Vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày? – Báo Thanh Niên

Vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày? – Báo Thanh Niên

Dưới đây là danh sách 29 tháng 2 hay nhất và đầy đủ nhất

Chúng ta dễ thấy rằng chỉ cần lấy bớt 2 ngày của 2 tháng có 31 ngày nào đó, bù vào là tháng 2 sẽ có 30 ngày và không bị quá chênh lệch với các tháng khác. Mặc dù vậy, người ta vẫn giữ tháng 2 chỉ có 28 ngày. Nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Năm (VACA) cho biết nguyên do của việc này là giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ban hành dựa vào chu kì của mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng.

Các tháng dương lịch trong năm đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng riêng tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày

Xem thêm: P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O – THPT Lê Hồng Phong

Theo đó, 10 tháng của lịch này bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12 (lưu ý rằng cách đánh số tháng 1, 2, 3… là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng).

Như vậy một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài 2 chu kỳ trăng không được đưa vào lịch, lý do là Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.

Xem thêm  Cảm nhận của em về nhân vật Ngô ... - Trường THPT Lê Hồng Phong

“Khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm 2 tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ trăng. Mỗi tháng này có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ trăng, tổng cộng là 354 ngày. Tuy vậy, vua Pompilius cho rằng số 28 là con số không may mắn nên sau đó quyết định cho tháng 1 thêm 1 ngày thành 29 ngày, còn tháng 2 không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày”, nhà nghiên cứu thông tin.

Xem thêm: Tổng Hợp Các Công Thức Toán Lớp 10 Quan Trọng – Kiến Guru

Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa nên Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời.

Từ đây, lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng được chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vì lý do đó, người La Mã lại quyết định cứ 2 năm thì đưa vào thêm 1 tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày).

Theo ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 TCN, Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời).

Xem thêm  Hiểu giá trị bản thân và giá trị đồng tiền - Khoa Giáo Dục

Xem thêm: Bản đồ tuyến điểm du lịch Việt Nam chi tiết 2023

“Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng 2 lại được cộng thêm 1 ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày”, Chủ tịch VACA cho biết.

Theo nhà nghiên cứu, dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm.

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng 2 có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm 1 ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy, sau này khi các tháng được đặt tên lại, ngày thứ 29 của tháng 2 được chuyển sang tháng 8 do tháng 8 (August) được đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã), để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng 7 (July) đặt theo tên của Julius Caesar.

“Dương lịch chúng ta sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã đã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng 2 có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một quy ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người”, nhà nghiên cứu Đặng Vũ Tuấn Sơn đánh giá.

Xem thêm  Soạn bài Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt) 8 - Doctailieu

Bản quyền nội dung thuộc wonderkidsmontessori.edu.vn

Bài viết liên quan

Tri Thức Cộng Đồng chuyên viết luận văn thạc sĩ tiếng Anh
Học Viện PMS – Đơn vị đào tạo 5S-Kaizen mang tính thực tiễn cao
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Cách chỉnh độ rộng của dòng và cột trong word
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Từ điển Thành ngữ Tiếng Việt – em ngã, chị nâng là gì?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Vật Lí 8 Bài 20: Nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên?
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bảng chữ cái Tiếng Thái – Gia sư Tâm Tài Đức
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Bộc trực là gì? 6 biểu hiện của người có tính bộc trực – CareerLink
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học
Danh sách các trường THCS ở Hà Nội nên cho con học