Tìm hiểu chung và gợi ý soạn bài các phương châm hôi thoại

Tìm hiểu chung và gợi ý soạn bài các phương châm hôi thoại

Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Các phương châm hot nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Giao tiếp là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nhưng để thực hiện tốt việc giao tiếp với mọi người, chúng ta cần trang bị kĩ càng kiến thức về các phương châm hội thoại. Chính vì vậy, trong bài soạn này, Kienguru sẽ cùng các bạn học sinh tìm hiểu về các phương châm hội thoại trong chương trình Ngữ văn 9.

Tìm hiểu chung và gợi ý soạn bài các phương châm hôi thoại

1. Ôn tập kiến thức Ngữ văn 9 Các phương châm hội thoại

1.1. Phương châm về lượng

a. Đọc đoạn văn trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

– Khi An hỏi “học bơi ở đâu” mà Ba trả lời là “ở dưới nước” thì câu trả lời không đáp ứng được điều An muốn biết (đó là An Ba học ở trung tâm dạy bơi nào, địa chỉ cụ thể ở đâu…).

– Cần trả lời như: Tớ học bơi ở Cung văn hóa Hà Nội… (Phải làm rõ địa chỉ nơi dạy bơi).

– Bài học: Khi giao tiếp, cần nói có nội dung, tránh lạc đề khiến người khác khó hiểu.

b. Đọc truyện cười trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi

* Truyện gây cười ở chỗ: Anh chàng có áo lợn cưới hỏi một đằng, Anh chàng có mới trả lời một nẻo. Cả hai đều muốn khoe khoang của cải của mình.

* Cần hỏi và trả lời như sau:

– Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?

– Tôi chẳng thấy con lợn nào cả.

*Yêu cầu: Nội dung giao tiếp không thừa, cũng không được thiếu.

Tổng kết 1: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng:

– Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung cần đúng với yêu cầu của cuộc giao tiếp.

Xem thêm  Top 6 mẫu phân tích Thu vịnh chọn lọc hay nhất, đạt điểm cao

– Nội dung không được thừa hay thiếu để tránh người nghe không hiểu hoặc hiểu lầm ý của người nói.

1.2. Phương châm về chất

Xem thêm: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và khát vọng độc lập, tự do

Đọc truyện trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.

– Truyện cười trên phê phán tính khoác lác của con người.

– Trong giao tiếp: Cần tránh nói những điều mà người khác sẽ không tin hay không có chứng cứ xác thực.

Tổng kết 2: Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về chất: Không nói những điều mà mình không tin là đúng hoặc những điều không có bằng chứng xác thực.

2. Hướng dẫn soạn văn 9 Các phương châm hội thoại

Bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau soạn văn 9 Các phương châm hội thoại theo những câu hỏi trong sgk nhé!

2.1. Câu 1 trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 1

– Câu văn: Con gà là một loại gia cầm được nuôi ở nhà

Gợi ý trả lời: câu văn trên đã vi phạm phương châm về lượng (con gà – nuôi ở nhà). Thừa cụm từ “nuôi ở nhà” bởi từ “gia súc” đã bao hàm nghĩa vật nuôi trong nhà.

– Đoạn hội thoại:

+ Ba ơi, mặt trời mọc phía nào vậy ạ?

+ Mặt trời mọc đằng Tây, con à!

Gợi ý trả lời: đoạn hội thoại trên đã vi phạm phương châm hội thoại về chất (mặt trời mọc – đằng Tây). Mặt trời luôn mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

2.2. Câu 2 trang 10 sách giáo khoa Ngữ văn 9

Đặt câu với các từ: nói có sách, mách có chứng; nói dối; nói mò.

Gợi ý trả lời:

– Quan điểm của cậu nghe cũng hợp lý đấy nhưng nên nhớ nói có sách, mách có chứng nhé!

– Những điều anh ta nói về cô ấy đều là nói dối.

Xem thêm: Sinh năm 1986 mệnh gì? Hợp tuổi nào? Hợp màu gì?

– Bài toán đó khá khó nhưng cậu ta đã nói mò đáp án.

2.3. Câu 3 (Trang 11 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 2)

Câu hỏi “rồi có nuôi được không?” người nói đã vi phạm phương châm về lượng.

– Trong câu trả lời “bà tôi sinh ra bố tôi cũng đẻ non trước hai tháng đấy!” tất nhiên phải nuôi được sau đó mới sinh ra anh bạn này, đó cũng chính là chỗ tạo ra tiếng cười.

Xem thêm  Nhiệt phân NaHCO3 - "Giải pháp điều chế NaHCO3 ra Na2CO3"

2.4. Câu 4 (trang 11 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)

a. Đôi khi người nói phải dùng tới những cách diễn đạt như “tôi được biết”, “tôi tin rằng”, “nếu tôi không lầm thì”, “tôi nghe nói”, “theo tôi nghĩ”, “hình như là”…

– Câu này đảm bảo tuân thủ phương châm hội thoại về chất. Người nói cũng phải dùng cách nói đảm bảo người nghe biết xác thực nhận định, thông tin mà mình được kiểm chứng

b. Đôi khi người nói: như đã trình bày, mọi người đều biết. Cách nói này đều đảm bảo phương châm về lượng.

– Mục đích nhấn mạnh ý, chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc một nội dung nào đó đã nói, giả định là mọi người đã, sẽ biết.

2.5. Câu 5 (trang 11 sách giáo khoa ngữ văn 9 tập 1)

– Ăn đơm nói đặt: nói một cách vu khống, đặt điều, bịa chuyện nhằm đổ lỗi cho người khác.

– Ăn ốc nói mò: nói nhưng không có bất cứ căn cứ nào.

– Ăn không nói có: nói một cách vu khống, bịa đặt nhằm làm sai sự thật.

– Cãi chày cãi cối: cố tình tranh cãi một cách vô lý, không có lý lẽ thuyết phục, đúng đắn nhằm cãi thắng bằng mọi giá

– Khua môi múa mép: ăn nói ba hoa, khoác lác, làm quá sự thật.

– Nói dơi nói chuột: ăn nói lăng nhăng, linh tinh, không xác thực

– Hứa hươu hứa vượn: hứa hẹn lấy lòng nhưng không thực hiện

Các thành ngữ trên đều chỉ trường hợp vi phạm phương châm về chất. Phải tránh những cách nói, nội dung nói được chỉ ra trong các thành ngữ trên.

Luyện tập

Câu hỏi

Xem thêm: Công Thức Tính Quãng Đường Lớp 10

Đọc truyện cười sau và cho biết truyện đã vi phạm phương châm hội thoại nào?

Nói có đầu có đuôi

Lão nhà giàu nọ có anh đầy tớ tính rất bộp chộp, thấy gì nói ấy, gặp đâu nói đó, chẳng có đầu có đuôi gì cả. Lão mới gọi anh ta bảo:

– Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả, người ta cười cả tao lẫn mày. Từ rày nói cái gì thì phải nói cho có đầu có đuôi nghe không?

Anh đầy tớ vâng vâng dạ dạ.

Một hôm lão mặc quần áo sắp sửa đi chơi, đang ngồi hút thuốc thì thấy anh đầy tớ đứng chắp tay trịnh trọng nói:

Xem thêm  Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Từ điển Anh Việt TFLAT trên điện thoại

– Thưa ông, con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông, và áo ông đang cháy…

Lão giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy to bằng bàn tay rồi.

(Truyện cười dân gian Việt Nam)

Gợi ý trả lời

– Nhân vật anh đầy tớ trong câu chuyện đã vi phạm phương châm về lượng.

– Anh ta đã nói thừa nội dung (quá trình hình thành nên cái áo) khi muốn thông báo cho ông chủ cái áo của ông ta bị cháy: “…con tằm nó nhả tơ, người ta đem tơ đi bán cho người Tàu, người Tàu đem dệt thành the rồi bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay ông mặc áo, ông hút thuốc. Tàn thuốc nó rơi vào áo ông…”

=> Chính vì việc nói những nội dung thừa để thông báo cho ông chủ về việc chiếc áo bị cháy đã tạo ra yếu tố gây cười cho câu chuyện.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức về các phương châm hội thoại mà Kienguru đã cùng các bạn tìm hiểu. Hi vọng dựa vào bài soạn này, các bạn sẽ hoàn thành tốt các bài tập trong sách giáo khoa đồng thời có thêm hiểu biết về phương chậm hội thoại, sử dụng ngôn ngữ thành thạo trong giao tiếp.

Bên cạnh đó, các bạn hãy theo dõi Kiến Guru để cập nhật liên tục những kiến thức bổ ích của các môn học nhé!

Chúc các bạn đạt nhiều thành tích cao trong học tập!

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học