
(Thầy Phạm Minh Nhật)
Mẫu 2:
Đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhân vật Phùng hiện ra với những nét đẹp của một nghệ sĩ ham mê cái đẹp, yêu thiết tha sự công bằng. Qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở tòa án huyện, anh nhìn thấy được phổ quát điều về hiện thực cuộc sống và trong khoảng đó sở hữu những phát hiện mới mẻ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Cuộc đời và nghệ thuật mang mối quan hệ gần gũi, mang nhau và không tách rời nhau.
Mẫu 3:
Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã nêu lên bài học về cái nhìn đa diện, cái nhìn khám phá trong sáng tạo nghệ thuật đối với các nghệ sĩ chân chính. Từ tình huống truyện có ý nghĩa khám phá, phát hiện về sự thật đời sống và qua sự thay đổi nhận thức của Phùng, của Đẩu, tác giả đã khẳng định mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực. Theo ông, bổn phận của người nghệ sĩ là phải phát hiện ra bản chất của cuộc đời. Cái đẹp, cái thiện trước hết phải là sự chân thực. Cuộc sống vốn phức tạp, chúng ta không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận con người và cuộc sống mà cần có cái nhìn tỉnh táo, sâu sắc cùng với sự tìm tòi, phát hiện để hiểu đúng bản chất của nó.
-/-
Các bạn vừa tham khảo dàn ý chi tiết phân tích nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Ngoài trọng tâm là hình tượng nhân vật người nghệ sĩ Phùng, tác phẩm còn đem đến cho người đọc những cảm nhận về người đàn bà hàng chài, về những con người lao động nghèo trong cuộc sống mưu sinh và tìm kiếm hạnh phúc.
Truy cập kho tài liệu Văn mẫu 12 để cập nhật thêm nhiều bài văn hay khác giúp bạn rèn luyện kỹ năng làm văn, chuẩn bị tốt cho các bài thi và kiểm tra môn Văn. Chúc các bạn học tốt !
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan