Duới đây là các thông tin và kiến thức về Công thức giải bất phương trình hay nhất và đầy đủ nhất
Nhận xét:
4. Giải bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
Ta áp dụng định nghĩa và tính chất của giá trị tuyệt đối để khử dấu giá trị tuyệt đối của bất phương trình:
Dạng 1:
Dạng 2:
5. Giải bất phương trình chứa căn thức
Để có thể khử căn thức và giải được dạng bài tập này, các em cần kết hợp phép nâng lũy thừa hoặc có thể đặt ẩn phụ.
6. Bài tập về bất phương trình
Bài 1/ BPT bậc nhất
1.1. Giải các bất phương trình sau:
1.2. Giải các bất phương trình sau:
1.3. Giải các bất phương trình sau:
Bài 2/ BPT qui về bậc nhất
Giải các bất phương trình sau:
Bài 3/ BPT bậc hai
Bài 4/ BPT qui về bậc hai có chứa dấu GTTĐ
Giải các bất phương trình sau:
Bài 5/ BPT qui về bậc hai có chứa căn thức
Giải các phương trình sau:
7. Bài tập bất phương trình có lời giải
7.1 Bài tập có lời giải bất phương trình bậc nhất
Bài 1:
Giải bất phương trình – 4x – 8 < 0 và biểu diễn tập nghiệm trên trục số.
Gợi ý giải
-4x – 8 < 0 ⇔ -4x < 8
⇔ -4x : (- 4) > 8: (- 4) ⇔ x > -2
Vậy tập nghiệm của bất phương trình -4x – 8 < 0 là {x|x > -2}
Biểu diễn trên trục số
Bài 2: Giải bất phương trình -0,2x – 0,2 > 0,4x – 2.
Gợi ý giải
-0,2x – 0,2 > 0,4x – 2
⇔ 0,4x – 2 < -0,2x – 0,2
⇔ 0,4x + 0,2x < -0,2 + 2
Xem thêm: Top 10 Bài văn phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm “Chí Phèo
⇔ 0,6x < 1,8
⇔ 0,6x : 0,6 < 1,8: 0,6
⇔ x < 3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình -0,2x – 0,2 > 0,4x – 2 là {x|x < 3}
Bài 3: Giải các bất phương trình (theo quy tắc chuyển vế):
a) x – 5 > 3
b) x – 2x < -2x + 4
c) -3x > -4x + 2
d) 8x + 2 < 7x – 1
Gợi ý giải:
(Áp dụng quy tắc: chuyển vế – đổi dấu)
a) x – 5 > 3
⇔ x > 3 + 5 (chuyển -5 từ vế trái sang vế phải và đổi dấu thành 5)
⇔ x > 8.
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 8.
b) x – 2x < -2x + 4
⇔ x – 2x + 2x < 4
⇔ x < 4
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < 4.
c) -3x > -4x + 2
⇔ -3x + 4x > 2
⇔ x > 2
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 2.
d) 8x + 2 < 7x – 1
⇔ 8x – 7x < -1 – 2
⇔ x < -3
Vậy nghiệm của bất phương trình là x < -3.
7.2 Bài tập có lời giải bất phương trình bậc 2
Dạng 1: Xét dấu của tam thức bậc 2
* Ví dụ 1 (Bài 1 trang 105 SGK Đại Số 10): Xét dấu các tam thức bậc hai:
a) 5×2 – 3x + 1
b) -2×2 + 3x + 5
c) x2 + 12x + 36
d) (2x – 3)(x + 5)
Lời giải ví dụ 1 (Bài 1 trang 105 SGK Đại Số 10):
a) 5×2 – 3x + 1
– Xét tam thức f(x) = 5×2 – 3x + 1
– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 9 – 20 = -11 < 0 nên f(x) cùng dấu với hệ số a.
– Mà a = 5 > 0 ⇒ f(x) > 0 với ∀ x ∈ R.
b) -2×2 + 3x + 5
Xem thêm: Phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất
– Xét tam thức f(x) = -2×2 + 3x + 5
– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 9 + 40 = 49 > 0.
– Tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = -1; x2 = 5/2, hệ số a = -2 < 0
– Ta có bảng xét dấu:
f(x) > 0 khi x ∈ (-1; 5/2)- Từ bảng xét dấu ta có:
f(x) = 0 khi x = -1 ; x = 5/2
f(x) < 0 khi x ∈ (-∞; -1) ∪ (5/2; +∞)
c) x2 + 12x + 36
– Xét tam thức f(x) = x2 + 12x + 36
– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 144 – 144 = 0.
– Tam thức có nghiệm kép x = -6, hệ số a = 1 > 0.
– Ta có bảng xét dấu:
– Từ bảng xét dấu ta có:
f(x) > 0 với ∀x ≠ -6
f(x) = 0 khi x = -6
d) (2x – 3)(x + 5)
– Xét tam thức f(x) = 2×2 + 7x – 15
– Ta có: Δ = b2 – 4ac = 49 + 120 = 169 > 0.
– Tam thức có hai nghiệm phân biệt x1 = 3/2; x2 = -5, hệ số a = 2 > 0.
– Ta có bảng xét dấu:
– Từ bảng xét dấu ta có:
f(x) > 0 khi x ∈ (-∞; -5) ∪ (3/2; +∞)
f(x) = 0 khi x = -5 ; x = 3/2
f(x) < 0 khi x ∈ (-5; 3/2)
Dạng 2: Giải các bất phương trình bậc 2 một ẩn
* Ví dụ 1 (Bài 3 trang 105 SGK Đại Số 10): Giải các bất phương trình sau
a) 4×2 – x + 1 < 0
b) -3×2 + x + 4 ≥ 0
d) x2 – x – 6 ≤ 0
° Lời giải ví dụ 1 (bài 3 trang 105 SGK Đại Số 10):
a) 4×2 – x + 1 < 0
– Xét tam thức f(x) = 4×2 – x + 1
– Ta có: Δ = -15 < 0; a = 4 > 0 nên f(x) > 0 ∀x ∈ R
⇒ Bất phương trình đã cho vô nghiệm.
b) -3×2 + x + 4 ≥ 0
– Xét tam thức f(x) = -3×2 + x + 4
– Ta có : Δ = 1 + 48 = 49 > 0 có hai nghiệm x = -1 và x = 4/3, hệ số a = -3 < 0.
⇒ f(x) ≥ 0 khi -1 ≤ x ≤ 4/3. (Trong trái dấu a, ngoài cùng dấu với a)
⇒ Tập nghiệm của bất phương trình là: S = [-1; 4/3]
Xem thêm: Đặt tên con trai 2020 họ Phạm mang nhiều ý nghĩa cha mẹ … – Eva
– Điều kiện xác định: x2 – 4 ≠ 0 và 3×2 + x – 4 ≠ 0
⇔ x ≠ ±2 và x ≠ 1; x ≠ 4/3.
– Chuyển vế và quy đồng mẫu chung ta được:
– Nhị thức x + 8 có nghiệm x = -8
– Tam thức x2 – 4 có hai nghiệm x = 2 và x = -2, hệ số a = 1 > 0
⇒ x2 – 4 mang dấu + khi x < -2 hoặc x > 2 và mang dấu – khi -2 < x < 2.
– Tam thức 3×2 + x – 4 có hai nghiệm x = 1 và x = -4/3, hệ số a = 3 > 0.
⇒ 3×2 + x – 4 mang dấu + khi x < -4/3 hoặc x > 1 mang dấu – khi -4/3 < x < 1.
– Ta có bảng xét dấu như sau:
– Từ bảng xét dấu ta có:
(*) < 0 ⇔ x ∈ (-∞; -8) ∪ (-2; -4/3) ∪ (1; 2)
d) x2 – x – 6 ≤ 0
– Xét tam thức f(x) = x2 – x – 6 có hai nghiệm x = -2 và x = 3, hệ số a = 1 > 0
⇒ f(x) ≤ 0 khi -2 ≤ x ≤ 3.
⇒ Tập nghiệm của bất phương trình là: S = [-2; 3].
Dạng 3: Xác định tham số m thỏa điều kiện phương trình
* Ví dụ 1 (Bài 4 trang 105 SGK Đại Số 10): Tìm các giá trị của tham số m để các phương trình sau vô nghiệm
a) (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6 = 0
b) (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0
° Lời giải ví dụ 1 (bài 4 trang 105 SGK Đại Số 10):
a) (m – 2)x2 + 2(2m – 3)x + 5m – 6 = 0 (*)
• Nếu m – 2 = 0 ⇔ m = 2, khi đó phương trình (*) trở thành:
2x + 4 = 0 ⇔ x = -2 hay phương trình (*) có một nghiệm
⇒ m = 2 không phải là giá trị cần tìm.
• Nếu m – 2 ≠ 0 ⇔ m ≠ 2 ta có:
Δ’ = b’2 – ac = (2m – 3)2 – (m – 2)(5m – 6)
= 4m2 – 12m + 9 – 5m2 + 6m + 10m – 12
= -m2 + 4m – 3 = (-m + 3)(m – 1)
– Ta thấy (*) vô nghiệm ⇔ Δ’ < 0 ⇔ (-m + 3)(m – 1) < 0 ⇔ m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞)
– Vậy với m ∈ (-∞; 1) ∪ (3; +∞) thì phương trình vô nghiệm.
b) (3 – m)x2 – 2(m + 3)x + m + 2 = 0 (*)
• Nếu 3 – m = 0 ⇔ m = 3 khi đó (*) trở thành -6x + 5 = 0 ⇔ x = 5/6
⇒ m = 3 không phải là giá trị cần tìm.
• Nếu 3 – m ≠ 0 ⇔ m ≠ 3 ta có:
Δ’ = b’ – ac = (m + 3)2 – (3 – m)(m + 2)
= m2 + 6m + 9 – 3m – 6 + m2 + 2m
= 2m2 + 5m + 3 = (m + 1)(2m + 3)
– Ta thấy (*) vô nghiệm ⇔ Δ’ < 0 ⇔ (m + 1)(2m + 3) < 0 ⇔ m ∈ (-3/2; -1)
– Vậy với m ∈ (-3/2; -1) thì phương trình vô nghiệm.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan