Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Bài tập khúc xạ ánh sáng lớp 11 hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids
Vật lí lớp 11 Bài tập khúc xạ ánh sáng thuộc chủ đề vật lí lớp 11 Khúc xạ ánh sáng
Công thức khúc xạ ánh sáng
Hình vẽ về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Trong đó:
- Tia tới: tia sáng đi đến mặt phân cách.
- Tia khúc xạ: tia sáng bị khúc xạ qua mặt phân cách.
- Góc tới i: hợp bởi tia tới và pháp tuyến
- Góc khúc xạ r: hợp bởi tia khúc xạ và pháp tuyến
Bài tập khúc xạ ánh sáng cơ bản
Bài tập 1. Tia sáng đi từ nước có chiết suất 4/3 sang thủy tinh có chiết suất 1,5. Tính góc khúc xạ và góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới, biết góc tới i = 30o.
Bài tập 2. Tia sáng truyền trong không khí tới gặp mặt thoáng của chất lỏng có chiết suất √3. Ta được hai tia phản xạ và khúc xạ vuông góc với nhau. Tính góc tới.
Xem thêm: 1976 mệnh gì? Hợp màu gì, hướng nào, tuổi nào, tử vi Bính Thân
Bài tập khúc xạ ánh sáng 3. Tính vận tốc của ánh sáng trong thủy tinh. Biết thủy tinh có chiết suất n = 1,6 và vận tốc ánh sáng trong chân không là c = 3.10$^{8 }$m/s.
Bài tập khúc xạ ánh sáng 4. Tính vận tốc của ánh sáng truyền trong môi trường nước. Biết tia sáng truyền từ không khí với góc tới là i = 60o thì góc khúc xạ trong nước là r = 40o. Lấy vận tốc ánh sáng ngoài không khí c = 3.10$^{8 }$m/s.
Bài tập 5. Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất có chiết suất n = √2 với góc tới i = 45o. Coi tốc độ ánh sáng khi truyền trong không khí là c = 2.108m/s
a/ Tính tốc độ của ánh sáng khi truyền trong khối chất này.
b/ Tính góc khúc xạ
c/ Tính góc lệch D tạo bởi tia khúc xạ và tia tới.
Xem thêm: Công thức thể tích khối trụ và bài tập có lời giải chính xác 100%
Bài tập 6. Hãy xác định giá trị của góc tới trong các trường hợp sau
a/ Dùng tia sáng truyền từ thủy tinh và khúc xạ ra không khí. Biết tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt thủy tinh tạo với nhau góc 90o. Chiết suất của thủy tinh là 1,5.
b/ Tia sáng truyền từ nước và khúc xạ ra không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất 4/3. Xác định góc tới.
Bài tập 7. Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n với góc tới i.
a/ Khi góc tới i = 45o thì thấy góc hợp bởi tia khúc xạ và tia phản xạ là 105o. Hãy tính chiết suất n của môi trường trong suốt nói trên.
b/ Thay môi trường trên bằng một môi trường có chiết suất n = 1,5. Phải điều chỉnh góc tới đến giá trị nào thì góc tới gấp 2 lần góc khúc xạ.
Xem thêm: Soạn bài Cố hương | Ngắn nhất Soạn văn 9 – VietJack.com
Bài tập 8. Hãy tính chiết suất của môi trường trong suốt trong các trường hợp sau:
a/ Tia sáng đi từ không khí tới gặp mặt phân cách giữa không khí và môi trường trong suốt có chiết suất n với góc tới i = 45o. Khi đó góc hợp bởi tia tới và tia khúc xạ là 15o (theo chiều truyền ánh sáng)
b/ Chiếu 1 tia sáng SI đi từ không khí vào 1 chất lỏng có chiết suất n, thì góc hợp bởi tia tới và tia khúc xạ của tia sáng khi đi vào chất lỏng là 30o và tia khúc xạ hợp với mặt thoáng một góc 60o.
Bài tập 9. Một tia sáng truyền từ môi trường A vào môi trường B dưới góc tới là 9o thì góc khúc xạ là 8o.
a/ Tìm góc khúc xạ khi góc tới là 60o
b/ Tính vận tốc truyền ánh sáng trong môi trường A biết vận tốc ánh sáng trong môi trường B là 200000km/s
Bài tập khúc xạ ánh sáng, dạng bài quang hình
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan