Lương giáo viên THCS (cấp 2) là bao nhiêu? Cách tính chuẩn?

Lương giáo viên THCS (cấp 2) là bao nhiêu? Cách tính chuẩn?

Duới đây là các thông tin và kiến thức về Cách tính lương giáo viên thcs hay nhất và đầy đủ nhất

Nói đến nghề giáo thì chắc hẳn chúng ta nghĩ ngay đến là một nghề cao quý. Những người làm việc trong nghề giáo là những người giáo viên, người người giảng dạy đem lại những con chữ hay thậm chí còn được ví như người lái đò đưa các thế hệ học sinh đến với bến đỗ tương lai tương sáng với hành trang kiến thức mà họ đã tiếp thu được. Vậy thì pháp luật đã quy định thế nào về mức lương giáo viên được hưởng nói chung và mức lương giáo viên THCS (cấp 2) là bao nhiêu? Cách tính chuẩn về mức lương giáo viên THCS (cấp 2) theo đúng như quy định của pháp luật hiện hành. Mời quý bạn đọc hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây nhé:

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Luật Giáo dục 2019;

– Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

– Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;

– Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ – Bộ Tài chính cùng ban hành;

– Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

1. Lương giáo viên THCS (cấp 2) là bao nhiêu?

Trên cơ sở quy định tại Luật Giáo dục 2019 thì chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS đáp ứng trình độ đào tạo đạt tiêu chuẩn bao gồm: Hạng I, II, III. Bên cạnh đó, pháp luật giáo dục này cũng cs quy định đối với giáo viên chưa đạt theo quy định thì giữ chức danh nghề giáo viên THCS hạng IV.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục THCS công lập. Vậy Lương giáo viên THCS theo quy định mới là bao nhiêu? thì lương của giáo viên sẽ được biết đến là mức lương cơ bản mà pháp luật quy định qua từng năm nhân với hệ số lương và phụ cấp sẽ ra được số lương chính xác của một giáo viên làm việc tại cơ sở giáo dục THCS.

Trên thực tế, theo như quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT khi được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS thì việc chức sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Xem thêm  Mẫu chữ và cách viết chữ Y sáng tạo đúng cách - Luyện chữ đẹp

Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết hội chứng hoang tưởng tuổi dậy thì – Hello Doctor

“+ Giáo viên THCS hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;

+ Giáo viên THCS hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;

+ Giáo viên THCS hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78″.

Trên cơ sở quy định của pháp luật thì nguyên tắc đối với việc các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận, đạt tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. theo như pháp luật quy định thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp và nâng bậc lương khi bổ nhiệm viên chức chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên THCS đối với viên chức. Không căn cứ vào trình độ đào tạo để bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp trúng tuyển đối với giáo viên mới được tuyển dụng.

Xem thêm: Bảng lương của quân đội, công an, cảnh sát mới nhất 2023

2. Thang bậc lương giáo viên trung học cơ sở?

Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì thang bậc lương giáo viên trung học cơ sở được chia thành 3 bậc tương ứng với việc xếp hàng 3 bậc lương như sau:

Thứ nhất, bậc lương giáo viên THCS hạng 1 theo như quy định thì cá nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành phù hợp giảng dạy, trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam. Có trình độ tin học, sử dụng công nghệ thông tin theo quy định Bộ Thông tin và truyền thông. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I.

– Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 thuộc nhóm A2.2. ( Từ hệ số lương 4.00 đến hệ số lương 6.38).

Thứ hai, bậc lương giáo viên THCS hạng 2 theo như quy định thì cá nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành tương đương có thể giảng dạy. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Có trình độ tin học đạt chuẩn. Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II.

Xem thêm  CÓ NÊN CẤM CON YÊU SỚM KHÔNG?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (Từ hệ số lương 2.34 đến 4.98)

Thứ ba, bậc lương giáo viên THCS hạng 3 theo như quy định thì cá nhân phải đáp ứng được các yêu cầu về bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc tương đương có thể giảng dạy. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo khung năng lực bậc 6 dùng cho Việt Nam. Có trình độ tin học đạt chuẩn, sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III được áp dụng theo hệ số lương viên chức loại A0 ( Từ hệ số 2.10 đến 4.89).

Xem thêm: Kclo3 là gì? Ứng dụng của Kali clorat – KClO3

Xem thêm: Hệ thống thang bảng lương trong đơn vị sự nghiệp công lập

3. Cách tính chuẩn lương giáo viên THCS?

Công thức tính lương giáo viên năm 2021:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội

Viên chức khi được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT sẽ được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, như tác giả đã nêu ra ở mục 1.

Bên cạnh những nội dung về mức lương, hệ số lương thì pháp luật còn có quy định về mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên và mức phụ cấp thâm niên được hưởng. Đối với hai mức phụ cấp này được quy định với nội dung như sau:

– Thứ nhất, theo như định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề là nhà giáo kể cả đang thử việc, hợp đồng, thì mức phụ cấp ưu đãi theo nghề của giáo viên được biết đến như sau:

“Thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động.

Thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm.

Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền”.

Đồng thời, cách tính mức phụ cấp ưu đãi được hưởng của các nhà giáo nêu trên là:

Mức lương phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x (hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Xem thêm  Bật mí cách viết mẫu chữ 5 ô ly đúng chuẩn giáo viên lớp 1 dạy

Trong đó, tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi gồm các mức: 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50%.

Xem thêm: Thơ Về Thăm Trường Cũ Hay Nhất ❤55+ Bài Thơ Về Trường

– Phụ cấp đặc thù với nhà giáo là nghệ nhân.

– Phụ cấp công tác vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh đó, trên cơ sở quy định tại Nghị định 76/2019/NĐ-CP, có hai loại phụ cấp dành riêng cho đối tượng như sau:

– Phụ cấp lưu động: Hiện nay, đối với các giáo viên được biết đến là đang làm công việc chuyên trách về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục buộc phải đi lại thường xuyên giữa các thôn sẽ được hưởng phụ cấp lưu động là 0,2 so với mức lương cơ sở tương đương 298.000 đồng.

– Phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số: Hiện nay, đối với các giáo viên được biết đến là đang làm công việc quản lý giáo dục dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số được hưởng phụ cấp dạy tiếng dân tộc thiểu số là 50% mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung theo như quy định pháp luật hiện hành.

– Thứ hai, quy định về phụ cấp thâm niên.

Mức tiền phụ cấp thâm niên được tính theo quy định trong Nghị định 77/2021/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1.8.2021.

Theo đó:

– Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Trong đó, mức phần trăm phụ cấp thâm niên của nhà giáo được tính như sau:

Nhà giáo đủ 05 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học