Dưới đây là danh sách Bài tập về liên kết đoạn văn trong văn bản hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
BÀI TẬP LIÊN KẾT CÂU, LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN ÔN TẬP NGỮ VĂN 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Liên kết trong một văn bản là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết.
2. Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức:
Liên kết về nội dung:
- Liên kết chủ đề (các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản).
- Liên kết lô-gíc (các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí).
Liên kết hình thức gồm các phép liên kết:
- Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết.
- Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước.
- Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước.
II. LUYỆN TẬP;
Câu 1. Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau:
a) Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến…
Xem thêm: Những câu nói hay về tình bạn giàu ý nghĩa và đáng suy ngẫm
(Nguyên Hồng)
b) Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả lìgựt ngào, vị ngọt đến đam mê.
(Mai Văn Tạo)
Câu 2. Phân tích tính liên kết về nội dung trong đoạn văn sau:
Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao qúy ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến.
(Vũ Khoan)
Câu 3. Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau và nêu cách sửa các lỗi ấy.
a) Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo ra và nuôi dưỡng sự sống cũng như tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần của loài người. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI – thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ môi trường, là thời cơ hành động của cả nhân loại.
b) Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả.
Xem thêm: [SGK Scan] Bài 44. Thấu kính phân kì – Sách Giáo Khoa
c) Dê Đen đi đằng này lụi. Dê Trắng đi đằng kia sang. Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suôi. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.
Câu 4. Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:
di) Tuy thế, người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm đạm bạc với dân làng.
b) Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khoẻ mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng.
c) Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi sức vóc khác người nhưng tâm hồn còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa.
Câu 5. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu) bàn về việc đọc sách của HS hiện nay. Chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức trong văn bản đó.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Vận dụng kiến thức về liên kết câu để xác định các phương tiện liên kết đã sử dụng:
a)
- Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi.
- Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn.
Xem thêm: Top 10 Bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát (lớp 8) hay nhất
b)
- Phép thế: cây sầu-riêng – nó.
- Phép liên tưởng: cây – thân – lá – trái.
c)
Phép nối: vậy mà.
Câu 2. Xác định chủ đề của đoạn vãn: điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam. Các câu trong đoạn đều hướng đến việc thể hiện nội dung đó. Trình tự các câu được sắp xếp hợp lí (hai câu trước nêu phẩm chất cao quý của người Việt Nam là đoàn kết, câu cuối nêu nhược điểm trong tính cách của người Việt là sự đố kị).
Câu 3.
a)
- Đoạn văn mắc lỗi về liên kết nội dung và hình thức.
- Cần chú ý lỗi về liên kết hình thức thể hiện qua các từ ngữ có tác dụng nối các câu như nhưng, bởi vì. Cách chữa: có thể bỏ hoặc thay các từ ngữ đó bằng các từ ngữ phù hợp.
-Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy-
Trên đây là trích dẫn một phần Đề kiểm tra HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 10 – Trường THPT Nguyễn Trân. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Chúc các em đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm
- Bộ 3 đề ôn tập năm 2020 môn Ngữ Văn 9 – Trường THCS Phong Thuỷ
- Bộ 3 bài viết tập làm văn HK2 năm 2019 môn Ngữ Văn 9 – Trường THCS Phước Mỹ Trung
-Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn-
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan