Thông tin tuyển sinh 2022 của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Thông tin tuyển sinh 2022 của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

Duới đây là các thông tin và kiến thức về đại học công nghiệp hà nội tuyển sinh 2022 hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

I. Các phương thức tuyển sinh:

1. Phương thức tuyển thẳng

– Đối tượng tuyển thẳng: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT;

– Đối với thí sinh là học sinh hoàn thành dự bị đại học, Nhà trường sẽ thống nhất với các trường Dự bị Đại học về chỉ tiêu và kế hoạch tiếp nhận. Học sinh hoàn thành dự bị đại học khi đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Robot và trí tuệ nhân tạo, Công nghệ đa phương tiện, Công nghệ kỹ thuật ô tô phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 8.0 trở lên.

– Thời gian đăng ký và hồ sơ tuyển thẳng: Theo quy định của Bộ GD&ĐT .

– Số lượng tuyển thẳng:

+ Không giới hạn chỉ tiêu đối với thí sinh: Đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức; thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cử đi.

+ Đối với thí sinh là học sinh hoàn thành dự bị đại học, Nhà trường thống nhất với các trường Dự bị Đại học về chỉ tiêu theo quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học.

– Danh mục ngành xét tuyển thẳng cho thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức; thí sinh đoạt giải trong các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cử đi:

2. Phương thức xét tuyển thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế:

– Đối tượng xét tuyển: Thí sinh đoạt giải học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố hoặc có chứng chỉ quốc tế và được công nhận tốt nghiệp THPT.

– Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm tổng kết từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển của tất cả các học kỳ từ 7,5 điểm trở lên (5 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022 bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12; 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11, 12) và thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:

+ Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn.

+ Thí sinh có một trong các chứng chỉ Quốc tế ACT ≥ 20, SAT ≥ 1000; Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS Academic ≥ 5.5, TOEFL iBT ≥ 50; Chứng chỉ Tiếng Hàn TOPIK ≥ 3; Chứng chỉ tiếng Trung HSK ≥ 3; Chứng chỉ Tiếng Nhật N ≤ 4 (Chứng chỉ trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày đăng ký xét tuyển).

– Hình thức đăng ký tuyển sinh: Đăng ký trực tuyến trên hệ thống xét tuyển https://xettuyen.haui.edu.vn của Trường ĐHCN Hà Nội dự kiến từ 25/5/2022 đến 15/6/2022, đồng thời đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

– Lệ phí tuyển sinh:

+ Lệ phí thu, kiểm tra hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học chính quy tại Đại học Công nghiệp Hà Nội: 50.000 đồng/thí sinh (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh 2, 4, 5);

+ Lệ phí đăng ký xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc dịch vụ công quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

– Thời gian công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển của Trường dự kiến trước ngày 02/07/2022.

– Danh mục ngành, dự kiến chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, thí sinh có chứng chỉ quốc tế:

– Bảng quy đổi điểm Chứng chỉ quốc tế và Giải học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố sang thang điểm 10:

Xem thêm  Simp là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của từ Simp - Vua Nệm

– Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT):

+ Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau:

ĐXT =M1 x 2 + M2 + Điểm ưu tiên (nếu có).

Trong đó:

Xem thêm: Bài 8: Mạch khuếch đại – Mạch tạo xung – Lý thuyết Công nghệ 12

M1: Điểm quy đổi chứng chỉ hoặc giải thí sinh đoạt được (theo Bảng quy đổi điểm Chứng chỉ quốc tế và Giải học sinh giỏi THPT cấp tỉnh/thành phố sang thang điểm 10).

M2: Trung bình cộng điểm tổng kết các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển của tất cả các học kỳ theo thang điểm 10 làm tròn đến hai chữ số thập phân (5 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022 bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12; 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11, 12)

* Ví dụ: Thí sinh tốt nghiệp năm 2022 đăng ký xét tuyển theo tổ hợp xét tuyển A00 (Toán, Vật lý, Hóa học) được tính điểm M2 như sau:

Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

+ Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng.

3. Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022

– Đối tượng xét tuyển: Tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và đã được công nhận tốt nghiệp THPT.

– Thời gian ĐKXT: Theo quy định của Bộ GD&ĐT sau kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022.

– Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào: Công bố sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

– Lệ phí đăng ký xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc dịch vụ công quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

– Danh mục ngành, dự kiến chỉ tiêu, tổ hợp môn xét tuyển và tiêu chí phụ:

– Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT):

+ Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau:

* Đối với tổ hợp môn xét tuyển các môn không nhân hệ số:

ĐXT = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

M1, M2, M3 là kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 của các môn thi thuộc tổ hợp môn xét tuyển.

Điểm ưu tiên: Bao gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

* Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn nhân hệ số (áp dụng cho các ngành ngôn ngữ): ĐXT = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn + (Điểm Ngoại ngữ x 2)) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

+ Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: bằng 0.

4. Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT

– Đối tượng xét tuyển: Thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT.

– Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có điểm tổng kết từng môn học trong tổ hợp đăng ký xét tuyển của tất cả các học kỳ từ 7,5 điểm trở lên (5 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022 bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12; 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp từ năm 2021 trở về trước bao gồm: học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11, 12).

– Hình thức đăng ký tuyển sinh: Đăng ký trực tuyến trên hệ thống xét tuyển https://xettuyen.haui.edu.vn của Trường ĐHCN Hà Nội dự kiến từ 25/5/2022 đến 15/6/2022, đồng thời đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

– Lệ phí tuyển sinh:

+ Lệ phí thu, kiểm tra hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học chính quy tại Đại học Công nghiệp Hà Nội: 50.000 đồng/thí sinh (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh 2, 4, 5);

+ Lệ phí đăng ký xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc dịch vụ công quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

– Thời gian công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển của Trường dự kiến trước ngày 02/07/2022.

Xem thêm  Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú(cảm động, buồn cười) em gặp

– Danh mục ngành, dự kiến chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh đăng ký xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT:

Xem thêm: Sinh Năm 2016 Mệnh Gì? Tuổi Con Gì? Hợp Hướng Nào? Màu Gì?

– Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT):

+ Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau:

* Đối với tổ hợp môn xét tuyển các môn không nhân hệ số:

ĐXT = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

* Đối với tổ hợp môn xét tuyển có môn nhân hệ số (áp dụng cho các ngành ngôn ngữ):

ĐXT = (Điểm Toán + Điểm Ngữ văn + (Điểm Ngoại ngữ x 2)) x 3/4 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

M1, M2, M3: Trung bình cộng điểm tổng kết từng môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển của 5 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2022 (bao gồm: học kỳ 1, 2 của lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12); 6 học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp trước năm 2022 (bao gồm: học kỳ 1, 2 của lớp 10, 11, 12).

5. Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022

– Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có chứng nhận kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022 và được công nhận tốt nghiệp THPT.

– Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá năng lực từ 75 điểm trở lên.

– Hình thức đăng ký tuyển sinh: Đăng ký trực tuyến trên hệ thống xét tuyển https://xettuyen.haui.edu.vn của Trường ĐHCN Hà Nội dự kiến từ 25/5/2022 đến 15/6/2022, đồng thời đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

– Lệ phí tuyển sinh:

+ Lệ phí thu, kiểm tra hồ sơ đăng ký xét tuyển đại học chính quy tại Đại học Công nghiệp Hà Nội: 50.000 đồng/thí sinh (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức tuyển sinh 2, 4, 5);

+ Lệ phí đăng ký xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc dịch vụ công quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

– Thời gian công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển trên hệ thống xét tuyển của Trường dự kiến trước ngày 02/07/2022.

– Danh mục ngành, dự kiến chỉ tiêu xét tuyển cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức năm 2022:

– Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT):

+ Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau:

ĐXT = (M1 + M2 + M3)*30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

M1, M2, M3 là điểm tương ứng của 3 phần thi (Tư duy định lượng; Tư duy định tính; Khoa học) trong bài thi đánh giá năng lực;

Điểm ưu tiên gồm điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

+ Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng.

6. Phương xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức năm 2022

– Đối tượng xét tuyển: Tham dự kỳ thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức trong năm 2022 và được công nhận tốt nghiệp THPT.

– Điều kiện đăng ký xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm thi đánh giá tư duy từ 15 điểm trở lên.

– Hình thức đăng ký tuyển sinh: Đăng ký trực tuyến trên hệ thống xét tuyển của Trường ĐHBK Hà Nội, đồng thời đăng ký nguyện vọng trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

– Lệ phí tuyển sinh:

+ Lệ phí đăng ký xét tuyển trên hệ thống xét tuyển của Trường ĐHBK Hà Nội theo hướng dẫn của Đại học Bách khoa Hà Nội;

+ Lệ phí đăng ký xét tuyển và xử lý nguyện vọng trên Cổng thông tin của Bộ GDĐT hoặc dịch vụ công quốc gia thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GDĐT.

– Thời gian công bố thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GD&ĐT

Xem thêm  Block là gì? Cách gỡ bỏ block Facebook nhanh nhất - Hieuluat

Xem thêm: Soạn bài Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận – VietJack.com

– Danh mục ngành, dự kiến chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển cho thí sinh đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức năm 2022:

– Bảng mã tổ hợp môn xét tuyển:

– Cách tính điểm xét tuyển (ĐXT):

+ Điểm xét tuyển theo thang điểm 30 làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm xét tuyển được tính như sau:

ĐXT = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

M1, M2, M3 là điểm của 3 phần thi trong tổ hợp xét tuyển đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức trong năm 2022;

Điểm ưu tiên gồm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

+ Điểm chênh lệch giữa các tổ hợp: bằng 0

+ Đối với các thí sinh có ĐXT bằng điểm chuẩn mà số lượng thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lớn hơn chỉ tiêu thì ưu tiên theo tiêu chí phụ là thứ tự nguyện vọng.

II. Học phí và học bổng

1. Học phí

Học phí bình quân các chương trình đào tạo năm học 2022-2023 là 18,5 triệu đồng/năm học, học phí năm học tiếp theo tăng không quá 10% so với năm học liền trước.

2. Học bổng HaUI

– Miễn toàn bộ học phí khóa học cho 10 sinh viên thủ khoa của 10 tổ hợp xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (Phương thức 3).

– Miễn toàn bộ học phí khóa học cho sinh viên đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia.

– Miễn 100% học phí năm thứ nhất cho sinh viên đoạt giải Nhì, Ba kỳ trong thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia.

– Miễn 100% học phí năm thứ nhất cho 02 sinh viên có điểm xét tuyển cao nhất theo phương thức xét tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố hoặc chứng chỉ quốc tế.

– Miễn 100% học phí năm thứ nhất cho 02 sinh viên có điểm xét tuyển cao nhất theo phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức.

– Miễn 100% học phí năm thứ nhất cho 02 sinh viên có điểm xét tuyển cao nhất theo phương thức xét kết quả thi đánh giá tư duy do Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức.

– Miễn 100% học phí năm thứ nhất cho 15 sinh viên có điểm xét tuyển cao thứ hai các tổ hợp xét tuyển theo phương thức xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022 (Phương thức 3), cụ thể số suất học bổng theo các tổ hợp như sau:

+ Tổ hợp Toán, Vật lý, Hóa học: 06 suất;

+ Tổ hợp Toán, Vật lý, Tiếng Anh: 03 suất

+ Tổ hợp Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh/Tiếng Trung/Tiếng Nhật/Tiếng Hàn:03 suất

+ Tổ hợp Toán, Hóa học, Sinh học: 01 suất

+ Tổ hợp Toán, Hóa học, Tiếng Anh: 01 suất

+ Tổ hợp Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý/Tiếng Anh: 01 suất

3. Học bổng khuyến khích học tập:

Dành cho sinh viên đại học chính quy đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện trong học kỳ (không tính sinh viên đã nhận học bổng HaUI).

4. Học bổng khuyến học Nguyễn Thanh Bình:

Dành cho sinh viên đại học chính quy có hoàn cảnh khó khăn đạt yêu cầu về kết quả học tập, rèn luyện mà không thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí của Nhà nước.

5. Học bổng tài trợ của các doanh nghiệp: Dành cho sinh viên đáp ứng được các tiêu chí, yêu cầu của nhà tài trợ.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học