Duới đây là các thông tin và kiến thức về Bài văn giới thiệu về cao bằng hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 333km; phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km2; là cao nguyên đá vôi xen với đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát biên có độ cao từ 600m – 1.300m so với mặt nước biển. Núi rừng chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh, đất bằng để canh tác chỉ có gần 10%. Dân số hiện nay có trên 519 nghìn người.
Cao Bằng nổi tiếng với Khu di tích lịch sử Pác Bó – nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước. Cao Bằng cũng được biết đến với hình ảnh Thác Bản Giốc hùng vỹ hòa quyện giữa cảnh quan núi rừng, tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình; cùng với quần thể hang động nguyên sơ với những tiềm năng du lịch văn hóa, tâm linh độc đáo, đặc sắc, là sức hấp dẫn khó cưỡng với du khách gần xa.
Pác Bó và những di tích lịch sử của dân tộc
Pác Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, nằm sát biên giới Việt – Trung, cách thành phố Cao Bằng hơn 50km. Sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc qua cột mốc 108. Người đã chọn Pác Bó làm nơi ở và hoạt động cách mạng trong nhiều năm tháng của những năm 1941 – 1945.
Xem thêm: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại
Tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã mở các lớp huấn luyện về chính trị và quân sự cho các cán bộ cách mạng tỉnh Cao Bằng, dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô ra tiếng Việt, soạn thảo và xuất bản các tài liệu cách mạng: Lịch sử nước ta, Địa dư Bắc Kỳ, Địa dư Cao Bằng; tài liệu huấn luyện quân sự: Cách đánh du kích, Kinh nghiệm du kích Nga, Kinh nghiệm du kích Tàu… Tại Pác Bó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra nhiều chủ trương và quyết định quan trọng chuẩn bị cho cuộc cách mạng Tháng Tám 1945. Ngày 04/5/1945, Người đã rời Pác Bó đi Tân Trào (Tuyên Quang) để chỉ đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (tháng 8/1945) thắng lợi…
Hang Pác Bó vốn là hang động tự nhiên. Pác Bó (hay còn gọi là Cốc Bó) theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là “nơi đầu nguồn”. Trước cửa hang có một con suối lớn chảy ngầm từ trong núi đá ra, quanh năm nước xanh trong, chảy quanh ôm lấy ngọn núi cao. Chủ Hồ Chí Minh đã đặt tên Suối Lê – Nin, núi Các – Mác để tưởng nhớ đến hai nhà tư tưởng vĩ đại, đã giúp Người tìm thấy con đường giải phóng dân tộc
Với những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, Khu di tích lịch sử Pác Bó trở thành một trong những khu di tích quan trọng của cả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng. Ngày 21/02/1975, Khu di tích Pác Bó đã được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích lịch sử cách mạng. Ngày 29/8/2007, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 1146/QĐ-TTg, phê duyệt Đề án xây dựng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Pác Bó tỉnh Cao Bằng. Ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính Phủ ký Quyết định công nhận Khu di tích lịch sử Pác Bó là Di tích Quốc gia đặc biệt. Ngày nay, Pác Bó trở thành quần thể di tích lịch sử văn hóa vô giá của dân tộc Việt Nam, là nơi giáo dục truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước cho các thế hệ thanh thiếu niên.
Cùng với Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Cao Bằng còn có nhiều điểm du lịch lịch sử nổi tiếng, hấp dẫn khác như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Rừng Trần Hưng Đạo – nơi ghi dấu sự thành lập và hoạt động của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam; Khu di lích lịch sử Chiến dịch Biên giới 1950 (thôn Nà Lạn, xã Đức Long, huyện Thạch An); Khu di tích Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng (làng Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng); Di tích đồn Phai Khắt…
Kỳ thú Thác Bản Giốc và các hang động thiên nhiên
Xem thêm: Viết thư gửi chú bộ đội – Thủ thuật
Từ trung tâm Thành phố Cao Bằng trải qua 89 cây số qua đèo Mã Phục, đèo Khau Liêu, đi qua những bản làng, men theo dòng sông Quây Sơn xanh biếc du khách sẽ đến với Thác Bản Giốc – một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam. Thác nằm trên địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Thác Bản Giốc có độ cao 35m và độ rộng 300m, xếp thành 3 tầng gồm nhiều ngọn thác lớn nhỏ khác nhau với những tên gọi khác nhau như Đuây Bắc, Lầy Sản, Ngà Moong, Ngà Trang, Ngà Vài, Ngà Rằng, Thoong Áng… Những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều bậc đá vôi tạo thành một màn bụi nước trắng xóa. Từ phía xa, du khách có thể nghe thấy tiếng thác nước chảy ầm ào vang động cả một vùng đất rộng lớn. Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây xẻ dòng sông thành ba lồng nước như ba dải lụa trắng. Vào những ngày hè oi ả không khí ở đây vẫn mát lạnh và vào mỗi ban mai ánh mặt trời chiếu qua làn hơi nước tỏa thành dải cầu vồng lung linh, huyền ảo.
Truyền thuyết kể rằng, có người con gái đẹp tuyệt trần được tiến vua nhưng liều mình trốn thoát cùng người mình yêu. Sau khi tìm được nhau, họ cùng chìm vào giấc ngủ ngàn thu. Dân bản chứng kiến trời đổ mưa tầm tã cả tuần liền. Nước ngập khe suối, không ai dám ra ngoài vì mưa to kèm sấm sét dữ dội. Kỳ lạ thay, khi mưa tạnh, người ta thấy có hai ngọn thác lớn đổ nước trắng xóa phía bên cạnh bản. Dưới chân thác, mặt nước lại trong xanh hiền hòa như không vướng víu bụi trần. Kể từ đó, người dân gọi nơi đây là thác Bản Giốc để tưởng nhớ về một thời gái bản tiến vua, cũng là niềm tự hào của người Tày với sắc đẹp trời ban.
Ngày nay, Thác Bản Giốc được xem là dòng thác đẹp nhất Việt Nam, nằm trên đường biên giới Việt – Trung, giữa khung cảnh núi non trùng điệp còn đậm nét nguyên sơ. Bản Giốc còn được vinh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới quốc gia.
Cùng với Thác Bản Giốc, thiên nhiên còn ưu ái ban tặng cho mảnh đất nơi đây hàng loạt những hang động tự nhiên đồ sộ, hoang sơ, kỳ thú như Động Ngườm Ngao (Trùng Khánh), hang Dơi (Hạ Lang), hang Ki Lu, hang Khuổi Khua (Phục Hòa), cùng với vùng Phja Oắc – Phja Đén (Nguyên Bình) và quần thể hồ – sông – hang ngầm Thang Hen, tạo thành vùng du lịch sinh thái kỳ thú, hấp dẫn nhiều du khách.
Xem thêm: Đề thi Tin học lớp 8 Học kì 1 có đáp án (4 đề) – VietJack.com
Động Ngườm Ngao nằm ở bản Gun, xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Theo tài liệu khảo sát của Hội khảo sát Hoàng gia Anh vào năm 1995 thì động Ngao có chiều dài 2.144m. Động gồm ba cửa chính là: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm (tức cửa gió, quanh năm mát lạnh) và cửa Bản Thuôn phía sau núi thuộc Bản Thuôn. Theo tiếng Tày, “ngườm” là “động”, “ngao” là “hổ”; “Ngườm Ngao” có nghĩa là động hổ. Động Ngườm Ngao được chia thành ba khu chính: Khu Tứ trụ thiên đình, khu trung tâm và khu kho báu. Ngườm Ngao có một vẻ đẹp vô cùng kỳ thú được tạo nên bởi những lớp thạch nhũ lộng lẫy, vàng rực. Những dải nhũ đá muôn màu sắc mọc từ dưới lên, từ trên các vòm đá cao rủ xuống với nhiều hình dáng đẹp phản chiếu ánh sáng lung linh.
Động Ngườm Ngao (Ảnh: Internet)
Thuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng ở độ cao hàng nghìn mét so với mặt biển, Hồ Thang Hen là một hồ đẹp trong số 36 hồ lớn nhỏ trong vùng rừng núi của huyện Trà Lĩnh. Nằm ở giữa một vùng núi non và màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá cheo leo soi bóng xuống mặt nước trong, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Hồ Thăng Hen có hình thoi, rộng từ 100m đến 300m, dài từ 500m đến 1.000m. Phía đầu nguồn là một cái hang rộng, từ trong hang nguồn nước chảy ra suốt ngày đêm. Một điều đặc biệt kỳ thú theo người dân bản địa cho biết, cứ vào khoảng 10 năm một lần, bỗng dưng nước hồ Thang Hen cạn gần hết và chỉ sau một vài ngày nước lại dâng lên.
Theo truyền thuyết dân gian, ngày xưa ở Cao Bằng có một chàng trai tên là Sung thông minh tuấn tú. Chàng thi đỗ làm quan và được vua ban thưởng bảy ngày vinh quy bái tổ. Về quê, chàng kết hôn cùng nàng Boóc xinh đẹp. Mải quyến luyến bên người vợ xinh đẹp mới cưới, chàng quên mất ngày trở về kinh. Đến đêm thứ bảy chàng mới sực nhớ, vội chia tay vợ và bố mẹ chạy về kinh. Giữa đêm tối trong rừng hoang, chàng chạy được 36 bước chân thì ngã đầu đập vào núi rồi chết. 36 bước chân của chàng ngày nay là 36 cái hồ lớn nhỏ với những tên gọi khác nhau của tiếng địa phương thuộc huyện Trà Lĩnh. Tương truyền rằng nơi chàng nằm xuống chính là hồ Thang Hen ngày nay.
Với hơn 20 dân tộc quần cư sinh sống, như Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa, Lô Lô…, nền văn hóa truyền thống của Cao Bằng được hình thành bởi những phong tục tập quán, văn hóa đặc trưng riêng của từng cộng đồng dân cư, tựa như vườn hoa đa sắc màu văn hóa hấp dẫn khách du lịch đến khám phá và trải nghiệm. Đến Cao Bằng, du khách có thể thưởng thức những điệu hát Sli, hát Then, hát Lượn truyền thống; khám phá nét độc đáo trong các nghi lễ của dân tộc thiểu số như Lễ mừng thọ của người Tày, đám cưới của người Lô Lô đen, người Mông, tục cúng Phi Ham của người Tày Nùng, lễ hội Nàng Hai, Hội Thanh Minh, Hội chùa Sùng Phúc… Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng, mang đậm nét ẩm thực dân tộc như lạp xường, xôi trám, hạt dẻ Trùng Khánh, bánh khảo, bánh chè lam…
Với những nét độc đáo, đặc sắc về cảnh quan, lịch sử và văn hóa, Cao Bằng hứa hẹn là điểm đến hấp dẫn, lý thú không thể bỏ qua của du khách trên hành trình đến với vùng Việt Bắc./.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan