Truyền thuyết và nơi thờ phụng Đức Thánh Bất tử Chử Đồng Tử va

Truyền thuyết và nơi thờ phụng Đức Thánh Bất tử Chử Đồng Tử va

Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Chử hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Tương truyền, Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội), ven sông Hồng. Nhà nghèo, 2 cha con chỉ còn lại một chiếc khố, phải thay nhau mà mặc.

Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ lấy chiếc khố. Thương cha, Chử Đồng Tử liệm khố cho cha, còn mình chịu cảnh không khố, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền để bán cá hoặc xin ăn.

Thời ấy, Hùng Duệ Vương (vị vua Hùng thứ 18) có con gái tên là Tiên Dung, thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm, thuyền rồng của Tiên Dung theo sông Hồng đến vùng ven sông gần Chử Xá.

Nghe tiếng huyên náo, Chử Đồng Tử vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bãi cát ven sông để tắm. Ngờ đâu đúng ngay chỗ nấp của Chử Đồng Tử. Nước xối để lộ thân hình Chử Đồng Tử. Tiên Dung kinh ngạc, hỏi han, nghĩ ngợi, rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.

Hùng vương nghe chuyện thì cả giận và cấm Tiên Dung về cung. Biết ý cha, Tiên Dung ở lại cùng Chử Đồng Tử. Cả hai làm nghề buôn bán. Việc buôn bán không chỉ trong vùng, mà còn được hai vị mở rộng dọc sông Hồng và lập ra các đoàn thuyền buôn vượt biển ra nước ngoài.

Trên đường buôn bán, Chử Đồng Tử gặp gỡ nhiều hiền tài của thiên hạ và học hỏi được vô số điều. Khi trở về, Chử Đồng Tử lập bến cảng, mở chợ đầu mối…Từ đó vùng này chở nên tấp nập, phồn thịnh, (là khởi đầu cho việc hình thành tuyến giao thương Kẻ Chợ, Thăng Long – Phố Hiến, Hưng Yên sau này). Đoàn thuyền buôn của Chử Đồng Tử to lớn, lộng lẫy như cung điện hoàng gia. Ai cũng thần phục Chử Đồng Tử.

Không chỉ là một thương gia giàu có, Chử Đồng Tử cùng Tiên Dung còn đi khắp nơi truyền bá những tri thức đã học được từ thiên hạ cho mọi người, từ triết lý về cuộc sống, cách thức chữa bệnh đến ngành nghề mới…Trong giai đoạn này, Chử Đồng Tử gặp và kết duyên với Tây Nương, người được vua Hùng gia phong là ” Nội trạch Tây cung Tiên nữ – Hồng Vân công chúa”, vì đã chữa khỏi bệnh hiểm nghèo cho vua.

Xem thêm  Dàn ý tả một cây ăn quả đang trong mùa quả chín - Thủ thuật

Xem thêm: Những câu giao tiếp bằng tiếng Anh thường gặp trong bệnh viện

Chuyện tình đầy ý nghĩa của Tiên Dung – Chử Đồng Tử – Tây Nương

Ai cũng biết chuyện Tiên Dung bất chấp địa vị công chúa để lấy chàng trai nghèo không mảnh vải che thân Chử Đồng Tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết câu chuyện diễn ra sau đó.

Sau khi kết nghĩa vợ chồng, Tiên Dung và Chử Đồng Tử mở ra bến chợ, lập phố xá rồi cùng dân trong vùng buôn bán. Lâu dần khu chợ ấy trở thành chợ lớn (nay là chợ Thám, còn gọi là chợ Hà Lương).

Sau này, họ cùng nhau đi bốc thuốc chữa bệnh cho người dân ở khắp mọi nơi và được tôn thờ, nể trọng hết mực với danh xưng đức thánh Chử cùng Tiên Dung công chúa.

Chung chồng vì nghĩa lớn

Trong một lần đi chữa bệnh cho người dân, Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung bất ngờ gặp một người con gái xinh đẹp đang cắt lúa bên đường, nên bèn tới hỏi chuyện. Thấy nàng có nhan sắc tuyệt trần, bản tính hiền lành mà phong thái đối đáp thông minh, Tiên Dung tỏ ra mến phục và kết nghĩa chị em.

Theo tài liệu mà cụ Nguyễn Văn Để, thủ từ Đền Hóa cung cấp, được dịch từ bản khắc phả chữ Nho bằng gỗ thị của Nguyễn Hiền dưới thời Lê và bản sao của Ngô Chân Nguyễn Tử năm 1899, thì người con gái “sắc nước hương trời” ấy chính là Hồng Vân công chúa, tên thường gọi là Tây Nương.

Xem thêm: Sơ đồ tư duy bài Trong lòng mẹ dễ nhớ, ngắn gọn – VietJack.com

Tương truyền rằng, mẹ nàng nằm mơ thấy một con chim xanh lớn bay vào màn rồi hóa thành người con gái. Tiếp đó, một nữ nhân xuất hiện và tự xưng là “Tây cung vương mẫu từ thiên đình giáng xuống, đem con xuống gửi nhà người cõi trần trong vòng 36 năm”.

Từ đó bà thụ thai, đến ngày mùng 10/2 âm lịch năm sau thì sinh hạ một người con gái và đặt tên là Tây Nương.

Xem thêm  Cách mở file xml hóa đơn điện tử sau khi tải về máy tính - ThaisonSoft

Về chuyện tình tay ba của công chúa Tiên Dung, việc nàng “kết tóc se duyên” cho em gái kết nghĩa Tây Nương cùng phu quân của mình là hoàn toàn tự nguyện. Nàng cho đó là hợp ý trời, lại vừa ý người nên chẳng hề đắn đo, do dự. Từ ấy, họ đã cùng nhau đi khắp muôn nơi để bốc thuốc chữa bệnh cho dân chúng.

Cũng theo bản phả ghi lại thì cùng năm đó, vua Hùng Duệ Vương – cha ruột của công chúa Tiên Dung bị mắc bệnh nặng đến mức không ngự y nào có thể chữa khỏi được. Biết Tây Nương giỏi việc chữa bệnh bằng Đông y, Tiên Dung đã nhờ nàng đóng giả làm bà lang vào cung chữa cho vua cha.

Sau khi khỏi bệnh, Hùng Duệ Vương có ý định mang vàng bạc, châu báu để tạ ơn vị nữ thần y tài giỏi. Tuy nhiên, Tây Nương nhất mực không nhận mà quyết định quay về chung sống với Chử Đồng Tử và Tiên Dung, đồng thời tiếp tục hành nghề y để cứu giúp những người dân nghèo quanh vùng.

Nghe tin về sự thần phục của dân đối với Chử Đồng Tử, Hùng Vương, từ vùng núi Phong Châu (Phú Thọ), cho quân tìm tới. Đến nơi, trời tối, quân nhà vua đóng ở bên này sông, thấy bên kia sông là một quần thể cung điện đèn đuốc sáng rực; đến sáng ra, thì không còn.

Đoàn thuyền của Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân đã ra biển hay hóa đến một nơi nào đó trên trời, để lại đầm nước mênh mông. Quan quân sợ quá về tâu. Hùng Duệ Vương đến tận nơi xem, kinh hãi và truyền lập đền thờ, bốn mùa cúng tế.

Xem thêm: Nêu những biểu hiện của việc giữ chữ tín và không … – VietJack.com

Đền thờ Chử Đồng Tử và Nhị vị phu nhân hóa Thánh được người dân gọi là đền Hóa; Bãi Chử Đồng Tử và Tiên Dung kết duyên gọi là bãi Tự Nhiên; Đầm (làm cảng) nơi đoàn thương thuyền rời đi trong một đêm gọi là đầm Nhất Dạ Trạch; Chợ đầu mối trên sông gọi là Hà Thị.

Tương truyền, đức thánh Chử – công chúa Tiên Dung và nàng Tây Nương đã cùng nhau “tam vị đồng thăng”, bay về trời sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình nơi trần thế.

Xem thêm  [Bính Ngọ 1966] Sinh năm 1966 mệnh gì tuổi con gì, sinh năm 66

Để ghi nhớ công tích của ba vị, dân trong cả vùng hạ lưu sông Hồng, như Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam đã lập đền thờ. Hưng Yên là nơi có nhiều đền nhất, tới 45 làng cùng thờ. Có hai ngôi đền nổi tiếng nhất thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử là đền Đa Hòa và đền Dạ Trạch.

Đền Đa Hòa

Đền Ða Hoà, còn gọi là đền Chính Đa Hòa (theo tên chữ Đa Hòa Chính từ), đền Chử Đồng Tử, thuộc địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung.

Đền Đa Hòa tồn tại từ thời xa xưa. Các nhà buôn mỗi lần đi qua đây đều dừng thuyền khấn cầu Chử Đồng Tử phù hộ. Theo truyền thuyết, ngôi đền nhỏ, cheo leo trên bờ sông dựng đứng, song ngày đêm tấp nập khách thập phương lễ bái.

Trên cơ sở ngôi đền cổ xưa, năm 1894, tiến sĩ Chu Mạnh Trinh, người làng Phú Thị, Gia Lâm đã xây dựng ngôi đền mới khang trang. Đền Đa Hòa ngày nay nằm trên một khu đất cao, rộng, bằng phẳng hình chữ nhật, có diện tích hơn 1,8ha.

Đền hướng về phía Tây, sang bãi Tự Nhiên ven sông Hồng. Đền Đa Hòa gồm Nghi môn ngoại, Sân ngoài, Nghi môn nội, Chính điện và công trình phụ trợ với tổng cộng 18 tòa. Từ dưới sông nhìn lên, các tòa nhà như những con thuyền nối tiếp nhau trong một đoàn thuyền.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học