Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cosodulieu nganh hot nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng
Nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm khoảng 91.000 km sông và kênh các loại. Phần lớn trong số này có tính chất liên tỉnh, liên vùng (240 sông, kênh liên tỉnh).
Về hạ tầng thủy lợi, ĐBSCL hiện có khoảng 954 cống lớn, 28.304 cống/bọng nhỏ, 5.773 ô bao chống lũ, 16 hồ chứa, 5.000 trạm bơm, 1.264 km đê sông và đê biển, cùng nhiều công trình lớn mới được hoàn thành như hệ thống Trà Sư – Tha La, cống Cái Lớn – Cái Bé, âu thuyền Ninh Quới, hệ thống cống ven biển đang xây dựng ở các tỉnh. Về phân vùng, hệ thống hạ tầng này được tổ chức theo 4 vùng thuỷ lợi là Tứ giác Long Xuyên, Tả Sông Tiền, Bán đảo Cà Mau, Giữa sông Tiền – sông Hậu và được tiếp tục phân chia thành 22 hệ thống thủy lợi, nhỏ hơn nữa là 120 tiểu vùng thuỷ lợi.
Về hệ thống quan trắc, hiện có 33 trạm khí tượng, 50 trạm thủy văn, 138 trạm đo mực nước tự động và 34 điểm đo mặn và trạm quan trắc nguồn nước, được tổ chức theo các mạng lưới hoặc cụm công trình dưới sự quản lý vận hành của các chủ thể và đơn vị có liên quan.
Với hệ thống nguồn nước có sự tương tác mặn-ngọt trên phạm vi rộng, mạng lưới công trình dày đặc, cùng một số lượng lớn các chủ thể, hộ ngành và bên liên quan thì để quản lý hiệu quả nguồn nước ĐBSCL cần có nền tảng thông tin dữ liệu tốt, đầy đủ và khả dụng về nguồn nước, thủy lợi và khí tượng thủy văn (KTTV). Trong lĩnh vực này, ĐBSCL hiện đang còn một số tồn tại lớn như:
- Dữ liệu do nhiều cơ quan đơn vị và chủ thể khác nhau thu thập và quản lý.
- Chưa có cơ chế điều phối, chia sẻ dữ liệu một cách hiệu quả và kịp thời giữa các chủ thể trong phạm vi 1 tỉnh cũng như giữa các tỉnh trong vùng hay tiểu vùng.
- Phương tiện và cách thức lưu trữ dữ liệu phân tán, rời rạc và thiếu thống nhất; nhiều đơn vị vẫn lưu trữ dữ liệu dưới dạng bản giấy.
- Dữ liệu được lưu trữ, xử lý và truy xuất theo nhiều biểu mẫu và thể thức khác nhau.
- Chưa có định dạng dữ liệu cũng như cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhất quán, liên thông giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh cũng như giữa các tỉnh với nhau.
Đây là những rào cản trong việc thực hiện quản lý nguồn nước theo hướng tổng hợp, liên ngành, liên tỉnh và liên vùng ở ĐBSCL.
Xuất phát từ nhu cầu này, Dự án Thích ứng với Biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (MCRP) [do Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) và Bộ NN&PTNT phối hợp thực hiện] phối hợp với Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, và Trung tâm KTTV / Đài KTTV các tỉnh ở ĐBSCL xây dựng “Cơ sở dữ liệu ngành nước Đồng bằng sông Cửu Long“.
Trong giai đoạn thí điểm (2020-2021), CSDL này được xây dựng và kết nối giữa 5 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng thuộc 2 tiểu vùng Quản Lộ – Phụng Hiệp và Tứ giác Long Xuyên. Tầm nhìn đến năm 2025, hệ thống sẽ từng bước được mở rộng ra các tỉnh và tiểu vùng khác ở ĐBSCL, góp phần thúc đẩy tiến trình quản lý nguồn nước trong vùng theo hướng tổng hợp và bền vững.
Dự án MCRP trân trọng cảm ơn UBND, Sở TT&TT, Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Đài KTTV các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đã hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình xây dựng và thiết lập hệ thống này, từ ý tưởng đến thiết kế, nội dung, cung cấp các bộ dữ liệu hiện có cũng như những nội dung về hạ tầng, công nghệ thông tin.
Dự án MCRP trân trọng cảm ơn nhóm tư vấn thuộc Trường Đại học Thủy lợi (do TS. Nghiêm Tiến Lam phụ trách), Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (do Th.S Phạm Thế Vinh phụ trách), và Đài KTTV tỉnh An Giang (ThS. Lưu Văn Ninh) – đã tham gia hỗ trợ và xây dựng hệ thống.
Dự án MCRP cũng trân trọng cảm ơn Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã cung cấp, chia sẻ một số tệp dữ liệu ban đầu.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan