Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Con người trong văn học hay nhất và đầy đủ nhất
2. QUAN NIỆM VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TẬP TRUYỆN
2.2.1. QUAN NIỆM VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN HỌC
Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong thi pháp học. Mặc dù hiện nay, khái niệm này chưa được các nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất và chặt chẽ, nhưng nó đã phần nào gợi mở cho chúng ta hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học. Theo đó, “Văn học
nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể”
và “Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay
cả vô thức cũng là quan niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng”. Có thể khẳng định, quan niệm chính là một
phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật.
Xem thêm: Top 40 Đề thi Tiếng Việt lớp 4 Học kì 1, Học kì 2 năm 2022
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ yếu của
văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người.
Thực tế cho thấy, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con người. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là nhằm hướng đến thể hiện con người.
Ví dụ: Truyện cổ tích, thần thoại: miêu tả thần linh, ma quỷ, địa ngục, đồ vật…là nói đến cái hiện thực tồn tại trong đầu óc con người, góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng con người.
Ngay cả những nhân vật không thực, ví như trong Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Ngoài việc bóc trần hiện thực xã hội Trung Quốc hỗn loạn thời bấy giờ, tác giả còn thể hiện sự khái quát về triết lí làm người. Con người muốn đạt được thành công phải có đầy đủ sự kiên định như Đường Tăng, lanh lợi như Ngộ Không, cần cù như Sa Tăng và rất đời như Bát Giới.
Hay với những dòng thơ viết về cảnh vật, thiên nhiên. Đó không phải là động tác phác thảo vài nét cơ bản vào không gian, mà là sự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của nhân vật trữ tình cũng như chủ thể tác giả dấu mặt. Bởi thế mới Voltaire khẳng định: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn”.
Xem thêm: Đề cương ôn thi học kì 1 ngữ văn 6 đầy đủ nhất – HOCMAI
Tóm lại, trong văn học, yếu tố con người được nói đến như một điều tất yếu. Con người chính là nhân vật trung tâm của văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn. Có thể nói, nó giống như là một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người vẫn còn nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Cụ thể như sau:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là
một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”. Tức, quan niệm
nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà
Xem thêm: Ý nghĩa tên Trung Kiên là gì? #3 đặc trưng tính cách người tên Kiên
văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”.
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.”
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người. Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như sau:
Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.
Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính là đối tượng thẫm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều sâu, tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết, cảm nhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định.
Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người, có thể khẳng định rằng: Chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổi thay trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếu không quan tâm tới sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn đề quan niệm nghệ thuật của các tác giả về con người trong văn học. Nói cách khác, nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản về bản chất phản ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệ thuật. Cho nên, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan trọng
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan