Qua bài viết này Wonderkids xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Các kí hiệu rubik hay nhất và đầy đủ nhất
Khi bạn bắt đầu chơi Rubik, tham khảo các công thức xoay, tài liệu nước ngoài hoặc từ các nhóm sẽ bắt gặp một số những thuật ngữ, kí hiệu Rubik bằng tiếng Anh. Điều này khiến bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc bắt đầu học Rubik. Vì vậy, bài viết này Rubik4U sẽ giúp bạn giải đáp những ký hiệu thuật ngữ đó, giúp bạn dễ dàng trong việc học công thức giải Rubik nhanh.
Phần I. Thuật ngữ chung:
- Rubik: là tên gọi phổ biến của khối lập phương 3×3. Khối lập phương 3×3 này ban đầu có tên gọi là Magic Cube. Sau đó vì những vấn đề rắc rối liên quan đến việc cấp bản quyền quốc tế cho món đồ chơi này; mà công ty Ideal Toy Corporation (công ty đã mua bản quyền của món đồ chơi này) đã chính thức đổi tên nó vào năm 1980, lấy họ của “cha đẻ” khối lập phương này (Ernő Rubik) để đặt cho nó. Và cái tên Rubik chính thức được phổ biến rộng rãi tới ngày nay. Một số các tên gọi sai của món đồ chơi huyền thoại này là: Rubic, Rubix hay Rubick.
- Cube: nghĩa đen “khối lập phương” . Tên gọi chung của các khối đồ chơi hình lập phương như: 2×2, 3x3x3, 4x4x4, 5x5x5,…. và đến ngay nay, các hãng sản xuất đã cho ra đời khối Rubik lập phương 21 tầng 21x21x21.
- Cuber: Thuật ngữ để chỉ những người chơi Rubik (mọi người hay gọi nhầm những người chơi Rubik là “Rubiker”).
- Cubing: Thuật ngữ để chỉ những “hoạt động liên quan đến Rubik nói chung”, chỉ bộ môn giải Rubik có tính chất chuyên nghiệp.
- WCA: Hiệp hội Rubik Thế giới (World Cube Association), là một tổ chức về các giải đấu chính thức trên toàn thế giới. Khi tham dự các giải đấu do WCA tổ chức, thành tích của những người tham gia sẽ được lưu lại trên Bảng Xếp Hạng của WCA. Vui lòng tham khảo chi tiết tại website của WCA: https://www.worldcubeassociation.org/
Phần II. Thuật ngữ về các bộ phận của một khối Rubik
- Sticker: Là một loại phân loại của khối Rubik. Sticker là các miếng dán màu để dán lên khối Rubik. Thường các khối Rubik được sản xuất ra với nhựa đen, sau đó chúng được dán sticker với 6 màu lên 6 mặt. Nhiều người hay gọi khối Rubik Sticker là Rubik Viền Đen.
- Stickerless: Đây là phân loại còn lại của khối Rubik. Chúng được sản xuất ra với 6 mặt là 6 màu nhựa, không cần dùng sticker màu để dán lên. Đây hiện đang là phân loại phổ biến được nhiều người lựa chọn.
- Cubies: là các viên cấu tạo nên khối Rubik. Có tất cả 26 viên cubies trong 1 khối Rubik 3×3.
- Center: Là viên tâm của khối Rubik. Một khối Rubik 3×3 có 6 mặt 6 màu, tương ứng với đó là 6 viên tâm của 6 mặt. Các viên này là cố định, không hoán vị được cho nhau.
- Edge: Là viên cạnh của khối Rubik. Có tổng cộng 12 Viên Cạnh trong một khối Rubik 3×3. Viên Cạnh bao gồm 2 màu, và các viên cạnh có thể di chuyển, hoán vị cho các viên cạnh khác.
- Corner: là viên nằm ở các góc của khối Rubik 3×3. Có tất cả 8 Viên Góc. Viên Góc bao gồm 3 màu, và các viên góc di chuyển, hoán vị cho các viên góc khác.Lưu Ý: Các viên cạnh KHÔNG THỂ hoán vị cho các viên góc.
- Center Cap: là miếng nắp của viên center.
- Screw: đinh ốc. Ốc này giúp cố định viên center vào trục của khối Rubik
- Spring: lò xo. giúp cho viên center được đàn hồi. Thay đổi lực nén của lò xo (bằng cách nới lỏng, hoặc siết chặt ốc) sẽ giúp Rubik Nhanh hoặc Chậm.
- Core: là phần nhựa, nơi 6 đinh ốc gắn vào để cố định các đinh ốc và giữ chúng đúng trục.
- MagLev: Đây là thuật ngữ mới, xuất hiện lần đầu trên Rubik vào năm 2022. Thay vì sử dụng lò xo, các nhà sản xuất thay thế bằng 2 viên nam châm lỗ, cùng cực, để chúng đẩy nhau. Chức năng giống lò xo nhưng vì không có ma sát với viên Center nên MagLev giúp Rubik nhanh hơn so với dùng lò xo.
- Magnet: nam châm. Hiện nay các khối Rubik đều được tối ưu thiết kế, giúp chúng chơi rất nhanh ngay từ khi mở hộp. Bởi vậy, nên cần thêm các viên nam châm (nằm ở trong viên cạnh và viên góc) giúp khối Rubik luôn luôn ở trạng thái chuẩn, không bị lệch tầng, giúp người chơi dễ dàng kiểm soát được tốc độ của khối Rubik hơn.
- MagCore: là thuật ngữ mới xuất hiện năm 2021. Đây là việc sử dụng thêm các nam châm (nằm ở chân của viên góc và nam châm ở Core) giúp Rubik tốt hơn, chuẩn chỉnh hơn và dễ chơi hơn. Hiện nay, chỉ có một số ít các khối Rubik được MagCore như là: GAN 11M Pro và GAN 12M Pro.
- Mod: đầy đủ là “modify”, nghĩa là thay đổi. Thuật ngữ này chỉ việc can thiệp, thay đổi khác của người chơi (không phải trạng thái ban đầu khi mới xuất xưởng), giúp khối Rubik trở nên tốt hơn so với bản gốc.
Phần III. Thuật ngữ khi chơi Rubik
- Solve: nghĩa đen là “giải quyết”. Dùng để chỉ việc giải xong khối Rubik
- Scramble: xáo trộn khối Rubik để giải.
- Move: Bước xoay, khi xoay 1 mặt của khối Rubik 90 độ hoặc 180 độ đều được tính là 1 move.
- Fingertrick : là kỹ năng nâng cao bằng cách sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt để giải khối Rubik. Những người chơi chuyên nghiệp đều phải rèn luyện kỹ năng này để giải Rubik một cách nhanh nhất.
- Look–ahead: là một kỹ năng khác trong quá trình giải Rubik. Bạn cần phải nhìn thấy trước những gì sắp xảy ra và phản ứng lại với những thứ sắp xảy ra đó một cách nhanh nhất. Nếu bạn rèn luyện thành thạo được kỹ năng này, khối Rubik sẽ được giải một cách liền mạch, không bị dừng lại. Như vậy khối Rubik sẽ được giải trong thời gian ngắn nhất.
- Skip : nghĩa là “bỏ qua”. Thông thường phương pháp giải Rubik sẽ có 4 hoặc 5 bước (tùy phương pháp giải). Nếu bạn giải xong bước 2 tới ngay bước 4; hoặc giải tới bước 3 mà hoàn thành xong khối Rubik thì đó được gọi là skip
- Pop: chỉ hành động trong khi giải Rubik, một bộ phận nào đó của Rubik bị bung ra. Nếu bạn bị “pop” trong khi thi đấu, hãy lắp lại khối Rubik và tiếp tục giải xong khối Rubik đó.
- Cut Corner : nghĩa là “cắt góc”, chỉ khả năng của một khối Rubik. Khối Rubik có cắt góc tốt đó là khối mà khi bạn rubik chưa thẳng hàng nhưng vẫn có thể xoay đươc.
- Lube = Lubricant : dầu bôi trơn, bôi trơn cho Rubik. Là một loại dầu đặc biệt chuyên dùng cho Rubik; dùng để làm cho Rubik nhanh hoặc mượt hơn tùy vào công dụng của từng loại Lube. Đa số các loại Lube đều ở dạng silicone đặc giúp Rubik mượt, hoặc dạng nước lỏng sẽ làm Rubik nhanh.
- Single: Thành tích một lần giải.
- Average: Thành tích trung bình của nhiều lần giải. Thông thường, ở các giải thi đấu Rubik WCA, mỗi người sẽ có 5 lượt giải.
- Average of 5 = Ao5: Trung bình của 5 lượt giải. Cách tính : bỏ lượt nhanh nhất và chậm nhất, sau đó lấy trung bình cộng của 3 kết quả còn lại.
- Average of 12 = Ao12: Trung bình của 12 lượt giải, cách tính tương tự Ao5, bỏ lượt nhanh nhất và chậm nhất, tính trung bình cộng của 10 lượt giải còn lại
- Mean of 3 = Mo3: trung bình 3 lượt, cách tính: lấy trung bình cộng của 3 lượt. Thường được sử dụng trong những bộ môn tốn nhiều thời gian để giải như: 6×6, 7×7,….
- DNF = Did Not Finish : chưa hoàn thành khối Rubik. Đây là một lỗi các bạn mắc phải trong khi thi đấu giải Rubik. Nếu khối Rubik chưa được hoàn thành nhưng bạn đã dừng timer lại thì sẽ bị tính là DNF.
- Plus 2 (+2) : Trong khi thi đấu, nếu các tầng khối Rubik chưa hoàn chỉnh (lệch quá 45 độ), thời gian giải đó sẽ bị tính phạt và cộng thêm 2 giây.
- PB = Personal Best: Thành tích cá nhân tốt nhất.
- NR = National Record: Kỉ lục quốc gia. Mỗi khi có một cá nhân lập được một kỷ lục mới ở quốc gia đó, trong bộ môn Rubik bất kì, người đó sẽ là người giữ NR của quốc gia đó.
- WR = World Record: kỷ lục thế giới, tương tự như NR nhưng ở cấp độ toàn thế giới.
- Chi tiết các thuật ngữ khác về Rubik, qui định khi tham gia các giải đấu Rubik, vui lòng đọc thêm tại: https://www.worldcubeassociation.org/regulations/translations/vietnamese/
Phần IV. Ký hiệu giải Rubik
Ký hiệu Rubik là các chữ cái viết tắt trong tiếng Anh. Dùng để chỉ hướng xoay, các bước xoay của khối Rubik. Một công thức cho một trường hợp cụ thể, sẽ có nhiều bước xoay, tương ứng là nhiều kí hiệu. Có 6 chữ cái phổ biến và hay được sử dụng nhất trong các công thức, tương ứng với đó là 6 mặt.
- U: Up, tầng trên cùng của khối Rubik
- D: Down, tầng dưới cùng, đối diện với tầng U
- R: Right, tầng bên phải
- L: Left, tầng bên trái
- F: Front, tầng phía trước mặt, đối diện với người chơi
- B: Back, tầng sau, đối diện tầng F
KÝ HIỆU XOAY CÁC MẶT
Một chữ cái viết hoa là một Move, sẽ được hiểu là xoay tầng đó 90° theo chiều kim đồng hồ ↻.
Một chữ cái viết hoa kèm một dấu nháy đơn (dấu phẩy), sẽ được hiểu là xoay tầng đó 90° ngược chiều kim đồng hồ ↺.
Một chữ cái viết hoa đi kèm với số “2” có nghĩa là xoay mặt đó 2 lần, tương ứng với 180°Lưu Ý: Xoay 2 lần (ví dụ: xoay U2 hoặc U2′) sẽ có kết quả giống nhau. Tuy nhiên, trong một số công thức bạn sẽ gặp U2′ thay vì U2. Điều đó dùng để hướng dẫn cách bạn sử dụng Fingertricks trong công thức đó dễ dàng hơn mà thôi.
KÝ HIỆU XOAY HAI TẦNG CÙNG LÚC
Xem thêm: Bài 27, 28, 29, 30 trang 79 SGK Toán 9 tập 2 – Góc tạo bởi tia tiếp
Một chữ cái viết thường sẽ được hiểu là xoay 2 tầng cùng một lúc, bao gồm xoay một mặt cùng với tầng giữa tương ứng. Ký hiệu này có thể được viết theo 2 cách:
- Chữ viết thường: u, d,r, l, f, b
- Hoặc chữ in hoa + w: Uw, Dw, Rw, Lw, Fw, Bw
Lưu Ý:
- Chữ L viết thường (l) nhìn sẽ giống với chữ i (I) viết hoa. Nhưng hãy nhớ rằng trong toàn bộ ký hiệu Rubik không có ký tự i (I).
- Uw = u , Dw = d, Rw = r, Lw = l , Fw = f… tương tự ta cũng có Uw’ = u’ , Dw’ = d’, Rw’ = r’ …..
- Uw’2 = Uw2 = u2, tương tự với các ký hiệu còn lại
XOAY TOÀN BỘ KHỐI RUBIK / CUBE ROTATIONS
Xoay toàn bộ khối Rubik giúp chúng ta định hướng được mặt để thực hiện công thức. Ký hiệu dùng để hướng dẫn xoay toàn bộ khối Rubik được viết bằng 3 chữ cái: x, y và z. Đó chính là 3 trục quay trong toán học.
- Trục x: xoay toàn bộ khối theo hướng xoay của mặt R (tương tự, x’ là xoay toàn bộ khối theo chiều R’).
- Trục y: xoay toàn bộ khối theo hướng xoay của mặt U (tương tự, y’ là xoay toàn bộ khối theo chiều U’).
- Trục z: xoay toàn bộ khối theo hướng xoay của mặt F (tương tự, z’ là xoay toàn bộ khối theo chiều F’).
Cách nhớ: Trong bảng chữ cái, chữ x gần với chữ R hơn là chữ L, nên khi xoay x, xoay theo hướng của R. Tương tự, chữ y gần với chữ U hơn chữ D. Chữ z gần chữ F hơn chữ B.Nên hướng xoay của x theo R, y theo U, và z theo F.
XOAY TẦNG GIỮA (SLICE MOVES)
Tầng giữa của khối Rubik được ký hiệu bằng 3 chữ cái: M, E, S tương ứng là xoay 3 tầng giữa của khối Rubik ở 3 hướng khác nhau:
- M (Middle): xoay tầng giữa theo hướng xoay mặt L
- E (Equator): xoay tầng giữa theo hướng xoay của D
- S (Side): xoay tầng giữa theo hướng xoay của F
Tầng M xuất hiện nhiều trong các công thức giải Rubik 3×3 nâng cao, tầng S ít xuất hiện hơn, và tầng E thì rát hiếm gặp.
TỔNG KẾT – CÁC KÝ HIỆU RUBIK CƠ BẢN
Phần V. Các bộ môn thi đấu Rubik
Xem thêm: [ Đường trung tuyến trong tam giác ] Lý thuyết, tính chất, công thức
Dưới đây là các bộ môn được đưa vào thi đấu theo danh sách của Hiệp hội Rubik Thế Giới.
- Speedsolving: là bộ môn giải rubik với tốc độ nhanh nhất. Đây là môn phổ biến nhất và được yêu thích nhất. Áp dụng với hầu hết các môn từ 2x2x2 cho tới 7x7x7, và một số bộ môn biến thể khác
- Blindfolded = BLD: giải Rubik bịt mắt. WCA hiện có 3 môn thi ở giải này bao gồm: 3x3x3, 4x4x4 và 5x5x5. Ở các cuộc thi, đa số bộ môn này áp dụng cho 3×3, vì số người chơi được BLD 4×4 và BLD 5×5 là rất ít
- 3x3x3 Multi-Blind: Bịt mắt giải nhiều Rubik 3×3.
- 3x3x3 Fewest Moves: Giải 3x3x3 với số Move ít nhất.
- 3x3x3 One-Handed (OH): Giải tốc độ 3×3 với một tay.
- Clock: Giải tốc độ Rubik Đồng Hồ.
- Megaminx: Giải khối Rubik Megaminx 12 mặt
- Pyraminx: Giải khối Rubik Tam Giác Pyramin biến thể 4 mặt
- Skewb: Giải tốc độ khối Skewb, biến thể 6 mặt
- Square-1: Giải tốc độ khối SQ-1.
Trên đây là các bộ môn thi đấu chính thức của giải WCA. Chi tiết hơn, các bạn có thể tham khảo tại: https://www.worldcubeassociation.org/results/records
Phần VI. Các hãng sản xuất Rubik
Hiện nay, có rất nhiều các loại mẫu mã, thương hiệu Rubik có trên thị trường. Đa số các khối Rubik SpeedCube Chuyên Nghiệp được sử dụng trên toàn thế giới, trong các giải đấu đều đến từ các hãng lớn, có thương hiệu tên tuổi tại Trung Quốc. Có thể kể đến một số hãng phổ biến:
- GANCUBE: Các sản phẩm của hãng thường có giá rất cao khi ra mắt. Hãng này còn được mọi người trong cộng đồng Rubik gọi là “Apple trong giới Rubik” vì cách đặt tên sản phẩm của họ và giá bán rất cao khi mới ra mắt, giống với những mẫu điện thoại iPhone của Apple.
- MoYu Cube: Một hãng nổi tiếng khác của Trung Quốc. Hãng này có rất nhiều sản phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý. Kỷ lục thế giới hiện tại (tính đến 2022) là 3.47s được lập bởi Yusheng Du vào năm 2018 cũng là sử dụng sản phẩm của MoYu.
- Yong Jun Cube (YJ): YJ trước đây sản xuất rất nhiều các loại Rubik giá rẻ. Gần đây, hãng đã bắt đầu làm những sản phẩm chất lượng cao và nổi tiếng với dòng sản phẩm MGC.
- QiYi Toys/ QiYi Mofangge: Một hãng nổi tiếng khác đến từ Trung Quốc. Trước kia, Mats Valk từng là người đại diện, hình ảnh thương hiệu cho QiYi. Mats Valk cũng từng lập kỷ lục thế giới năm 2016 với 4.74s và sử dụng khối QiYi Valk 3 của hãng này.
- Yuxin: là một hãng sản xuất Rubik từ Trung Quốc, độ phổ biến ít hơn 4 hãng trên. Yuxin chuyên cho ra những sản phẩm giá thành tốt, chất lượng cao.
- ShengShou: nổi tiếng với các sản phẩm bigcube: 15x15x15 hay 17x17x17.
Trên đây là một số những hãng phổ biến nhất trong giới Rubik. Ngoài ra, còn rất nhiều những hãng khác, và đa số cũng tới từ Trung Quốc.
Phần VII. NHỮNG KHỐI RUBIK DÀNH CHO NGƯỜI MỚI CHƠI
Với những người mới tập chơi bộ môn Rubik Chuyên Nghiệp, các bạn có thể tham khảo sử dụng một số những sản phẩm sau. Đây đều là những sản phẩm phù hợp cho việc luyện tập và thi đấu.
Xem thêm: Công thức tính cạnh Hình Vuông bằng nhiều cách đơn giản
1. RS3M 2020 : Đây là một khối Rubik giá rẻ, chất lượng cực kỳ tốt. Được đa số mọi người chơi Rubik chuyên nghiệp lựa chọn sử dụng. Khối này đã được hãng gắn sẵn nam châm, và trang bị hệ thống chỉnh ốc chuyên nghiệp. Một trong những khối Rubik bán chạy nhất những năm gần đây. Tham khảo nơi bán rẻ nhất (trên các shop tại Shopee hoặc Lazada, giá được cập nhật liên tục) tại:
2. QiYi MS: Là một “đối thủ cạnh tranh” của RS3M 2020. QiYi MS được hãng QiYi cho ra mắt ở phân khúc giá tầm trung, chất lượng cực tốt. Cũng là một lựa chọn tốt dành cho những bạn mới. Khối này đã có sẵn nam châm. Tham khảo sản phẩm được bán với giá rẻ nhất (trên các shop tại Shopee hoặc Lazada) tại:
3. Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại: https://rubik4u.com/cua-hang/
KẾT LUẬN:
Trên đây là bài viết hướng dẫn dành cho những bạn mới “nhập môn” bộ môn SpeedCubing. Chúc các bạn sớm giải được khối Rubik một cách nhanh nhất.
Nếu có bất kỳ góp ý nào cho chúng tôi, vui lòng để lại bình luận.
Rubik4U – Chuyên So Sánh, Đánh Giá và Tư Vấn Rubik Chuyên Nghiệp
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan