Mời các bạn xem danh sách tổng hợp Bình giảng chuyện người con gái nam xương hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chuyện người con gái Nam Xương
Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua chuyện người con gái Nam Xương
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Nguyễn Du nghĩ gì khi viết nên những câu thơ nay? Phải chăng ông đã thấy được sự đau khổ, bất lực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, cái xã hội mà biết bao thế lực cả hữu hình lẫn siêu hình tác động lên cuộc đời họ. Mỗi người đều có một nỗi đau riêng và nếu không có nỗi đau nào giống nỗi đau nào thì tất cả đều là những người đàn bà đầy bạc mệnh. Đó là nàng Kiều của Nguyễn Du,là người chinh phụ của Đoàn Thị Điểm, nàng cung nữ của Nguyễn Gia Thiều, xa hơn một chút là Anna Karenia của Lev Tolstoi, Madam Borrory của G. Flaubert và còn có Vũ Thị Thiết của Nguyễn Dữ nữa.
Xem thêm: Tình cảnh lẻ loi người chinh phụ – Đặng Trần Côn | Tác giả
Bình dị và nhỏ nhoi, đó là tất cả những gì mà ta có thể nói về ước mơ của người con gái Nam xương. “Nghi gia nghi thất”, lấy chông sinh con và được chung sống trong một gia đình yên bình hoà thuận , ước mơ đó dường như cũng là ước mơ chung của bao cô gái khác trên thế gian này.Nhưng đối với Vũ Thị Thiết ước mơ đó lại càng dễ thành hiện thực hơn khi nàng là con nhà gia giáo, “tính đã thuỳ mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Có lẽ cũng vì vậy mà cuộc kết hôn với Trương Sinh cũng là một điều dễ hiểu dù Trương Sinh có tính cả ghen đi chăng nữa. Nàng cùng với sự khôn khéo của mình lúc nào cũng “giữ gìn khuôn phép, không từng để khi nào vợ chồng phải dẫn đến bất hoà”. Và vào chính lúc này hạnh phúc đã đến với nàng.
Thế nhưng, cuộc đời nào có bằng phẳng giống như ước nguyện của nhân sinh, thứ hạnh phúc mà Vũ Thị Thiết có được lại vô cùng mong manh và ngắn ngủi. Mong manh như sương khói và ngắn ngủi tựa kiếp sống của đoá phù dung sớm nở tối tàn.Hạnh phúc của nàng là hạnh phúc của Kiều khi gặo Kim Trọng, là hạnh phuc nhỏ nhoi của bao người con gái khác. Thế nhưng hạnh phúc chỉ là sự im lặng của nỗi đau và khi nỗi đau lên tiếng thì hạnh phúc cũng không tồn tại nữa. Cuộc sống đang yên ả thì đột nhiên dòng đời rẻ sang một hướng khác. Chàng phải đi lính- một nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ “ngôi đền hạnh phúc” của họ. Đây là khởi đầu của biết bao biến cố sau này.
Nhưng dù sao đi nữa thì chiến tranh vẫn là một nguyên nhân mang tính chất ngoại tại, nó cũng chỉ góp phần vào sự sụp đổ của gia đình Vũ Nương mà thôi. Ở đây ta nói đến một nguyên nhân khác đó chính là lời nói dối của nàng với con, lời nói dối tưởng chừng như vô hại nhưng sau này lại giữ một vai trò quyết định chi phối toàn bộ diễn biến của câu chuyện. Có lẽ trong thâm tâm mình khi nói đùa với con trẻ như thế nàng chỉ muốn cho con được hưởng thụ cái cảm giác có đầy đủ cả cha lẫn mẹ và cũng là đủ để thể hiện lòng trung thành của mình với chồng, thế nhưng ý nghĩa cao đẹp ấy lại giống như dòng nước đẩy nàng ra khơi xa đầy giông tố. Sự hiểu lầm ấy bắt đầu bằng sự ngây thơ của trẻ con nhưng đó lại là một sự ngây thơ có khả năng tàn phá một gia đình.
Xem thêm: CuO + H2 → Cu + H2O | , Phản ứng oxi-hoá khử
Emerson từng nói: “ Hạnh phúc là một mùi thơm mà người ta không thể toả sang cho người khác nếu không rưới vài giọt lên chính mình”. Có lẽ Trương Sinh chính là loại người có hạnh phúc mà không biết còn Vũ Thị Thiết là người đi tìm hạnh phúc mà không thấy. Phải chăng đó là nghịch lí tồn tại ở đây? Trương Sinh với sự cả ghen của mình lại tự đánh mất đi hạnh phúc không những vậy còn đẩy Vũ Nương vào bờ tuyệt vọng, khiến nàng phải tìm đến cái chết từ trong chính những bi kịch của hạnh phúc. Trương Sinh chính là biểu tượng của biết baonhững người đàn ông mang nặng tư tưởng phụ quyền trong xã hội phong kiến xưa. “ Hắn” là bộ mặt của tất cả những ai mang theo bên mình thói ghen tuông vô cớ, sống không có niềm tin lại vũ phu tàn nhẫn. Trở lại với Vũ Nương, nànglà bản sao của biết bao số kiếp hồng nhan bạc mệnh, của biết bao con người phụ nữ phải chôn vùi đời mình vào những con người như Trương Sinh. Họ trơ trọi, cô độc, bị đày đoạ và dường như là không thể có hạnh phúc. Vũ Nương mang trong mình tâm hồn nhiều khát vọng là thế, sâu sắc chân thành là thế nhưng vẫn dễ bị tổn thương. Không tổn thương sao được khi mặc cho nàng giải thích hay phân trần ra sao thì chàng vẫn không tin. Đến đây nàng xót xa, cay đắng tột cùng. Thầm trách xã hội kia sao lại ác độc, chế độ phong kiến kai sao lại bất công tàn nhẫn, để nàng giờđây lại không có chốn nương thân trong chính cái xã hội của mình. Và thế là nàng quyết địnhquyên sinh. Chết để thể hiện sự trong sạch ngay thẳng của mình và chết cũng là để tố cáo cái xã hội tàn ác kia. Nàng chết mà để lại cho mình một lời nguyền: “Kẻ bạc mệnh này …. xin làm cơm cho diều quạ” Đến đây ta chợt nhớ về hai câu thơ trong bài “ Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Rõ ràng đời Vũ nương “ rắn nát mặc dầu tay kẻ nặng”. Nhưng sống cũng như chết, nàng vẫn “ giữ tấm lòng son”: nàng chung thuỷ với chồng, hiếu thảo với mẹ chông, đời nàng sáng trong như ngọc. Thế nhưng dù là ở thế giới khác thì nàng vẫn nặng lòng với quê hương, vẫn nặng tình đời và khao khát được phục hồi danh dự. Ở đây Nguyễn Dữ muốn cho ta thấy được rằng cuộc đời luôn công bằng, người tốt dù trải qua bao oan khuất cuối cùng cungz sẽ được đền trả xứng đáng.
Xem thêm: Mấy tuổi học lớp 1, 2, 3, 4, 5 , 6, 7, 8, 9 ,10, 11, 12 năm 2022
Dòng sông ngăn cách con người trước kia va hiện nay của Vũ Nương. Nàng không hoá thành ngọc thành cỏ, nàng vẫn là người-nhưng đã khác trước. Vật tin nàng gửi tới Trương Sinh cũng thật cụ thể và nên thơ nhưng cũng rất “người”: một chiếc hoa vàng- ý niệm về nàng và cũng là ýa niệm về sự cô đơn, phân ly.Cũng phải thôi vì tên nàng là Vũ Thị. Là hạt mưa sa, nàng trở về vớidòng sông. Cũng như Trương Chi, người lái đò gieo mình xuống dòng sông trước khi nhập vào cây gỗ bạch đàn. Và họ đều mượn mặt nước để thể hiện như một ảo ảnh lần cuối cùng trước người tình xưa.
Thật không ngoa khi nói rằng “ Chuyện người con gái Nam Xương” chính là một áng “thiên cổ kì bút” . Từ một chiếc bóng oan nghiệt, tác phẩm thấm dẫm cảm hứng nhân văn, mở ra trước mắt người đọc biết bao điều sâu rộng về tình nghĩa vợ chồng- về quan hệ giữa người với người. Cũng qua đó tác phẩm giúp người đọc nhận thấy được nhiều mặt của cuộc sống đương thời rằng vẫn còn nhiều Trương Sinh vơi đầu óc nam quyền độc đoán được sinh ra từu xã hội phong kiến suy tàn và những Vũ Nương đẹp cả về hình dáng, phẩm giá lẫn tâm hồn nhưng lại không bảo vệ được mình bởi những thế lực tàn ác. Có lẽ cũng vì vậy mà Nguyễn Du đã viết nên “lời chung” cho bao người phụ nữ đương thời, rằng:
Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan