Lý thuyết Hóa học 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối hay, chi tiết

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối hay, chi tiết

Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Axit bazo muối hay nhất được tổng hợp bởi Wonderkids

Video Axit bazo muối

Lý thuyết Hóa học 8 Bài 37: Axit – Bazơ – Muối

Bài giảng: Bài 37: Axit – Bazơ – Muối – Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

– Axit không có oxi: HCl, H2S,….

– Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

– Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

– Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

Xem thêm  Các cấu trúc viết lại câu Tiếng Anh thông dụng nhất và Bài tập

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

Xem thêm: Cấu trúc It take và bài tập cơ bản | Học tiếng anh cùng IDT

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

d. Phân loại

– Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

– Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

Bài tập tự luyện

Bài 1: Oxit tương ứng với axit H2SO3 là

A. SO2.

B. SO3.

C. SO.

D. CO2.

Lời giải:

Oxit tương ứng với axit H2SO3 là SO2

Đáp án cần chọn là: A

Bài 2: Cho các chất sau: H2SO4, HCl, NaCl, CuSO4, NaOH, Mg(OH)2. Số chất thuộc loại axit là:

A. 1

B. 2

Xem thêm: Chu pa pi mô nha nhố nghĩa là gì? – Bách hóa XANH

C. 3

D. 4

Lời giải:

Các chất thuộc loại axit là: H2SO4, HCl →→ có 2 chất

Xem thêm  Tổng hợp mã Zip Sóc Trăng, mã bưu chính và mã bưu điện Sóc Trăng

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.

B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.

C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.

D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.

Lời giải:

Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Tên gọi của Al(OH)3 là:

A. Nhôm (III) hidroxit.

B. Nhôm hidroxit.

C. Nhôm (III) oxit.

D. Nhôm oxit.

Lời giải:

Al(OH)3: nhôm hidroxit

Đáp án cần chọn là: B

Chú ý: Không gọi là Nhôm (III) hidroxit vì nhôm chỉ có 1 hóa trị III. Cách gọi này chỉ ứng với kim loại có nhiều hóa trị

Bài 5: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Khối lượng muối NaCl thu được là

A. 11,7 gam.

B. 5,85 gam.

C. 4,68 gam.

Lời giải:

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xem thêm: Tả cảnh biển vào lúc hoàng hôn – Thủ thuật

Xét tỉ lệ: => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol

P/ứng: 0,1mol → 0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

Đáp án cần chọn là: B

Bài 6: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam kẽm tác dụng với 9,8 gam axit sunfuric (H2SO4) là

A. 24,15 gam

B. 19,32 gam

Xem thêm  Đọc đoạn văn Mưa rào (trang 31 – 32 SGK tiếng việt 5 tập 1) và trả

C. 16,1 gam

D. 17,71 gam

Lời giải:

Số mol kẽm là: nZn= =0,15mol

Số mol H2SO4 là: nH2SO4= =0,1mol

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Xét tỉ lệ: => Zn dư, H2SO4 phản ứng hết

=> tính số mol muối ZnSO4 theo số mol H2SO4

PTHH: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol

P/ứng: 0,1mol → 0,1mol

=> Khối lượng ZnSO4 là: mZnSO4=0,1.161=16,1gam

Đáp án cần chọn là: C

Xem thêm các bài tóm tắt kiến thức Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:

  • Lý thuyết Hóa học 8 Bài 36: Nước

  • Lý thuyết Hóa học 8 Bài 40: Dung dịch

  • Lý thuyết Hóa học 8 Bài 41: Độ tan của một chất trong nước

  • Lý thuyết Hóa học 8 Bài 42: Nồng độ dung dịch

  • Lý thuyết Hóa học 8 Bài 43: Pha chế dung dịch

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 8 tại khoahoc.vietjack.com

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học