Lập dàn ý tả cảnh lớp 5 và một số dàn ý tả cảnh thường gặp

Lập dàn ý tả cảnh lớp 5 và một số dàn ý tả cảnh thường gặp

Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Cách lập dàn ý bài văn tả cảnh hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Một bài văn tả cảnh lớp 5 cần:

– Không chỉ tả cảnh không mà ta cần xen vào đó là tả về con người, con vật. Hoạt động của con người, chim muông sẽ làm cho cảnh vật thêm đẹp và sinh động hơn.

– Để có một bài văn tả cảnh vật lớp 5 hay thì cần phải tả thật chân thực. Các em phải biết quan sát, cảm nhận sự vật bằng nhiều giác quan: xúc giác, thính giác, thị giác và đôi khi cả sự liên tưởng.

– Để chuẩn bị viết bài tập làm văn tốt các em tiến hành lập dàn ý bài văn tả cảnh lớp 5 chi tiết theo từng đề tài, lựa chọn từ ngữ mô tả cảnh vật phù hợp và sắp xếp các đặc điểm hợp lí.

Cùng THPT Lê Hồng Phong tham khảo dàn ý chi tiết cần có đối với một bài văn tả cảnh lớp 5 cùng 11 đề tập làm văn lớp 5 tả cảnh thường gặp:

Dàn ý chi tiết văn tả cảnh lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh em sẽ tả.

– Tả cảnh gì, ở đâu? Em nhìn thấy cảnh vào dịp nào? Vào thời gian nào?

2. Thân bài: Tả những nét nổi bật của cảnh vật.

a) Tả bao quát toàn cảnh:

– Tả những nét chung và dễ nhận biết nhất của cảnh vật.

b) Tả chi tiết cảnh vật:

– Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian (trong một ngày, trong mùa…)

(hoặc)

– Tả theo trình tự từng bộ phận của cảnh:

+ Từ xa đến gần hoặc từ gần đến xa.

+ Từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao.

+ Tả hoạt động của con người hoặc động vật có liên quan đến cảnh.

3. Kết bài: Nêu cảm xúc và suy nghĩ của em về cảnh đã tả.

Hướng dẫn lập dàn ý tả cảnh lớp 5 chi tiết nhất

Một số dàn ý văn tả cảnh lớp 5 hay với các chủ đề khác nhau

Đề 1: Dàn ý tả cảnh công viên vào buổi sáng lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu về công viên

– Cuối tuần, em được ba mẹ cho đi chơi công viên. Cảnh tượng nơi đây thật hấp dẫn.

2.Thân bài: Tả cảnh vật ở công viên

– Ngay từ phía cổng vào đã tấp nập người.

– Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá.

– Chim chóc nô đùa, hót líu lo.

– Mặt hồ lăn tăn gợn sóng. Những chiếc thuyền đạp nước lặng im như đàn thiên nga đang nằm ngủ.

– Làn gió thu nhè nhẹ mơn man mái tóc em.

– Nhóm thanh niên đang chơi đánh cầu, quần áo thể dục của mọi người đều đẫm mồ hôi.

– Các cụ già đi tập thể dục đã ra về, tiếng cười nói râm ran.

– Vài ba cô thiếu nữ có lẽ đã mệt đang ngồi trò chuyện trên các băng đá.

– Trẻ em say sưa nô đùa, chạy theo người lớn, tiếng cười giòn tan…

– Tiếng nhạc vang lên từ những khu vui chơi.

3. Kết bài :

– Em rất thích đi công viên vào buổi sáng cùng với ba mẹ vì không khí ở đây rất mát mẻ, trong lành.

Văn mẫu tham khảo: Tả cảnh buổi sáng trong công viên

Đề 2: Dàn ý tả cảnh một khu vui chơi giải trí vào ngày nghỉ lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu về khu vui chơi

Ngày nghỉ bao giờ em cũng được bố mẹ dẫn đi chơi khu vui chơi giải trí. Nơi này vào ngày chủ nhật thật đông.

2. Thân bài

Miêu tả từ bao quát tới chi tiết khu vui chơi giải trí

– Vị trí: Khu vui chơi nằm ở phía nam thành phố, rất rộng, chu vi đến bốn, năm cây số.

– Tả quang cảnh bao quát: cây to bóng mát được phân bố đều; các loại cây đẹp được trồng theo từng khu vực; hoa được trồng theo bồn; các tượng đài, ghế đá, khu vực giải khát, ki – ốt hàng hóa, các khu vui chơi được bố trí một cách hợp lí.

– Tả chi tiết vài loại cây cối: hàng cây hoa ban Tây Bắc, một bồn hoa đẹp nhất,…

– Các khu vui chơi của trẻ em: đu quay, tàu bay, tàu hỏa, bể bơi, bóng nước, đi ca nô ra đảo, trò chơi cảm giác mạnh lên trời, vào hầm sâu, lao xuống nước,…

– Khu giải trí của người lớn: các trò chơi ten – nít, cầu lông, cờ tướng.

3. Kết bài

– Sau một buổi vui chơi tại khu vui chơi giải trí, em thấy thật thoải mái và khỏe người.

– Nơi đây là một không gian thiên nhiên đẹp, mang lại không khí trong lành, rất cần cho con người.

Văn mẫu em có thể tham khảo: Tả một khu vui chơi giải trí mà em thích

Đề 3: Dàn ý tả cảnh một buổi sáng trên đường phố lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu tình huống

– Em có dịp quan sát cảnh đường phố nơi ở vào lúc sáng sớm, lúc tập thể dục buổi sáng cùng ba trên sân thượng.

2. Thân bài: Tả các bộ phận của cảnh vật theo trình tự thời gian.

– Khi đèn đường còn sáng (trước 5 giờ rưỡi):

+ Đường phố như dài hun hút, hai hàng cây bên đường như hai hàng lính bảo vệ cho giấc ngủ của người dân.

+ Thi thoảng mới có chuyến xe buýt chạy qua, xe chạy thưa vắng khách.

+ Một vài chiếc xe máy chở hàng ra chợ, hàng hóa chất đầy trên xe.

+ Một vài chiếc xe chở hàng loại nhỏ chất hàng hóa chất cao ngất, chạy bon bon trên đường.

+ Thi thoảng, một vài người lớn tuổi gọn ghẽ trong trang phục thể thao, thư thả đi đến công viên tập thể dục buổi sáng.

Xem thêm  Cắt tóc ngày nào tốt? Không nên cắt tóc vào ngày nào tháng 3/2023

+ Công nhân quét đường làm vang lên tiếng chổi tre quèn quẹt.

– Khi đèn đường tắt ngấm (sau 5 giờ rưỡi):

+ Đường phố chìm trong bóng tối. Xa xa, có ánh đèn của một vài cửa hàng buôn bán chiếu sáng được một khoanh đường phố nhỏ hẹp.

+ Đường phố sáng dần, đã nhìn rõ mặt người đi trên đường.

+ Xe cộ qua lại đã nhiều hơn. Có xe của công nhân đi làm sớm. Quần áo xanh công nhân, đầu đội mũ bảo hiểm.

+ Sau 6 giờ, đường phố nhiều thêm những xe máy của phụ huynh chở con đến trường.

+ Các quán đã có người ngồi ăn sáng. Tiệm bánh đã đông người ra, vào mua hàng.

+ Thoảng trong không khí mùi bánh mì thơm phức, mùi nước phở ngào ngạt.

3. Kết bài:

– Sau khi tập thể dục xong, em xuống nhà làm vệ sinh cá nhân, chuẩn bị ăn sáng rồi đi học.

Xem thêm: Cân bằng sinh học là gì? Ý nghĩa của cân … – THPT Lê Hồng Phong

Văn mẫu: Tả cảnh buổi sáng trên đường phố

Đề 4: Dàn ý tả cảnh buổi chiều trên cánh đồng chi tiết lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát cề cánh đồng em muốn tả

– Con đường đi học của em uốn quanh làng, men theo đồng lúa. Mỗi chiều đi học về em như thả hồn mình trước cánh đồng lúa ngút ngàn.

2. Thân bài:: Tả theo trình tự thời gian.

– Ông mặt trời lững thững đạp xe qua ngọn tre.

– Làm gió nhẹ mơn man, đùa nghịch trên ngọn cây, kẽ lá.

– Những tia nắng vàng nhạt dần.

– Cánh đồng là một màu vàng.

– Những bông lúa chín vàng, nặng trĩu uốn cong, ngả đầu về một hướng, chờ tay người gặt.

– Những đợt sóng lúa nhấp nhô theo làn gió.

– Dọc hai bên bờ sông là hàng bạch đàn cao vút, soi bóng xuống mặt nước trong veo.

– Đàn trâu bò mộng, đàn bò vàng mượt trên đường làng.

– Lũ chim chiền chiện lúc bay, lúc sà xuống ruộng lúa.

– Chim cu gáy bay về từng đàn.

– Trên bờ ruộng, mấy bác nông dân đang trò chuyện, tay nâng bông lúa lên ngắm. Gương mặt ai cũng tràn trề niềm vui, chờ đợi một mùa vụ bội thu.

– Ven bờ, một chị phụ nữ đang buộc những khóm lúa cạnh bờ.

– Xa xa, mấy bạn nhỏ đang đi học về.

3. Kết bài:

– Trời nhá nhem tối, em về nhà trong tâm trạng vui vui.

– Em ước sao khoảnh khắc hoàng hôn còn ở mãi trên cánh đồng để ai cũng nhìn thấy một màu vàng của no ấm.

Đề 5: Dàn ý tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng lúa quê em lớp 5

1. Mở bài: :

– Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.

2. Thân bài:

– Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh.

– Không khí trong lành mát rượi.

– Những giọt sương long lanh đọng trên lúa như những viên ngọc tuyệt đẹp.

– Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng.

– Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

– Trên ngọn cây, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới.

– Từ xa, men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện.

– Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.

– Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan.

– Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút.

– Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông.

– Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh.

– Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện.

– Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ.

– Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.

– Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng.

– Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm…

– Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.

3. Kết bài:

– Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao.

– Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Văn mẫu tham khảo: Tả cánh đồng buổi sáng sớm

Đề 6: Dàn ý tả cảnh hoàng hôn quê em lớp 5

1. Mở bài: : Giới thiệu về cảnh hoàng hôn em thấy

– Quê tôi là một làng chài ven biển..

– Vùng quê tuy nghèo nhưng không phải không có những niềm vui.

– Với tôi, kỷ niệm sâu sắc nhất chính là được ngắm cảnh hoàng hôn trên biển.

2. Thân bài: Tả theo trình tự thời gian.

– Chiều nào cũng vậy, tôi cùng lũ bạn bước nặng trịch trên những cồn cát đầu làng sau buổi tan trường.

– Cồn cát mênh mông gắn bó với cả tuổi thơ tôi. Nó còn gắn với bao trò chơi bí mật của lũ trẻ con miền biển.

– Tôi về nhà, cất sách vở nhưng không nấu cơm ngay. Bao giờ cũng vậy, tôi dọn dẹp sân thềm trước và tranh thủ ngắm lúc hoàng hôn.

– Hôm nay biển xanh chỉ hơi gợn sóng nhưng chỉ có dân miền biển như chúng tôi mới rõ, ở trong cái sự phẳng lặng kia, biển đang động lắm.

– Chả là, đó là lúc nước triều bắt đầu dâng mà.

– Gió biển hôm nay nhẹ nhàng mát rượi.

– Vị mặn thổi vào khiến con mắt tôi cảm giác cay cay.

– Biển bắt đầu nhợt nhạt vì mặt trời sắp lặn.

– Những tia nắng cuối cùng của một ngày không đủ tạo màu trên biển mà đủ để mặt biển ánh lên màu trắng hơi phớt vàng nhợt nhạt.

– Mặt trời bắt đầu tắt nắng.

– Phía xa kia không phải làông mặt trời chiếu những tia nắng chói chang mà là một quả cầu rực đỏ đặt trên một cái mâm lớn màu xanh lục.

– Quả cầu lửa nhỏ dần rồi cứ thế rơi trụt vào trong lòng biển cả.

– Phía ngoài khơi chi chít những chiếc tàu đang rướn mình hướng về phía làng tôi.

Xem thêm  Trách nhiệm của học sinh đối với nhà trường? - Luật ACC

– Trong những chiếc tàu kia, có một chiếc ngày nào tôi cũng chờ cũng đợi.

3. Kết bài:

– Bữa cơm chiều đã dọn xong vừa kịp lúc bố mẹ tôi về.

– Bố nhâm nhi chén rượu kể câu chuyện cả ngày đi biển. Còn mẹ vừa ăn vừa thỉnh thoảng lại xoa đầu đứa con trai.

Xem thêm: Working On là gì và cấu trúc cụm từ Working On trong câu Tiếng Anh

– Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt vô cùng trìu mến như đang ngợi khen sự ngoan ngoãn của con trai mình.

– Tôi thấy lòng ấm lại, ấm như bát cơm đầy đang nằm trong bàn tay nhỏ của tôi.

Đề 7: Dàn ý tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường lớp 5

1. Mở bài: : Giới thiệu con đường.

– Sáng nào em cũng đi học trên con đường nối liền nhà và trường.

– Con đường trở nên gần gũi, thân thiết đối với em.

2. Thân bài:

a) Tả cảnh thiên nhiên buổi sáng sớm:

– Khi ông mặt trời vừa nhô lên tỏa những tia nắng dìu dịu xuống vạn vật thì đất trời bừng tỉnh sau một cơn ngái ngủ.

– Chim chóc ca hót líu lo chào đón ngày mới.

– Hoa hé môi cười khoe sắc thắm.

– Em tung tăng chân sáo, hòa vào dòng người tấp nập trên con đường quen thuộc để đi đến trường.

b) Cấu tạo của con đường:

– Con đường rộng lớn được tráng nhựa bằng phẳng, sạch sẽ.

– Đường hai chiều nên giữa lòng đường có vạch sơn trắng chạy dài phân chia mặt đường thành hai phần bằng nhau.

– Xa xa, những anh trụ điện cao lêu nghêu như những cột chống trời đã đem ánh sáng cho muôn nhà.

– Hai bên đường, hàng cây xanh dang những cánh tay dài che bóng mát.

– Đi dưới tán lá xum xuê của cây, thỉnh thoảng em nghe tiếng chim lích rích chuyền cành thật vui tai!

– Xe cộ qua lại nhộn nhịp, chiếc xuôi, chiếc ngược.

– Bụi khói xe của những chiếc xe lớn chạy qua tung lên mịt mù, che phủ khách đi đường.

– Con đường vốn rất rộng nhưng giờ đây em có cảm giác như nó bị thu hẹp lại.

c) Cảnh vật trên đường:

– Phố xá đông đúc: cửa hàng, siêu thị, quán ăn, quán giải khát mở cửa.

– Tiếng cửa sắt “ken két”, tiếng rao hang lanh lảnh.

– Ở các ngả tư đèn xanh, đèn đỏ nhấp nháy liên tục.

– Các chú công an thổi “hoét hoét” để bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho thành phố.

– Vài chiếc ta-xi vì không thỏa sức bon bon nên bóp còi “tin tin” xin đường.

– Trên các vỉa hè, học sinh vừa đi vừa cười nói tíu tít.

– Mỗi khi băng qua đường, các bạn đi trên lằn vạch ngang dành cho người đi bộ.

– Trên đường phố, tiếng xe máy nổ, tiếng còi, tiếng cười đùa vang lên như một bản hòa tấu không lời đánh thức cả thành phố dậy.

3. Kết bài: Cảm nghĩ về con đường.

– Em rất thích con đường từ nhà đến trường.

– Mai này dù không còn đi học trên con đường này nhưng hình ảnh nó vẫn mãi mãi khắc sâu trong kí ức tuổi thơ của em.

Văn mẫu lớp 5 tham khảo: Tả con đường từ nhà tới trường

Đề 8: Dàn ý tả cảnh đẹp dòng sông quê em lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu về dòng sông.

– Quê hương em thật tươi đẹp với những cảnh vật nên thơ.

– Nhưng đẹp hơn cả có lẽ là dòng sông quê em.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát:

– Dòng sông không biết bắt nguồn từ đâu khi nghé thăm ngôi làng của em nó chảy êm ả, dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nhìn làng nước trong xanh của nó.

– Dọc hai bên bờ sông là những bãi ngô, bãi khoai xanh biếc, tươi mát.

– Xa xa, khuất sau rặng tre xanh đầu làng là những cánh đồng lúa vàng tươi, mênh mông, bát ngát thẳng cánh cò bay.

a) Tả chi tiết:

* Buổi sáng:

– Bầu trời trong xanh, cao vời vợi.

– Những đám mây trắng như bông trôi bồng bềnh, nhè nhẹ.

– Con sông mới ấm áp và hiền hòa làm sao!

– Nước sông trong vắt làm em có cảm giác như có thể nhìn xuống tận đáy sông.

– Mặt sông phẳng lì như một chiếc gương soi.

– Từng đoàn thuyền đánh cá bắt đầu giương buồm, thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò, tiếng hát vang lên làm xua tan mệt mỏi.

* Buổi trưa:

– Những buổi trưa hè oi ả mặt sông nhuộm một vàng của nắng.

– Nước sông ánh lên, lóe lên bóng nhẫy.

– Một làn gió nhẹ thoáng qua, những rặng tre khẽ đu đưa như thì thầm với chị gió.

– Các cô bé, cậu bé rủ nhau ra sông tắm. Chúng lặn hụp, vùng vẫy, đùa giỡn thỏa thích cùng nhau.

– Dòng sông ôm chúng chúng vào lòng, vui cười, đùa nghịch với chúng.

– Sông dịu hiền như người mẹ đang nâng niu, săn sóc đàn con thơ ngây yêu dấu của mình.

*Buổi chiều:

– Khi ông mặt trời đã bắt đầu khuất sau lũy tre xanh đầu làng, dòng sông trở nên dịu mát.

– Hai bên bờ rộn rã tiếng nói, cười vui vẻ của đám trẻ con vây quanh những thúng cá to đầy ắp.

*Buổi tối:

– Khi ông trăng tròn vằng vặc treo lơ lửng trên ngọn tre soi bóng xuống mặt sông gợn nước lung linh phủ đầy một màu vàng óng ánh.

– Dòng sông được ánh trăng chiếu xuống như khoác một chiếc áo dát bạc.

– Trăng tỏa sáng đôi bờ sông, soi rõ từng khuôn mặt.

– Một số người chèo thuyền ra giữa sông hóng gió, ngắm trăng.

3. Kết bài:

– Dòng sông quê hương – dòng sông kỉ niệm như người mẹ hiền của em.

– Dù có đi đâu xa, em vẫn nhớ mãi về dòng sông quê em.

Xem thêm: 50 bài tập về cách chia đơn thức cho đơn thức, chia đa thức cho

Văn mẫu Miêu tả cảnh sông nước (quê hương, thành phố) mà các em có thể xem thêm.

Đề 9: Dàn ý tả cảnh bình minh ở quê em vào buổi sáng đầu xuân lớp 5

1. Mở bài:

– Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp.

– Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.

2. Thân bài:

– Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

– Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây.

– Mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với nhau tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới.

Xem thêm  TOP 18 bài Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà 2023

– Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê.

– Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật.

– Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân.

– Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới.

– Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy màu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân.

– Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào.

– Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện xong.

– Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuân đầy sức sống đang về trên quê hương tôi.

– Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

3. Kết bài:

– Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi!

– Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này.

– Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Đề 10: Dàn ý tả một ngày mới bắt đầu ở quê em vào một ngày xuân lớp 5

1. Mở bài:

– Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình.

– Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

– Quê hương em có biết bao nhiêu cảnh đẹp. Mỗi chiều đi học về em lại được đắm mình trong cảnh đẹp cánh đồng lúa quê em.

2. Thân bài:

– Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay.

– Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người, đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.

– Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao!

– Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa.

– Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm.

– Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.

– Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

– Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông.

– Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

– Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau.

– Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.

– Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

– Khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

– Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng.

– Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa.

– Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

3. Kết bài:

– Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em.

– Giờ đây, vùng đất này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cảnh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng.

– Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

Đề 11: Dàn ý tả cảnh bình minh trong vườn cây chi tiết lớp 5

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát về vườn cây

– Hằng ngày, khi ông mặt trời thức dậy, em ra vườn hoa nhỏ bé của nhà tập thể dục và dành ít phút ngắm nhìn khu vườn hoa xinh xinh này.

2. Thân bài:

– Tả cảnh vật trong vườn:

+ Màn sương đang tan dần, khoảnh vườn đang tỉnh giấc.

+ Những hạt sương đêm còn long lanh đọng trên nhành cây, kẽ lá.

+ Cây cối trong vườn tươi tắn, những bông hoa đua nhau nở khoe sắc dưới ánh nắng bình minh.

+ Những cánh hoa nở tung rực rỡ, mỗi loài hoa một màu sắc, một hương vị, một vẻ đẹp.

+ Hương vị ngọt ngào đã quyến rũ ong bướm múa lượn bên những khóm hoa.

+ Những hạt sương tan dần tạo thành muôn lạch nước nhỏ xíu.

+ Cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào.

+ Mặt trời lên, ánh nắng chiếu lấp lánh khiến khu vườn rạng rỡ một màu xanh đầy sức sống.

+ Vài chú chim ghé qua hót líu lo nghe thật vui tai.

3. Kết bài:

– Em thích ngắm nhìn khoảnh vườn vào buổi bình minh và yêu quý khu vườn nhỏ bé này vô cùng.

Xem thêm văn mẫu: Tả vườn cây vào buổi sáng đẹp trời

Vậy là THPT Lê Hồng Phong đã gợi ý cho em 11 dàn ý tả cảnh lớp 5 chi tiết nhất, mong rằng với những dàn ý gợi ý này thì các bài văn tả cảnh lớp 5 với mọi đề tài khác đều không làm khó em nữa nhé!

Chúc các em đều hoàn thiện bài tập làm văn tả cảnh của mình tốt nhất!

Đăng bởi: THPT Lê Hồng Phong

Chuyên mục: Giáo dục

Bạn đang xem: Lập dàn ý tả cảnh lớp 5 và một số dàn ý tả cảnh thường gặp

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học