Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Bắc bán cầu hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi
1. Bán cầu Bắc là gì?
1.1. Đường Xích Đạo là cơ sở tạo nên bán cầu Bắc
Trước khi tìm hiểu về bán cầu Bắc, chúng ta cần phải nắm rõ một số thông tin về đường xích đạo. Xích đạo là một từ Hán Việt, mang nghĩa là “con đường màu đỏ”. Xích đạo là một đường tròn tưởng tượng được con người vẽ ra trên bề mặt Trái Đất cũng như các thiên thể khác. Đường Xích đạo nằm cách đều hai cực của hành tinh và chia hành tinh thành hai nửa bằng nhau.
Trên Trái Đất, đường Xích Đạo được hình thành dựa trên sự phân chia của năm vĩ tuyến chính chạy dọc theo chiều ngang của hành tinh hình cầu (Vĩ tuyến là đường tròn nối các điểm có cùng vĩ độ trên Trái Đất). Trong đó, đường Xích đạo là đường vĩ tuyến nằm ở chính giữa hành tinh, đây cũng là đường vĩ tuyến dài nhất, có độ dài 40 075 km.
1.2. Tổng quan về bán cầu Bắc
Như chúng ta đã biết, đường Xích đạo nằm ở giữa Trái Đất và chia hành tinh của chúng ta thành hai nửa bằng nhau. Hai nửa này được gọi tên là bán cầu Bắc và bán cầu Nam. Trong đó, bán cầu Bắc nằm ở phía trên còn bán cầu Nam nằm ở phía dưới. Dù hai nửa hành tinh được chia đều bởi đường Xích Đạo nhưng điều kiện tự nhiên, địa lý , đặc điểm khí hậu… lại không hề giống nhau, thậm chí một số đặc điểm của hai bán cầu còn hoàn toàn đối lập.
Xem thêm: Gợi ý giải bài 14 trang 77 sgk toán 9 tập 1 – Đầy đủ và Khoa học
Nhìn chung, bán cầu Bắc sở hữu đa phần diện tích lục địa, tương ứng với phần đông dân số thế giới. Thông tin này hoàn toàn có thể nắm bắt khi chúng ta quan sát bản đồ địa lý thế giới hoặc quả địa cầu: toàn bộ châu Âu, châu Bắc Mỹ và Caribe đều nằm trọn vẹn trong Bắc bán cầu. Ngoài ra, đa phần diện tích châu Á cũng không phải là ngoại lên (chỉ trừ Indonesia và Đông Timor). Ngoài ra, một phần nhỏ của Nam Mỹ (giới hạn bởi phía bắc sông Amazon) và hai phần ba diện tích châu Phi cũng nằm trên ranh giới của bán cầu này.
2. Đặc điểm địa lý của bán cầu bắc
2.1. Địa lý và khí hậu
2.1.1. Các dạng địa hình
Về phổ rộng của các dạng địa hình, bán cầu Bắc không có quá nhiều khác biệt so với bán cầu Nam. Cả hai bán cầu đều sở hữu đa dạng địa hình từ núi cao, đồng bằng, thung lũng và biển sâu. Tuy nhiên, đa phần diện tích đất liền đều nằm ở Bắc bán cầu, do đó phần lục địa phía Bắc cũng tồn tại một vài đặc trưng riêng mà bán cầu Nam không có.
2.1.2. Các mùa trong năm
Lấy vùng ôn đới trung tâm làm trọng tâm, khu vực bán cầu Bắc có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông trong đó mùa xuân bắt đầu từ ngày 5 tháng 3; mùa hè từ ngày 6 tháng 5, mùa thu bắt đầu từ 7 tháng 8; mùa đông bắt đầu từ ngày 8 tháng 12. Trong khi đó, các khu vực nhiệt đới chỉ được phân thành hai mùa là mùa mưa (các tháng mùa hè) và mùa khô (các tháng mùa đông). Các khu vực ở vòng cực Bắc sẽ có một số ngày mặt trời không bao giờ lặn hoặc mặt trời không bao giờ lặn. Vùng cực Bắc thậm chí không có mặt trời trong vòng 6 tháng liên tục và mặt trời sẽ không lặn trong vòng 6 tháng còn lại.
2.2. Dân cư
Xem thêm: Văn miêu tả là gì? Phân loại, tác dụng và các bước làm bài chuẩn nhất
Diện tích đất lớn của bán cầu Bắc cũng thu hút đa phần dân số thế giới tập trung định cư và sinh sống tại phần nửa trên của lục địa. Theo ước tính, Bắc bán cầu chiếm hữu khoảng 39,3% diện tích đất liền trong khi Nam bán cầu chỉ có 19,1%. Do đó, nửa trên của hành tinh cũng có trình độ phát triển vượt trội hơn, dân cư được đánh giá là giàu có hơn, văn minh hơn và có tiềm lực kinh tế, xã hội hơn hẳn nửa kia của Trái Đất.
2.3. Hiệu ứng Coriolis
Trục nghiêng của Trái Đất cũng dẫn tới việc Bắc bán cầu phải chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis. Tại bán cầu Bắc, các vật thể, con người, sinh vật khi chuyển động đều có xu hướng vòng sang phải. Tuy nhiên, khi chuyển động dọc theo đường vĩ tuyến, chúng ta sẽ có xu hướng di chuyển “nặng” hơn như khi gặp lực cản của cơn gió to (khi di chuyển về hướng Tây) và nhẹ đi khi di chuyển về hướng Đông.
Hiệu ứng này cũng có tác động mạnh mẽ tới dòng chảy của không khí và hệ thống áp suất khí quyển trên các vùng khác biệt.
3. Một số thông tin hỏi đáp về bán cầu bắc
3.1. Việt Nam nằm ở bán cầu nào?
Xem thêm: Stt thả thính crush, caption thả thính trai, caption thả gái auto đổ
Câu hỏi này hoàn toàn có thể giải đáp nhờ vào bản đồ địa lý thế giới. Khi quan sát bản đồ, chúng ta sẽ thấy phạm vi địa lý của Việt Nam nằm trọn trong giới hạn của vòng đai nhiệt đới thuộc bán cầu Bắc, phần chủ quyền này thiên về phía chí tuyến hơn là phần xích đạo. Do đó, nước ta cũng sở hữu khí hậu nóng ẩm của vùng gió mùa nhiệt đới điển hình. Tuy nhiên, nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi (phía bờ đông của bán đảo Đông Dương), miền Trung Nam của Việt Nam rất được ưu ái khi không bị hoang mạc và bán hoang mạc như các nước có cùng vĩ độ thuộc Tây Nam Á và Châu Phi.
3.2. Bốn mùa trong năm ở bán cầu bắc có giống với bán cầu nam không?
Có thể các bạn đã quen với việc dùng lịch dương với sự phân định rõ ràng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà quên mất bán cầu Bắc và bán cầu Nam có các mùa trái ngược nhau. Có nghĩa là, khi bạn đang nhâm nhi ly ca cao nóng hổi trong một ngày mùa đông giá rét thì một cậu bé ở Nam bán cầu đang được tận hưởng cái nắng ấm áp trên bãi biển.
Tại sao hiện tượng này lại diễn ra? Nguyên do chính nằm ở trục nghiêng cố định của Trái Đất. Trong khoảng thời gian từ 21 tháng 3 tới 23 tháng 9, bán cầu Bắc khi ấy có xu hướng ngả hẳn về phía mặt trời. Lúc này, vùng địa lý ở bán cầu Bắc nhận được góc chiếu sáng lớn hơn từ quả cầu lửa, đa phần diện tích bán cầu đều được chiếu sáng – đó chính là mùa hè ở bán cầu Bắc. Ngược lại, người dân sống tại bán cầu Nam lại nhận được ít nhiệt lượng từ mặt trời hơn do đa phần bán cầu Nam đều nằm trong diện tích khuất tối. Do đó, từ 21 tháng 3 tới 23 tháng 9 chính là khoảng thời gian bán cầu Nam bước vào màu đông.
Trên đây là toàn bộ thông tin của timviec365.vn xoay quanh câu hỏi bán cầu Bắc là gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về bán cầu Bắc cũng như những đặc điểm địa lý tự nhiên của vị trí mà chúng ta đang sinh sống.
Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn
Bài viết liên quan