Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Có tài mà không có đức là người vô dụng hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Giải thích câu nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Bình Dương
Trong nhiều thanh niên luôn quan niệm lệch lạc về tài và đức, có người thành cố đạt mục đích trở thành người có tài, có người không chịu chuyên cần rèn luyện tài năng. Để răn dạy thanh niên phải rèn luyện song song cả hai phương diện cơ bản hình thành nhân cách con người, Bác Hồ căn dặn: “ Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Tại sao con người phải có cả đức lẫn tài, ta hãy cùng nhau giải thích lời dạy trên của Bác.
Thế nào là có tài, thế nào là có đức? tại sao cần phải có cả đức lẫn tài? Tài là người có năng khiếu, xuất sắc hơn người, có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến để hoàn thành tốt mọi công việc được giao, đặc biệt có những phương pháp hữu hiệu, sáng tạo trong những tình huống, hoàn cảnh khó khăn phức tạp. Do vậy, người có tài thường được giao cho nhiều trọng trách công việc quan trọng. Đức là người có tác phong tốt, kính trên nhường dưới, het lòng hết sức phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc; có tư cách đạo đức, biết tôn trong bảo vệ cái đúng,kiên quyết đấu tranh với những tiêu cực trong xã hội…Đó là người biết hi sinh cái riêng của bản thân mình cho cái chung của tập thể, cho xã hội.
Xem thêm: Toán 7 Bài 9 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Vì sao có tài mà không có đức là người vô dụng? Vì có tài mà không đem tài năng phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội thì tài năng đó chẳng có ích gì. Bỡi lẽ họ chỉ lo thu vén cho bản thân, họ đem tài năng phục vục ho bản thân, không phục vụ cho cái chung của xã hội. Vì vậy, có tài mà không có đức dễ dẫn đến hành động xấu, trái đạo đức. Chẳng hạn, một học sinh giỏi nhưng vô kỷ luật, đạo đức kém thì em đó không thể nào làm một tấm gương sáng cho cả lớp noi theo hay một cán bộ quản lý có tài nhưng tham ô hay một nhà bác học đem khoa học phục vụ cho các thế lục đen tối chống phá đất nước…. Ngược lại, người cò đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, Tài năng rất quan trọng rất cần thiết giúp ta hoàn thành tốt công việc một cách hoàn hảo, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. trong công cuộc xây dựng đất nước thì làm sao giải quyết được những công việc khó khăn. Hữu đức nhưng vô tài thì việc không những không thành mà còn gây hại, đó là hình thức của bệnh duy ý chí. Người có đức, muốn phục vụ tốt nhưng thiếu năng lực thì mọi ý định dù có tốt đến mấy cũng khó biến thành hiện thực. Một học sinh ngoan, có hạnh kiểm tốt nhưng kết quả học tập kém, chưa hoàn thành nhiệm vụ chính của học sinh thì không thể nào là học sinh gương mẫu được hay một cán bộ quản lý có lòng nhiệt tình nhưng trình độ chuyên môn kém thì sẽ sai sót, thất bại. Chính vì vậy tài và đức là hai mặt bổ sung chặt chẽ cho nhau, có cả đức và tài thì con người mới trở nên toàn diện, hiệu quả công việc mới cao. Lời khuyên của Bác chú trọng cả hai mặt tài và đức, đức thể hiện qua thái đọ hành dộngđúng đắn, mục đích hành động tốt và tài thể hiện qua thành quả công việc. Bác cho rằng đó là hai mặt chủ yếu của con người, nếu thiếu một mặt thì ta không còn là con người hoàn toàn nữa.
Hiểu được tầm quan trọng của đức và tài, em tự nhủ phải cố rèn luyện cả đức và tài để sau này trở thành người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đát nước phồn vinh, xứng đáng với lời dạy của Bác.
Giải thích câu nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Bài làm 2
Đức và tài là hai tiểu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người, đồng thời đó là mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Chính vì vậy, khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”
Lời giáo huấn của Bác giúp ta hiểu rõ hơn việc cần thiết phải rèn luyện tài năng và đức độ cho bản thân mình.
Xem thêm: Giao thừa ngày mấy? Ý nghĩa & nghi thức cúng Giao thừa cần biết
Trước hết, ta cần hiểu tài là gì? Đức là gì? Thế nào là người có tài? Người có đức là người ra sao?
“Tài” là năng khiếu của con người được biểu hiện qua công việc, là sự hiểu biết, trí tuệ, khả năng về chuyên môn. Người có tài là người có trình độ, nhạy bén, linh hoạt trong công tác, có thể đứng mũi chịu sào” trước những công việc khó khăn. Ngoài ra, họ còn biết tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp tốt để đạt năng suất cao, hiệu quả to lớn.
Còn “đức” là đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người. Người có đức là người luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của “mình cho cái chung tập thể… Người có đạo đức lúc nào cũng khiêm tốn, nhún nhường xem hạnh phúc của người khác như hạnh phúc của chính mình. Họ luôn sống trung thực, sống có lí tưởng, không vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm. Cả hai mặt tài và đức có mối quan hệ rất mật thiết. Do vậy, Bác cho rằng nếu thiếu một trong hai mặt thì không làm được gì cả.
Xem thêm: Tổng hợp đề thi Tiếng Anh vào 10 theo xu hướng ra đề mới nhất
Bác nói “có tài mà không có đức là người vô dụng”. Tại sao? Rõ ràng tài năng rất cần thiết. Nếu xây dựng xã hội mà thiếu người tài giỏi thì làm sao cải tiến, thay đổi đuợc bộ mặt xã hội để đưa đất nước đi lên. Nhưng nếu có tài mà thiếu đức thì sẽ như thế nào? Xã hội có cần những người sống vị kỉ, chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, đem tài năng ra làm điều phi pháp không? Những kẻ tài năng ấy có cần thiết gì cho đất nước đâu. Chất xám quí giá vô ngần. Thế nhưng nếu những con người trí tuệ hơn người ấy không biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích cao cả mà vì động cơ thấp hèn, vụ lợi thì quả thật là tác hại vô cùng. Cho nên Bác Hồ mới nói cái “tài” đó là “vô dụng”.
Ngược lai, một người có đức độ mà thiếu tài năng cũng làm không được việc. Bác cũng nói “có đức mà không có tài thì làm việc cũng khó”. Thật vậy, dẫu ta có nhiệt tình năng nổ đến đâu mà trình độ, khả năng chuyên môn hạn chế thì không thể giải quyết, thực hiện công việc tốt, trôi chảy. Nhất là trong quá trình xây dựng xã hội với nền văn hóa khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại thì đất nước rất cần những người có năng lực, trí tuệ mới đảm đương được những công việc lớn lao này. Nếu chỉ có đức thiếu năng lực thì không thể làm được việc, đôi khi còn gây trở ngại hoặc làm hỏng việc nữa. Lênin cũng đã từng nêu công thức: Nhiệt tình cộng với ngu dốt ra phá hoại – là như vậy.
Hiểu được tầm quan trọng của hai mặt tài và đức, chúng ta cần có ý thức rèn luyện cả hai mặt, không được xem nhẹ mặt nào. Bởi vì chỉ có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, nghĩa là đủ cả tài lẫn đức, mới là người đất nước đang cần. Như vậy, song song với việc trau dồi kiến thức, học hỏi tiếp thu những điều mới lạ, ta cũng cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân để thật sự là người có ích cho xã hội.
Bác Hồ kính yêu không những là vị lãnh tụ thiên tài của đất nước mà còn là nhà tư tưởng lớn, Bác luôn nêu cao lí tưởng sống đẹp, luôn cho ta nhiều bài học quí. Người đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc rèn luyện cả tài lẫn đức. Để xứng đáng với sự mong mỏi và lòng tin yêu của Bác, mỗi chúng ta sẽ từng bước tu dưỡng phấn đấu để trở thành những công dân vừa “hồng thắm” vừa “chuyên sâu”.
Giải thích câu nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó – Bài làm 3
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan