Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Cách làm một lực kế lò xo đơn giản hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Lực kế đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập, biết được trọng lượng của các quả nặng, đo lực kéo trên một mặt phẳng nghiêng. Lực kế được làm từ ống trúc tròn, một đầu được bịt kín (cố định) dùng để móc chiếc lò xo đàn hồi. Bên dưới lò xo đàn hồi có một thanh tre, được gọt thành dạng hình tròn và quấn băng keo màu xanh để làm nổi bật.
Tên đồ dùng học tập: Lực kế để đo trọng lượng và khối lượng của vật.Tên đồ dùng học tập: Lực kế để đo trọng lượng và khối lượng của vật. (Đây là một dụng cụ do học sinh lớp 6 tự làm để phục vụ cho học tập và vui chơi của các em).1. Từ bài học đến ý tưởng Trong các tiết học từ bài 5 ở chương trình Vật lý 6, em có suy nghĩ mọi vật đều có trọng lượng và khối lượng nên cần phải có một vật để cân, đo. Khi học đến bài 10, em thấy cô dùng một cái lực kế để đo trọng lượng, khối lượng của một vật. Do đó, em đã nảy sinh một ý tưởng là phải tạo cho mình một lực kế để phục vụ cho việc học tập môn Vật lý ở các bài tiếp theo.
Do em chưa có điều kiện nên lực kế của em được tạo từ các vật dụng có sẵn trong nhà như ống trúc, lò xo đàn hồi, dây chì, băng keo trắng, băng keo xanh, giấy. Lực kế đã giúp em rất nhiều trong quá trình học tập, biết được trọng lượng của các quả nặng, đo lực kéo trên một mặt phẳng nghiêng.2. Giới thiệu sản phẩm và cách sử dụng Lực kế được làm từ ống trúc tròn, một đầu được bịt kín (cố định) dùng để móc chiếc lò xo đàn hồi. Bên dưới lò xo đàn hồi có một thanh tre, được gọt thành dạng hình tròn và quấn băng keo màu xanh để làm nổi bật. Bên trên thanh tre có quấn một vạch chỉ thị màu vàng, đây là kim chỉ thị của lực kế. Bên dưới thanh tre có một đoạn dây chì được dùng để móc vào các vật cần đo khối lượng và trọng lượng. Bên ngoài ống trúc có một bảng chia độ, bên trái ghi chữ N (niuton) dùng để đo trọng lượng, bên phải có chữ G (gam) dùng để đo khối lượng. Để đo trọng lượng P và khối lượng m của một vật, em mắc vật cần đo vào đầu dây chì bên dưới, rồi quan sát kim chỉ thị của lực kế và ghi kết quả tương ứng ở chỉ số N và G.3. Làm đồ dùng học tập3.1. Chuẩn bị -Một ống trúc dài khoảng 20cm. -Một chiếc lò xo đàn hồi. -Một cái nút nhựa. -Một thanh tre đã được khoan hai đầu. -Hai cuộn băng keo màu trắng, màu đỏ. -Một mảnh giấy trắng.3.2.Thực hiện -Đo cách hai đầu ống trúc khoảng 3cm và đánh dấu, rồi dùng cưa và cưa nhẹ ở hai điểm đánh dấu. Sau đó, dùng dao để khoét phần thân (phần giữa của hai điểm đánh dấu). Lưu ý, khi sử dụng dao và cưa cần cẩn thận. -Dùng băng keo màu xanh quấn quanh thanh tre, rồi quấn vạch chỉ thị màu vàng ở một đầu của thanh tre (cách khoảng 1cm). -Móc cái lò xo vào nút nhựa, rồi móc đầu thanh tre có vạch chỉ thị vào đầu còn lại của lò xo. Sau đó, móc dây chì vào đầu còn lại của thanh tre. -Đưa toàn bộ lò xo, thanh tre vào trong ống trúc, rồi cố định nút nhựa vào một đầu của ống trúc. -Dán mảnh giấy đã được cắt vào ống trúc sao cho không che khuất kim chỉ thị. -Dùng các vật có khối lượng 100g, 200g, 300g lần lượt móc vào lực kế, dùng viết vạch lên giấy theo ba vạch của kim chỉ thị (ở phía bên phải G). Ở phía bên trái cũng vạch các dấu ngang với 100g, 200g, 300g ta được các chỉ số 1N, 2N, 3N. Khi không có vật nặng kim chỉ thị chỉ mốc 0.*Khả năng ứng dụng Với lực kế này, em sẽ đo được các lực tối đa là 3N và các vật có khối lượng tối đa là 300g. Ngoài ra, em cũng đã thử với các lò xo lớn hơn để đo các lực và khối lượng lớn. Dựa trên cách làm của lực kế, khi có điều kiện thì em sẽ một loại cân treo để giúp gia đình cân các vật khi cần thiết, và làm lò xo giảm sốc cho chiếc xe cút kít.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan